MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.

Một phần của tài liệu một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chát lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp 2t8ii (Trang 66)

GIÁOVIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT

3.2. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.

Để đảm bảo tính khả thi, khi đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong đề tài nàychùng tôi tuân thủ những yêu cầu nhất định, đó là yêu cầu chung cho các trường cao đẳng, đại học và yêu cầu riêng xuất phát từ đặc điểm và tình hình thực tế của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II.

3.2.1. Yêu cầu chung.

4T

3.2.1.1. Đảm bảo đủ về số lượng 4TĐể xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên, trước hết cần đảm bảo đủ về số lượng vì số lượng đủ cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

- Mỗi năm trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật 45TII 45Ttuyển sinh các bậc đào tạo cao đẳng,

trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật dựa vào chỉ tiêu do bộ Công nghiệp giao. Thường thì chỉ tiêu này có dao động mỗi năm, tăng lên hoặc giảm đi tùy theo tình hình thực tế của trường và nhu cầu xã hội.

Chúng tôi còn dựa vào quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo về số lượng sinh viên trên giảng viên.

Thực tế hiện nay có bất cập là biên chế nhân sự nhà nước giao cho các trường

cao đẳng đại học không tương xứng với số lượng sinh viên, cụ thể là biên chế tăng

chậm và ít còn số lượng sinh viên tuyển vào ngày càng đông.

Vấn đề đảm bảo đủ về số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng đại học không chỉ tính số giảng viên trong biên chế mà cả giảng viên hợp đồng, kiêm nhiệm v.v...

+ Dựa vào sự phân loại giảng viên theo ngạch bậc: như có bao nhiêu giảng viên tập sự, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, phó giáo sư, giáo sư v.v... Bởi vì theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về giờ chuẩn (giờ thực dạy trên lớp) trong một năm của mỗi giảng viên có ngạch bậc khác nhau có khác nhau.

Cụ thể trong thông tư số 08/ TT ngày 05/1/ 1979 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về hướng dẫn thực hiện một số điểm cơ bản trong quy định về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học trong một năm như sau:

- Giáo sư giảng dạy từ 290 giờ đến 310 giờ tiêu chuẩn 1 năm.

- Phó giáo sư giảng dạy từ 270 đến 290 giờ tiêu chuẩn 1 năm.

- Giảng viên giảng dạy từ 260 đến 280 giờ tiêu chuẩn 1 năm.

- Trợ lý giảng dạy từ 200 đến 220 giờ tiếu chuẩn 1 năm.

- Giảng viên tập sự từ 90 giờ đến 110 giờ tiêu chuẩn 1 năm..

- Số giờ định mức cao áp dụng cho các môn khoa học tự nhiên.

- Số giờ định mức thấp áp dụng cho các môn khoa học xã hội.

Tùy theo mỗi trường quy định, số giờ chuẩn có thể xê dịch lên xuống. Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, giáo viên chỉ được dạy vượt giờ chuẩn là 50%. Khi tính số lượng giáo viên trong từng khoa, chúng tôi đã chú ý đến điều này, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho họ, tạo điều kiện cho giáo viên bám lớp bám trường, đồng thời cũng là góp phần củng cố chuyên môn, như vậy sẽ tốt hơn là để giáo viên phải đi làm việc khác không đúng chuyên môn.

Ngoài ra khi xác định số lượng giảng viên chúng tôi tính đến việc đưa giảng viên đi học nâng cao trình độ ở trong nước và ở nước ngoài. Nhà trường lên kế hoạch cụ thể về việc cử giáo viên đi học trong từng năm để chủ động phân công giảng dạy và định biên được số lượng giáo viên cần có.

4T

3.2.1.2. Đảm bảo giáo viên dạy đứng ngành nghề, bậc, hệ đào tạo.

Yêu cầu này đòi hỏi việc tuyển dụng cũng như phân công giáo viên giảng dạy phải đúng chuyên ngành và trình độ được đào tạo, cho nên khi tuyển dụng nhà trường sẽ bám sát yêu cầu của các khoa và khi phân công giảng dạy sẽ xác lập được tương quan giữa chuyến ngành đào tạo, trình độ đào tạo của giáo viên với các lớp dạy, vì có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Với yêu cầu này, ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II trong giai đoạn gần đây việc tuyển dụng và phân công giáo viên mới được thực hiện tốt, có nghĩa là giáo viên được tuyển dụng, phân công đúng với ngành nghề và trình độ đào tạo. Tuy vậy trường chúng tơi vẫn còn một số giáo viên khó phân công giảng dạy do hạn chế về trình độ chuẩn hoặc về chuyên ngành đào tạo. số giáo viên này nằm rải rác ở các khoa.

4T

3.2.1.3. Đảm bảo theo hướng chuẩn hóa đội ngữ giáo viên. 4TViệc chuẩn

hóa, hiện đại hóa đội ngũ giáo viên hiện nay có tính cấp thiết. Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân và là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng giáo dục đại học nước ta còn thấp, chưa ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới nằm trong chính đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tỉ lệ giáo viên cao đẳng, đại học chưa đạt chuẩn về chuyến môn,nghiệp vụ sư phạm chưa cao, vì vậy chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo viên đại học, cao đẳng được trường chúng tôi cho là việc làm cần thiết hiện nay. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục có nhiều mặt, nhiều nội dung khác nhau như chuẩn hóa hiện đại hóa nội dung, chương trình đào tạo, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo, đội ngũ giáo viên của một xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chát lượng đội ngũ giáo viên trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp 2t8ii (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)