4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Trong 12 chương trình tín dụng mà PGD đang hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách, tuỳ theo chương trình tín dụng mà có các loại thời hạn khác nhau. Đặc thù, có 1 chương trình chỉ cho vay dài hạn là: cho vay hộ nghèo về nhà ở (HN nhà ở), chương trình cho vay này có thời hạn cho vay đến 10 năm. Các chương trình chỉ cho vay trung hạn như: cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMT), cho vay thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn, cho vay dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long, các chương trình này đều có thời hạn vay từ 1 năm đến 5 năm. Các chương trình cho vay ngắn hạn như cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Một số chương trình có dư nợ thuộc 2 loại thời hạn như: cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên (HSSV), cho vay giải quyết việc làm (GQVL), cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD)… Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng nhìn chung cũng có nhiều thuận lợi, do hộ nghèo và các đối tượng chính sách chiếm số lượng lớn trong số hộ dân của huyện, các hộ dân đều có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Mặt khác, PGD hầu như chỉ cho vay tín chấp nên được sự đồng tình của tất cả các hộ vay. Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của PGD qua 3 năm được trình bày trong qua bảng 4.4.
Tổng doanh số cho vay tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2012, doanh số cho vay đạt 88.689 triệu đồng tăng 27.731 triệu đồng (tương đương mức tăng 45,49%) so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng như vậy là do ngày càng có nhiều người biết đến các chương trình vay của PGD, đối tượng vay ngày càng được mở rộng. Lãi suất lại thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại và không cần phải có tài sản thế chấp nên hộ vay mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, PGD còn có thể cho hộ dân vay đáo hạn, nghĩa là có thể thu nợ và cho vay lại trong một ngày nếu hộ dân này có phương án sản xuất tốt và có nhu cầu về vốn. Sang đến năm 2013, doanh số cho vay giảm xuống 20,60% tương ứng giảm 18.267 triệu đồng so với năm 2012. Sự sụt giảm này là do có những chương trình tín dụng mà trong năm 2013 không thể thực hiện giải ngân vốn vì nhu cầu hộ vay giảm và nguồn vốn Trung ương cũng không phân bổ cho các chương trình này (hộ nghèo nhà ở, đồng bào nghèo dân tộc thiểu số,...).
44
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thời hạn của PGD huyện Long Mỹ năm 2011 - 6 tháng đầu năm 2014.
ĐVT: Triệu đồng
Ngu n: Tổ tín dụng PGD huyện Long Mỹ giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014
Thời hạn 2011 2012 2013 6_2013 6_2014 2012 so 2013 so 6_2014 so
với 2011 với 2012 với 6_2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.552 1.510 1.272 1.028 743 (1.042) (40,83) (238) (15,76) (285) (27,72) Trung hạn 45.748 75.865 60.485 35.300 56.567 30.117 65,83 (15.380) (20,27) 21.267 60,25 Dài hạn 12.658 11.314 8.665 3.253 2.667 (1.344) (10,62) (2.649) (23,41) (586) (18,01) Tổng cộng 60.958 88.689 70.422 39.581 59.977 27.731 45,49 (18.267) (20,6) 20.396 51,53
45
Ngu n: Tổ tín dụng PGD huyện Long Mỹ giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014
Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của PGD năm 2011 - 6 tháng đầu năm 2014
Bên cạnh đó một phần do nhu cầu vay vốn ở năm 2013 của hộ vay là thấp vì năm 2012 một bộ phận người dân đã nhận được tiền đền bù của nhà nước từ dự án xây đường đê ngăn mặn qua các xã như Xà Phiên, Vĩnh Viễn, Lương Tâm, Lương Nghĩa. Mặc khác DSTN cũng ảnh hưởng rất nhiều đến DSCV, vì ở PGD ở PGD cho các hộ vay vay đáo hạn (thu nợ và cho vay lại trong cùng một ngày) nếu hộ vay có phương án sản xuất kinh doanh tốt, vậy nên DSTN giảm xuống ở năm 2013 cũng là một nguyên nhân góp phần làm DSCV giảm. Ở 6 tháng năm 2014 thì doanh số cho vay của PGD tăng lên trở lại, với mức tăng 20.396 triệu đồng (tương đương 51,53%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Phần lớn là nhờ vào sự tăng nhanh của doanh số cho vay của chương trình tín dụng cận nghèo mới được phát vay vào năm 2013, cho vay hộ cận nghèo tăng 12.694 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, ngày càng nhiều hộ dân biết về chương trình này và các hộ vay thoát nghèo không còn đủ điều kiện vay chương trình hộ nghèo từ năm trước cũng tham gia vay vốn ở chương trình này nên đã tạo điều kiện cho DSCV tăng lên.
Bên cạnh sự tăng giảm không ổn định của tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay theo thời hạn cũng có nhiều biến động. Điển hình là DSCV ngắn hạn giảm liên tục qua 3 năm 2011-2013. Đây là điều trái ngược với các ngân hàng thương mại, cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay và có xu hướng tăng. Dựa vào hình 4.2 ta có thể thấy, DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, năm 2011 chỉ chiếm 4,19% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2012 giảm xuống còn 1,70% và năm 2013 tăng nhẹ lên 1,81%. Sang 6 tháng đầu năm 2014, DSCV
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 4,19 1,70 1,81 75,04 85,54 85,89 20,77 12,76 12,30 Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6_2013 6_2014 2,60 1,24 89,18 94,31 8,22 4,45
46
ngắn hạn giảm chỉ còn 1,24%, giảm 1,36% so với 6 tháng đầu năm 2013. DSCV ngắn hạn qua các năm giảm là do các chương trình cho vay của PGD nhìn chung đều hỗ trợ phát triển sản xuất, xây nhà, cải tạo vườn, các công trình nước sạch,… đây là các chương trình có thời gian hoàn vốn chậm nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục giảm. Mặt khác, huyện Long Mỹ là vùng đất đang phát triển, các hộ dân vay vốn là để trồng cây lâu năm, xây nhà, hỗ trợ học phí cho con đi học các mục đích sử dụng vốn đều có thời gian hoàn vốn chậm nên cho vay ngắn hạn không còn phù hợp với các hộ dân ở đây nữa.
Trái với tình hình DSCV ngắn hạn, DSCV trung hạn đang chiếm ưu thế hơn cả, nó giữ tỷ trọng cao nhất qua các năm và đang có xu hướng tăng lên. Doanh số cho vay trung hạn năm 2012 là 75.865 triệu đồng, tăng 30.117 triệu đồng (tương ứng 65,83%) so với năm 2012. Đây là mức tăng nhanh nhất trong các năm, DSCV trung hạn năm 2012 tăng nhanh như vậy là do quy định thời hạn cho vay của hầu hết các chương trình cho vay tại PGD là trung hạn. Mặc khác, đối với các chương trình cho vay mà thời hạn có thể là ngắn hạn hay trung hạn thì hộ vay thường thích chọn thời hạn trung hạn hơn vì lãi suất cho vay là giống nhau trong khi vay trung hạn thì hộ vay có thời gian trả gốc chậm hơn, không bị áp lực về thời hạn. Năm 2013 doanh số cho vay trung hạn giảm 15.380 triệu đồng, tương ứng 20,27% so với 2012. DSCV trung hạn năm 2013 giảm theo sự suy giảm của tổng doanh số cho vay, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng cao hơn năm trước. Qua sang 6 tháng năm 2014, nhu cầu vay vốn của người dân để mở rộng sản xuất, kinh doanh tăng cao, vì thế tổng doanh số cho vay trung hạn tăng lên trở lại, mặc dù là ở giữa năm nhưng DSCV trung hạn chỉ thấp hơn năm 2013 là 6.563 triệu đồng và cao hơn 6 tháng 2013 21.267 triệu đồng tương đương 60,25%.
DSCV dài hạn thì liên tục giảm qua các năm và tỷ trọng trong tổng DSCV cũng giảm qua các năm. Năm 2012, doanh số này đạt 11.314 triệu đồng giảm 1.344 triệu đồng so với năm 2011, sang năm 2013, nó tiếp tục giảm 2.649 triệu đồng so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 DSCV dài hạn vẫn giảm so với 6 tháng 2013, giảm 586 triệu đồng (tương đương mức 18,01%). Tại PGD chủ yếu cho vay ở các chương trình tín dụng dài hạn như: cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở, tuy nhiên từ năm 2013 thì chương trình cho vay hộ nghèo nhà ở không thực hiện phát vay nữa. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế của huyện Long Mỹ ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu vay vốn cho con đi học cũng dần giảm đi. Vì thế mà, doanh số cho vay dần giảm qua các năm.
47
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo các chương trình tín dụng
Tại PGD tất cả các khoản cho vay đều cho vay theo các chương trình tín dụng mà NHCSXH tỉnh giao. Hiện tại PGD đang thực hiện cho vay theo 12 chương trình tín dụng. Sau đây là bảng doanh số cho vay của 6 chương trình tín dụng có dư nợ cao trong 12 chương trình hiện đang có dư nợ tại PGD giai đoạn từ năm 2011-6 tháng đầu năm 2014:
Doanh số cho vay theo từng chương trình tín dụng nhìn chung có nhiều biến động và không đồng đều giữa các chương trình. Từ các bảng sau có thể thấy DSCV tăng giảm không ổn định qua các năm
Cho vay hộ nghèo là chương trình có doanh số cho vay cao nhất (thấp nhất là 23,94% tổng DSCV của PGD vào năm 2013) và cũng có nhiều biến động. Nếu năm 2011 doanh số cho vay hộ nghèo đạt 18.053 triệu đồng thì năm 2012 doanh số cho vay hộ nghèo đã đạt 34.084 triệu đồng, tăng 16.031triệu đồng so với năm 2011, tương đương với tăng 88,80%. Trong 2012, nhờ thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo nên số hộ nghèo của huyện giảm liên tục. Tuy số hộ nghèo giảm nhưng hàng năm số lượng hộ nghèo đến PGD vay vốn ngày càng tăng. Cụ thể trong năm 2011 chỉ có 1.388 hộ vay nhưng đến năm 2012 số lượt này đã tăng lên đến 2.499 hộ vay. Số hộ vay đến PGD tăng là do hộ vay đã nhận biết được sự ưu đãi nếu vay vốn tại PGD vì lãi suất cho vay là thấp chỉ 6,5%/ năm nên đã khuyến khích nhiều hộ đến vay. Sang năm 2013 doanh số này giảm còn 16.859 triệu đồng, giảm 17.225 triệu đồng (tương đương mức giảm 50,54%) so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do có rất nhiều nghèo nhờ nguồn vốn của ngân hàng hỗ trợ sản xuất mà vươn lên thoát nghèo, do vậy các hộ này không còn đủ điều kiện để được giải ngân chương trình cho vay hộ nghèo nữa. Và trong năm này, phòng giao dịch phát vay thêm chương trình cho vay hộ cận nghèo để các hộ vay trên có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn chính sách để không chỉ thoát có thể thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó, DSTN cho vay hộ nghèo giảm mà sự tăng giảm của DSTN ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng giảm của DSCV vì ở ngân hàng có thể cho vay đáo hạn, nghĩa là thu nợ và cho giải ngân lại chỉ trong một ngày nếu hộ vay có nhu cầu về vốn và có phương án sản xuất kinh doanh tốt. Vì các lý đó, nên cho vay năm 2013 giảm mạnh. Ở 6 tháng đầu năm 2014, DSCV chương trình hộ nghèo tăng 1.829 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 15,188 triệu đồng. Sự tăng lên này là do ở đầu năm 2014 nhu cầu vốn của các hộ dân tăng lên để phát triển sản xuất và sự phê duyệt của PGD cũng đáp ứng 100% nhu cầu vốn của hộ nghèo nên doanh DSCV hộ nghèo tăng.
48
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo chương trình tín dụng của PGD huyện Long Mỹ giai đoạn năm 2011- 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Chƣơng trình tín dụng 2011 2012 2013 6_2013 6_2014 2012 so với 2011 2013 so với 2012 6_2014 so với 6_2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hộ nghèo 18.053 34.084 16.859 13.359 15.188 16.031 88,80 (17.225) (50,54) 1.829 13,69 HSSV 17.943 13.704 7.955 6.552 5.490 (4.239) (23,62) (5.749) (41,95) (1.062) (16,21) GQVL 3.578 6.813 7.215 1.415 2.706 3.235 90,41 402 5,9 1.291 91,24 NS&VSMT 6.441 9.851 12.521 8.921 5.643 3.410 52,94 2.670 27,1 (3.278) (36,74) SXKD 7.757 18.881 15.601 3.701 4.823 11.124 143,41 (3.280) (17,37) 1.122 30,32 HN nhà ở 2.704 4.584 0 0 0 1.880 69,53 (4.584) (100) 0 - Cho vay khác 4.482 772 10.271 5.633 26.127 (3.710) (82,78) 9.499 1.230,44 20.494 363,82 Tổng cộng 60.958 88.689 70.422 39.581 59.977 27.731 45,49 (18.267) (20,6) 20.396 51,53
49
Ngu n: Tổ tín dụng PGD huyện Long Mỹ giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014
Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay theo chương trình tính dụng tại PGD huyện Long Mỹ giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014.
Cho vay SXKD nhằm mục đích phát triển nông nghiệp nông thôn, mua sắm trang thiết bị, cây trồng vật nuôi, phát triển nhà xưởng,... Trong năm 2012 doanh số này đã tăng 143,41% so với năm 2011, tăng 11.124 triệu đồng và đạt 18.881 triệu đồng. Nhưng năm 2013 doanh số này lại giảm 3.280 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng 17,37%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2013 số lượng khách hàng vay vốn đã giảm 135 khách hàng, chỉ có 841 khách hàng đến vay vốn, mà đây là chương trình có hạn mức cho vay cao, hộ vay có thể vay tới 100 triệu đồng/hộ. Trong một vài trường hợp, hạn mức có thể cao hơn vì vậy chỉ cần thay đổi số lượng ít khách hàng vay vốn thì doanh số sẽ có nhiều biến động. Sự giảm xuống này còn do lãi suất cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn năm 2013 là 0,9%/tháng, tương đương 10,8%/ năm. So với lãi suất thị trường là 11% tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Long Mỹ thì lãi suất ở PGD chênh lệch không nhiều. Mà trong khi, khách hàng sẽ dễ tiếp cận nguồn vốn ở NHNo&PTNT hơn so với PGD, vì vây, khách hàng dễ tham gia vay vốn ở NHNN&PTNN nhiều hơn. Do đó, doanh số cho vay tại PGG giảm. Đến 6 tháng đầu năm
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 29,62 38,43 23,49 29,44 15,45 11,30 5,86 7,68 10,25 10,57 11,11 17,78 12,73 21,29 22,15 4,44 5,17 0,00 7,34 0,87 14,58 khác HN nhà ở SXKD NS&VSMT GQVL HSSV Hộ nghèo 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 6_2013 6_2014 33,75 25,32 16,55 9,15 3,57 4,51 22,55 9,42 9,35 8,04 0,00 0,00 14,23 43,56
50
2014, DSCV này đạt 4.823 triệu đồng, tăng 30,32% so với 6 tháng đầu năm 2013 do lãi suất của chương trình này giảm xuống còn 9,6%/năm, vì thế nhiều hộ vay đã trở lại vay vốn, phát triển sản xuất.
Cho vay HSSV: Phòng giao dịch đã cho vay các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên địa bàn huyện. Ở PGD đây cũng là chương trình có DSCV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV, tuy nhiên, chương trình cho vay này lại có xu hướng giảm tỷ trọng trong ba năm. Cụ thể trong năm 2012 DSCV của chương trình này đã giảm 4.239 triệu đồng, tương đương với giảm 23,62% so với năm 2011 và đạt 13.704 triệu đồng. Năm 2013, doanh số này tiếp tục giảm với mức giảm còn cao hơn năm 2012, giảm 5.749 triệu đồng, (tương đương giảm 41,95%) so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, giảm 1.062 triệu đồng, tương đương 16,21%.
Mặc dù trong giai đoạn 2011-2013 chương trình này đã nâng hạn mức cho vay 2 lần nhưng doanh số cho vay chương trình này vẫn giảm. Lần một là vào ngày 1/8/2011 theo quyết định số 853/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Quyết định nâng hạn mức lên 1 triệu đồng/ tháng thay cho mức 0,9 triệu đồng”. Lần hai vào ngày 19/7/2013 quyết định số 1196/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định tăng hạn mức lên lên 1,1 triệu đồng/ tháng”.