- Chủ nghĩa hành vi cho rằng hoạt động của con người và động vật có cấu trúc chung là: kích thích - phản ứng (S - R).
- Trong tâm lý học có lúc người ta chỉ xét về cấu trúc hoạt động bao gồm các thành tố diễn ra ở phía con người (chủ thể) thuộc các thành tố đơn vị thao tác của hoạt động, hoạt động có cấu trúc như sau: hoạt động - hành động -thao tác.
- Quan điểm của A.N. Leonchiev về cấu trúc vĩ mô của hoạt động: trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm trong nhiều năm, nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng A.N. Leonchiev đã nêu lên cấu trúc vĩ mổ của hoạt động, bao gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố này.
Khi tiến hành hoạt động:
•Về phía chủ thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa 3 thành tố này, đó là: hoạt động - hành động - thao tác. Ba thành tố này là thuộc vào các đơn vị thao tác (mặt kỹ thuật) của hoạt động.
•Về phía khách thể (về phía đối tượng hoạt động) bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau, đó là: động cơ - mục đích - phương tiện. Ba thành tố này tạo nên "nội dung đối tượng" của hoạt động (mặt tâm lý).
Cụ thể là: hoạt động hợp bởi các hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động, mục đích chung này (động cơ) được cụ thể bằng những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hoạt động hướng vào. Để đạt mục đích con người phải sử dụng các phương tiện. Tùy theo các điều kiện, phương tiện mà con người thực hiện các thao tác để tiến hành hành động đạt mục đích, hay nói khác đi hành động thực hiện nhờ các thao tác và nội dung của đối tượng hoạt động (cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể - "sản phẩm kép"): Có thể khái quát cấu trúc chung của hoạt động như sau: