- Nhiệm vụ của Giám đốc:
+ Trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của PGD chịu trách nhiệm chung về hoạt động NHCSXH trước Ban đại diện hội đồng quản trị huyện và Ban Giám đốc NHCSXH tỉnh.
+ Trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ mọi hoạt động của PGD theo chức năng, quy chế và quyền hạn đã giao. Chịu trách nhiệm về tài sản, về vốn và cán bộ phòng giao dịch, được bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị khi bị sai phạm.
- Nhiệm vụ của Phó giám đốc:
+ Tham mưu cho Giám đốc trong quá trình lập kế hoạch tín dụng, cũng như việc phân bổ nguồn vốn cho các xã, phường, Hội đoàn thể.
Tổ Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Giám Đốc
Phòng Phó Giám Đốc
18
+ Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về hoạt động tín dụng của đơn vị, tiếp nhận sự chỉ đạo của Giám đốc sau đó triển khai đến từng cán bộ tín dụng trong đơn vị để thực hiện.
+ Quản lý trực tiếp Tổ kế hoạch nghiệp vụ (Tổ tín dụng) nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động Nghiệp vụ chuyên môn của mình.
- Nhiệm vụ của cán bộ Tổ KHNV:
+ Chuyển văn bản "thông báo chỉ tiêu kế hoạch tín dụng" do Ban đại diện HĐQT phân bổ cho UBND cấp xã và tham mưu cho UBND xã phân bổ cho các tổ chức hội để triển khai thực hiện.
+ Trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn và kiểm soát hồ sơ đảm bảo hợp lệ, hợp pháp.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc ký Hợp đồng uỷ nhiệm thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm với Tổ TK&VV.
+ Thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho hội đoàn thể và Tổ TK&VV đồng thời tham gia thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch.
+ Chuẩn bị tiền và các điều kiện khác để đi giải ngân.
+ Tham gia lập biên bản xác định nợ bị rủi ro và kiểm tra sử dụng vốn vay của từng hộ, đối chiếu nợ khi cần thiết.
+ Đôn đốc giám sát tổ chức Hội thực hiện hợp đồng uỷ thác cho vay, tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm thu nợ, thu lãi...
+ Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ Hội đoàn thể và các tổ TK&VV. + Lập báo cáo thống kê tín dụng theo chế độ quy định.
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong việc hoạt động của Tổ TK&VV.
- Nhiệm vụ của Tổ Kế toán – Ngân quỹ :
+ Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về kế hoạch tài chính của đơn vị. + Tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ, vốn tập trung toàn đơn vị.
+ Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thu lãi và các nghiệp vụ khác theo quy định của NHCSXH Việt Nam.
+ Thực hiện nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và quản lý kho quỹ nghiệp vụ. + Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, chấp hành chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo quy định.
19
+ Thực hiện chế độ nộp ngân sách nhà nước theo quy định. + Chấp hành chế độ báo cáo kho quỹ theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác mà Giám đốc giao.
3.2.6 Một số quy định trong hoạt động tín dụng của NHCSXH
3.2.6.1 Nguyên tắc cho vay
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và sử dụng vốn phải có hiệu quả.
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ gốc và lãi theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng.
3.2.6.2 Điều kiện cho vay
Tùy theo từng nguồn vốn, từng thời kỳ khác nhau, từng địa phương khác nhau mà có quy định các điều kiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Một trong những điều kiện cơ bản đối với tín dụng người nghèo là:
- Khi vay vốn không cần thế chấp tài sản và được miễn phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên của tổ TK&VV, và được bình xét, thành lập danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã.
- Có hộ khẩu thường trú hoặc đang tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ hoặc được UBND, phường xác nhận hộ thuộc diện thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mối quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng.
3.2.6.3 Đối tượng áp dụng
Đối tượng vay vốn là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng Chính sách khác.
3.2.6.4 Mức cho vay
Mức cho vay được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay.
20
Mỗi hộ vay có thể vay một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo hay đối tượng chính sách do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố theo từng thời kỳ.
3.2.6.5 Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa PGD và khách hàng.
Có 3 loại thời hạn như sau:
- Ngắn hạn: thời hạn vay không quá 12 tháng thường là cho vay sản xuất mùa vụ.
- Trung hạn: Thời hạn vay trên 12 tháng và không quá 60 tháng, thường là cho vay để chăn nuôi, phát triển sản xuất.
- Dài hạn: Thời hạn vay trên 60 tháng, thường là để sản xuất kinh doanh, xây nhà hay cho vay sinh viên.
Thời hạn vay được PGD xác định dựa vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Thời hạn thu hồi vốn của phương án sản xuất kinh doanh - Khả năng trả nợ của khách hàng
- Theo quy định của NHCSXH Việt Nam
3.2.6.6 Thủ tục cho vay
- Đối với hộ vay:
+ Tự nguyện gia nhập tổ TK&VV.
+ Viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng tổ TK&VV.
+ Khi giao dịch với bên cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có giấy chứng minh nhân dân, nếu không có thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay.
- Đối với tổ TK&VV:
+ Nhận giấy đề nghị vay vốn từ tổ viên.
+ Tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ đề nghị vay vốn, (mẫu số 03/CVHN) kèm theo giấy đề nghị vay vốn của tổ viên trình UBND cấp xã. Tại đây, ban xóa đói giảm nghèo xác nhận hộ xin vay thuộc diện hộ nghèo hoặc các đối tượng chính sách theo quy định và đang
21
cư trú hợp pháp tại xã. UBND xác nhận và phê duyệt danh sách hộ xin vay để gửi cho bên cho vay xem xét, giải quyết.
+ Sau khi có giấy xác nhận của UBND cấp xã, Tổ trưởng có trách nhiệm gửi danh sách theo theo mẫu số 03/CVHN tới bên cho vay để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay (mẫu 04/CVHN).
+ Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tập trung thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn.
- Đối với bên cho vay:
+ Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số 03/CVHN từ các xã phường, thị trấn gửi lên. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ cho vay vốn để trình thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay. Bước này thực hiện không quá 5 ngày làm việc.
+ Trường hợp người vay không có đủ thủ tục vay vốn theo quy định thì cán bộ tín dụng gửi trả hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại bộ hồ sơ và thủ tục theo quy định.
+ Sau khi danh sách hộ nghèo và các đối tượng chính sách được đề nghị vay vốn theo mẫu 03/CVHN được phê duyệt, bên cho vay gửi kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã (mẫu 04/CVHN).
+ Bên cho vay cùng với hộ vay lập sổ tiết kiệm vay vay vốn (mẫu 02/CVHN)
+ Cùng với sổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp tại trụ sở bên cho vay hoặc tại xã, phường, thị trấn theo thông báo của bên cho vay.
- Tổ chức giải ngân
+ Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu 03/CVHN được duyệt, lập chứng từ chi tiền theo mẫu bên cho vay quy định (phiếu chi).
+ Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, sổ tiết kiệm và vay vốn đã có chữ kí và các yếu tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay.
+ Cuối ngày, kế toán và thủ quỹ khóa sổ và đối chiếu theo quy định. + Nếu giải ngân tại xã, phường, thị trấn thì bên cho vay lập thủ tục ứng tiền cho tổ vay lưu động đi phát tiền vay tại xã, phường, trị trấn và quyết toán
22
ngay sau khi về theo quy chế kế toán hiện hành. Việc vận chuyển tiền trên đường phải đảm bảo an toàn tuyệt đối theo quy định của chế độ kho quỹ.
3.2.6.7 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định.
- Lãi suất cho vay ưu đãi hộ nghèo do Thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.
- Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do PGD nhận ủy thác của chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác.
- Lãi suất nợ quá hạn: được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
3.2.6.8 Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay
Sau khi phân tổ cho vay theo quy định thì PGD sẽ chọn ra một tổ trưởng và 1 tổ phó trong mỗi tổ vay. Tổ trưởng được giao nhiệm vụ hàng tháng là phải thu lãi giúp PGD và xem xét tình hình sử dụng vốn của hộ vay rồi báo cáo lại với nhân viên giao dịch tại điểm giao dịch. Và cuối tháng tổ trưởng sẽ được nhận hoa hồng từ PGD.
3.2.6.9 Rủi ro trong tín dụng của NHCSXH Xử lý nợ đến hạn
Căn cứ theo văn bản 2100/NHCS-TD ngày 06/08/2008 về việc xử lí nợ đến hạn.
* Cho vay lưu vụ:
- Trường hợp áp dụng:
+ Các khoản vay ngắn và trung hạn
+ Áp dụng cho các khoản vay đầu tư ngành nghề sản xuất kinh doanh có chu kỳ kế tiếp như chu kỳ sản xuất kinh doanh trước.
- Điều kiện:
+ Khoản vay đã đến hạn nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh liền kề.
23
+ Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo. - Mức chi vay lưu vụ tối đa không vực quá dư nợ còn lại của hộ vay đến ngày cho vay lưu vụ.
- Thời hạn: là thời hạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo nhưng tối đa không được vượt quá thời hạn cho vay.
- Lãi suất được áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu vụ.
* Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
Trường hợp hộ vay khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng hạn đã thỏa thuận do các nguyên nhân:
- Chưa kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Chưa tiêu thụ được sản phẩm, hộ vay gặp khó khăn tạm thời về tài chính.
* Gia hạn nợ
- Trường hợp hộ vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh hoặc nguyên nhân khách quan khác đã được Ngân hàng kiểm tra xác nhận và có giấy đề nghị gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn nợ.
- Thời gian gia hạn nợ: Ngân hàng có thể thực hiện việc gia hạn một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá ½ thời hạn cho vay đối với các khoảng cho vay trung hạn.
* Chuyển nợ quá hạn
- Các trường hợp chuyển nợ quá hạn: + Hộ vay sử dụng vốn sai mục mục đích.
+ Hộ vay có khả năng trả nợ nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng hộ vay không được gia hạn nợ thì Ngân hàng chuyển toàn bộ dư nợ sang nợ quá hạn.
Xử lí nợ bị rủi ro:
Thực hiện theo quyết định số 50/2010/QT-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành cơ chế xử lí nợ bị rủi ro tại NHCSXH và quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 về việc ban hành quy định xử lí nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH của Chủ tịch HĐQT NHCSX.
24
* Các nguyên nhân khách quan:
Nhóm 1: Thiên tai, biến đổi khí hậu, địch họa, hoả hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khách hàng hoặc của dự án.
- Thiên tai, biến đổi khí hậu: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sạt lở đất, rét đậm, rét hại.
- Dịch bệnh: các bệnh dịch liên quan đến gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng.
Nhóm 2: Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng (không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất, kinh doanh bị cấm…).
Nhóm 3: Khách hàng là cá nhân vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người vay vốn ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.
Nhóm 4: Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho NHCSXH.
* Các biện pháp xử lý nợ
- Gia hạn nợ: Khách hàng sẽ được kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng và phải trả lãi tiền vay trong thời hạn được gia hạn nợ.
+ Điều kiện gia hạn nợ: Khách hàng bị rủi ro do nguyên nhân ở nhóm 1 và 2; nếu mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
+ Thời hạn gia hạn tối đa là 12 tháng đối với khoảng cho vay ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.
- Khoanh nợ: là việc NHCSXH chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
+ Điều kiện khoanh nợ: Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại nhóm 1 và 2; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến 100%
25
so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh