Bảng 4.17 Đánh giá tình hình tín dụng qua các năm 2011- 6 tháng đầu năm 2014 của PGD
Ngu n: Tổ tín dụng PGD huyện Long Mỹ giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6_2013 6_2014 Tổng tài sản Triệu đồng 191.284 224.840 259.506 247.563 280.758 Vốn huy động Triệu đồng 2.885 4.043 7.223 2.973 5.086 Dư nợ Triệu đồng 187.657 221.636 256.477 244.499 277.235
Dư nợ bình quân Triệu đồng 173.986 204.647 239.042 233.068 266.841
Thu nhập lãi Triệu đồng 10.447 13.841 17.657 7.636 10.116
Doanh số cho vay Triệu đồng 60.958 88.689 70.422 39.581 59.977
Doanh số thu nợ Triệu đồng 33.615 54.710 35.611 16.718 39.189
Nợ quá hạn Triệu đồng 12.043 9.802 6.695 8.697 4.235 Dƣ nợ/Vốn huy động % 6.504,58 5.481,97 3.550,42 8.223,98 5.450,94 Dƣ nợ/Tổng tài sản % 98,10 98,57 98,82 98,76 98,75 Thu nhập lãi/Dƣ nợ % 5,57 6,24 6,89 3,12 3,65 Vòng vay vốn tín dụng Vòng 0,19 0,27 0,15 0,07 0,15 Hệ số thu nợ % 55,14 61,69 50,57 42,24 65,34 Nợ quá hạn/Dƣ nợ % 6,42 4,42 2,61 3,56 1,53
76
Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chính yếu của PGD, chiếm trên 98% tổng tài sản của PGD. Vì vậy, việc đánh giá tình hình tín dụng sẽ cho thấy hoạt động của PGD có thật sự hiệu quả hay chưa. Các chỉ số để đánh giá hoạt động tại các ngân hàng thương mại cũng được sử dụng để đánh giá hoạt động cho PGD huyện Long Mỹ. Ngoài ra đánh giá hoạt động tín dụng tại PGD còn nhằm mục đích tìm ra các yếu kém trong hoạt động của PGD từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng.
4.4.1 Dƣ nợ trên vốn huy động
Chỉ số dư nợ trên vốn huy động nhằm đánh giá khả năng huy động vốn để cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ số này thấp đồng nghĩa với ngân hàng đang huy động vốn tốt nhưng không tìm được khách hàng để cho vay, nếu chỉ số này cao thì ngân hàng đang huy động vốn kém hiệu quả và khách hàng của ngân hàng nhiều. Trong các ngân hàng thương mại, chỉ số tín dụng này sẽ rất thấp đạt từ 60-80%. Tại PGD huyện Long Mỹ thì chỉ số này thật sự rất lớn khi đạt đến 6.504,58% ở năm 2011, chỉ số này năm 2012 là 5.481,97% đã giảm 1.022,61% so với năm 2011, năm 2013 là 3.550,42%, và 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này là 5.450,94% giảm 2.773,0% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Nhìn chung tình hình huy động vốn của PGD đang gặp nhiều khó khăn khi vốn huy động chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu cho vay của PGD. Năm 2013 chỉ số này là cao nhất nhưng vốn huy động chỉ đáp ứng khoảng 10,26% nhu cầu cho vay. Nguồn vốn huy động này hạn chế là do trong tổng số 15 xã thị trấn của huyện Long Mỹ thì đã có 6 xã thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, đa phần làm nông nghiệp nên nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư là thấp. PGD lại phải cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch các ngân hàng trên địa bàn huyện như: NHNo&PTNT, LienViet Postbank, Sacombank, Viettinbank,… vì vậy, nguồn vốn huy động được của PGD là thấp và gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn.
4.4.2 Dƣ nợ trên tổng tài sản
Dư nợ trên tổng tài sản đánh giá mức độ đầu tư tài sản của ngân hàng nghiệp vụ tín dụng. Tại PGD NHCSXH huyện Long Mỹ chỉ thực hiện hai nghiệp vụ chính là cho vay và huy động tiết kiệm, không thực hiện nghiệp vụ gì khác ngoài hai nghiệp vụ này. Trong khi đó, nghiệp vụ huy động tiết kiệm lại rất hạn chế, phần lớn tài sản của ngân hàng đều thực hiện cho vay, hệ số sử dụng vốn của ngân hàng đạt trên 98% qua các ba năm. Có thể nói, PGD đã tận dụng tối đa nguồn vốn có thể có để cho vay hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tỷ lệ này cao như vậy là do ở PGD, các khoản vốn huy động được không phải tham gia dự trữ bắt buộc và nguồn vốn huy động của
77
PGD là rất hạn chế. Mà trong lượng vốn huy động đó gần một nửa là vốn huy động từ tổ TK&VV, tiền tiết kiệm này hộ vay tiết kiệm nhằm mục đích là để đóng lãi cho PGD, số tiền tiết kiệm có thời hạn của hộ không thuộc tổ TK&VV là thấp. Do đó, PGD không phải tồn quỹ ở mức cao để phục vụ cho việc rút tiền tiết kiệm nên PGD có thể cho vay với mức cao mà không sợ phải gặp rủi ro thanh khoản. Mặt khác, nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương chiếm trên 98% tổng tài sản của ngân hàng, khi điều chuyển vốn về, NHCSXH tỉnh giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho một số chương trình nhất định nên dư nợ trên tổng tài sản cao.
4.4.3 Thu nhập lãi trên dƣ nợ
Trong các ngân hàng thì thu nhập lãi là nguồn thu chính trong các khoản thu nhập, và tại PGD huyện Long Mỹ cũng không ngoại lệ. Tình hình chỉ số thu nhập lãi trên dư nợ của PGD qua các năm là thấp và có sự thay đổi nhẹ, chỉ số này năm 2011 là 5,57%, đến năm 2012, chỉ số này là 6,24% tăng thêm 0,67% so với năm 2011. Năm 2013, chỉ số vẫn tăng thêm với mức 0,65% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này đạt 6,55% tăng 3,53% so với 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ số này tăng đều qua các năm tăng tuy nhiên mức dao động không cao. Chỉ số này không biến động nhiều là do đặc thù NHCSXH cho vay hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách không tuân theo lãi suất thị trường nên lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất của các ngân hàng thương mại khác và cũng có tính ổn định cao. Còn chỉ số này tăng là do lãi suất một số chương trình cho vay tăng lên trong các năm vừa qua, cụ thể như: lãi suất cho vay HSSV đã tăng như sau: các khoản giải ngân cho vay từ 1/10/2007 đến 31/7/2011 áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng, tương đương với 6%/năm. Các khoản giải ngân cho vay từ 1/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng, tương đương 7,8%/năm. Vì các lí do trên mà thu nhập lãi trên dư nợ tăng qua các năm
4.4.4 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ số vòng quay vốn tín dụng cho biết một đồng vốn khả dụng trong một năm tham gia bao nhiêu vòng trong quá trình chu chuyển vốn. Nếu đồng vốn được luân chuyển nhanh hơn thì sẽ có hiệu quả hơn và sẽ có nhiều người được vay vốn hơn. Vòng quay vốn tín dụng dùng DSTN và dư nợ bình quân để tính, nếu doanh số thu nợ cao, thì vòng quay này sẽ cao. Mặt khác, vòng quay này phụ thuộc rất lớn vào thời hạn của các món cho vay, nếu thời hạn ngắn thì vòng quay vốn càng nhanh.
78
Tình hình vòng quay vốn tín dụng tại PGD như sau: vòng quay vốn tại ngân hàng nhìn chung là thấp và tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Trong năm 2012, vòng quay đã tăng 0,08 vòng so với năm 2011, đến năm 2013 giảm 0,12 vòng và ở mức 0,15 vòng. Trong khi đó, vòng quay vốn tín dụng ở 6 tháng đầu năm 2014 là 0,15 vòng tăng 0,08 vòng so với 6 tháng đầu năm 2013. Vòng quay vốn tín dụng của PGD rất nhỏ so với các ngân hàng thương mại khác do dư nợ của ngân hàng có thời hạn chủ yếu là trung và dài hạn chiếm trên 93% tổng dư nợ nên thời gian thu hồi vốn chậm dẫn đến vòng quay vốn tín dụng nhỏ. Mặc khác, dư nợ tăng qua các năm cũng là nguyên nhân làm vòng quay này thấp. Vòng quay vốn tại PGD có sự tăng giảm không ổn định do do sự ảnh hưởng của DSTN, qua các năm doanh số thu nợ cũng tăng giảm không ổn định, năm 2013 DSTN giảm 19.099 triệu đồng so với năm 2012 do vậy đã là cho vòng vay vốn tín dụng giảm 0,12 vòng.
4.4.5 Hệ số thu nợ
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đồng thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó cho biết 1 đồng doanh số cho vay sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng tiến gần đến 1 sẽ càng tốt, vì nếu chỉ số này càng cao đồng nghĩa với sẽ có nhiều hộ vay tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này hơn. Vì tại PGD, các khoản thu về sẽ nhanh chóng phát vay lại cho các hộ khác. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm tình hình kinh tế khác nhau, ngân hàng sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ một cách thích hợp, nên không chỉ đơn thuần dựa vào sự tăng giảm của hệ số này mà kết luận rằng công tác thu nợ của một ngân hàng. Vì vậy, để có được một đánh giá khách quan thì cần phải dựa vào tình hình thực tế tại ngân hàng cũng như tại địa bàn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất.
Tại PGD, chỉ số này tương đối thấp và còn nhiều biến động. Cụ thể năm 2011 hệ số thu nợ của PGD đạt 55,14% sang năm 2012, hệ số thu nợ đã tăng lên 61,69%, nhưng bước sang năm 2013, hệ số này lại giảm xuống còn 50,57%. Và ở 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này đạt 65,34% tăng 23,10% so với 6 tháng đầu năm 2013. Hệ số thu nợ của PGD biến động nhiều là do chỉ số này phụ thuộc nhiều vào DSCV và DSTN, nếu DSCV tăng nhanh mà thu nợ tăng chậm hơn thì chỉ số này sẽ giảm, hoặc DSCV giảm mà DSTN giảm nhanh hơn thì chỉ số này cũng sẽ giảm. Trong các năm, do sự biến động tăng và giảm của DSCV và DSTN nên ảnh hưởng đến hệ số thu nợ. Năm 2012, hệ số tăng là do DSCV chỉ tăng 45,49% trong khi DSTN lại tăng 62,75%, tương
79
tự, hệ số thu nợ năm 2013 giảm mạnh là do DSCV giảm 20,60% trong khi thu nợ giảm đến 34,91%.
Hệ số này tương đối thấp so với các ngân hàng thương mại khác là do hệ số này phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu dư nợ theo thời gian. Nếu dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thì các khoản nợ thu về trong kỳ sẽ lớn và hệ số này sẽ cao, ngược lại, nếu dư nợ trung và dài hạn cao thì do các khoản nợ chưa đến hạn thu về nên số thu giảm, đồng nghĩa với chỉ số này thấp. Tại PGD, dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Do các nguyên nhân đó mà hệ số thu nợ của PGD nhìn chung thấp hơn các ngân hàng thương mại khác.
4.4.6 Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ
Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Nhìn chung trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn còn cao: năm 2011 là 6,42%, năm 2012 là 4,42%, năm 2013 là 2,61% và 6 tháng năm 2014 là 1,53%. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tình hình khí hậu chuyển biến thất thường, thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi diễn biến phức tạp làm cho người dân bị thiệt hại về tài sản không có tiền để trả nợ; một số khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích và tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn đã đề xuất với PGD trước đây đến hạn trả nợ không có nguồn trả phải đi vay nóng với lãi suất cao để trả nợ cho PGD , sau đó, hộ vay tiến hành vay đáo hạn từ PGD để trả nợ vay nóng nên không còn vốn sản xuất kinh doanh lại thêm nợ chồng nợ; bên cạnh đó còn có những khách hàng không có thiện chí trả nợ, sau khi có được thu nhập nhưng họ vẫn không thanh toán cho ngân hàng mà vẫn chiếm dụng vốn vay vào các mục đích khác; hoặc một số trường hợp hộ vay cả tin nên đã dùng vốn vay của PGD cho người khác vay ké một phần hoặc vay lại toàn bộ số tiền vay nhưng một số đối tượng vay ké, vay lại không có khả năng trả nợ dẫn đến người vay không có khả năng trả nợ cho PGD, lại thêm một số hộ vay đi làm ăn xa, lâu lâu mới về một lần nên không trả nợ đúng hạn. Mặc khác PGD đã nhận những khoản nợ quá hạn từ Ngân hàng NNo&PTNT khi được thành lập vào năm 2004.
Tuy nhiên trong ba năm qua tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn giảm dần. Năm 2011 tỷ lệ này đạt đến 6,42%, năm 2012 tỷ lệ này giảm chỉ còn 4,42%, 2013 chỉ còn 2,61% và 6 tháng đầu năm 2014 chỉ còn 1,53%. Tỷ số này giảm dần qua các năm là do nợ quá hạn giảm dần qua các năm trong khi dư nợ hàng năm đều tăng lên. Nợ quá hạn giảm qua các năm là do: thứ nhất,
80
tuy số cán bộ của PGD là ít nhưng nhờ thực hiện dư nợ theo phương thức ủy thác thông qua các hội đoàn thể nên tình hình nợ quá hạn được được kiềm chế. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tại PGD có 497 tổ TK&VV đang hoạt động, tương đương với 497 tổ Trưởng đây là những người thay cán bộ ngân hàng thực hiện giám sát vốn vay, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, thực hiện đôn đốc, nhắc nhở hộ vay về khoản nợ của PGD khi đến hạn, do đó phần nào đã giúp PGD nâng cao chất lượng dư nợ. Thứ hai, PGD còn thực hiện cho vay đáo hạn đối với các hộ có phương án sản xuất kinh doanh tốt, có ý thức trả nợ nên cũng một phần giảm bớt nợ quá hạn cho PGD. Thứ ba, trong năm 2012 và 2013, PGD không ngừng nỗ lực, chủ động phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác và chính quyền địa triển khai có hiệu quả đề án theo văn bản số 156/NHCS-KHNV của Giám đốc NHCSXH tỉnh Hậu Giang về việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng ở những đơn vị có nợ quá hạn trên 2%. Thứ tư, do địa bàn huyện Long Mỹ có nhiều hộ dân nhận được tiền đền bù thiệt hại từ Nhà Nước nên đã trả nợ cho PGD, trong đó có cả nợ quá hạn. Tất cả những lí do trên đã làm cho nợ quá hạn giảm và hệ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng giảm qua các năm.
81
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO CHO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HẬU
GIANG PHÕNG GIAO DỊCH HUYỆN LONG MỸ
5.1 ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA NHCSXH CHI NHÁNH HẬU GIANG PGD HUYỆN LONG MỸ
Được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc cung cấp nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong địa bàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm dần qua các năm.
Phòng giao dịch huyện Long Mỹ hiện nay có trụ sở làm việc ổn định, đáp ứng được nhu cầu hoạt động, đã mở điểm giao dịch xã tại 100% xã, thị trấn và có 497 tổ TK&VV đang hoạt động đã truyền tải kịp thời các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính Phủ đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Phòng giao dịch cũng đã ra sức tìm kiếm nhiều khách hàng nhằm tăng cường công tác huy động vốn, giúp hoạt động của PGD được chủ động hơn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng cấp trên. Bằng chứng là vốn huy động của PGD tăng dần qua các năm.
Phòng giao dịch luôn tuân thủ và chấp hành đúng theo sự chỉ đạo của