Xác định cường độ nhiễm theo thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 48)

9 Trichuris trichiura Giun tóc 4 0,12 10Toenia saginataSán dây người2 0,

3.10.Xác định cường độ nhiễm theo thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa

sinh đường ruột của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong năm 2012.

Kết quả phân tích cường độ nhiễm theo thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 được trình bày ở bảng 3.10 và minh họa tại biểu đồ 3.9.

Bảng 3.10. Kết quả cường độ nhiễm theo thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bênh viện

Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012

Tổng cas xét nghiệm

Các loại SVKSĐR

Cường độ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột

+ ++ +++ ++++ + % + % + % + % 3457 Nấm Candida 591 17,10 284 8,22 124 3,59 16 0,46 Giardia 10 0,29 13 0,38 8 0,23 0 0 Trichomona s 9 0,26 10 0,29 0 0 0 0 Amip 73 2,11 39 1,13 0 0 0 0 Giun đũa 6 0,17 11 0,32 13 0,38 0 0 Giun móc 29 0,84 39 1,13 20 0,58 0 0 Giun tóc 2 0,06 2 0,06 0 0 0 0 Giun kim 4 0,12 1 0,03 0 0 0 0 Giun lươn 4 0,12 2 0,06 0 0 0 0 Sán dây 2 0,06 0 0 0 0 0 0 Tổng 730 21,13 401 11,62 165 4,78 16 0,46 Bảng 3.10 cho biết:

Có 4 mức cường độ nhiễm khác nhau đã được xác định, trong đó sinh vật ký sinh đường ruột có cường độ nhiễm ở tất cả các mức độ và đạt được cường độ nhiễm cao nhất chỉ có 1 chủng loại đó là nấm Candida với 16 mẫu mức (++++) đạt tỷ lệ 0,46%. Điều này xác định nấm Candida là loại sinh vật ký sinh có khả năng tồn tại và phát tán rộng trong môi trường, rất dễ bị lây nhiễm, sự tái nhiễm nấm Candida của một cơ thể là thường xuyên xảy ra dẫn đến hiện tượng mức cường độ nhiễm tăng dần và đạt mức cao nhất.

Ngược lại đối với sán dây (Toenia saginata), chỉ tồn tại một mức cường độ (+) với số lượng là 2 cas nhiễm, điều này đã làm sáng tỏ đặc tính

sinh học của sán dây ký sinh ở người. Như đã biết một người có thể rất nhiều ấu trùng sán dây khi ăn phải thịt bò, lợn gạo là sẽ bị nhiễm bệnh sán dây. Tuy nhiên tuân theo một quy luật của sự sinh tồn một cơ thể ký chủ chỉ tồn tại một sán dây duy nhất, các sán dây khác bị nhiễm đồng thời hay tái nhiễm đều bị đào thải, đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của một cá thể sán dây được tồn tại lâu dài trong cơ thể từ 20 - 25 năm mà ký chủ không bị hủy diệt [6], chính vì vậy mà người bị nhiễm sán dây không có sự tăng nhiễm (bội nhiễm) chỉ giữ mức cường độ (+).

Có 3 loại sinh vật ký sinh có cường độ nhiễm ở mức (+++), đó là

Giardia lambia, giun đũa (Ascaris lumbricoides) và giun móc

(Ancyclostoma_duodenale) với cường độ nhiễm (+++) đạt 0,23%, 0,38% và 0,58% tương ứng. Điều này xác định đặc điểm của chúng có khả năng lây lan rất nhanh đồng thời rất dễ bị tái nhiễm nếu giữ gìn vệ sinh không tốt do vậy cường độ nhiễm ở mức cao.

Số còn lại Trichomonas intestinalis, amip (Entamoeba histolytica), giun tóc (Trichuris trichura), giun kim (Enterobius vermicularis), giun lươn

(Strongyloides stercoralis) chỉ có mức cường độ (+) và (++). Những loại này có khả năng lây nhiễm và bội nhiễm cao tuy nhiên do ý thức giữ gìn vệ sinh tốt hơn nên cường độ lây nhiễm chỉ dừng ở mức (+) và (++).

Do vậy ở đây cần lưu ý chống sự tái nhiễm và bội nhiễm ở tất cả các sinh vật ký sinh đã phát hiện vì hầu hết (trừ sán dây) đều có cường độ nhiễm từ (+) đến (++); nghĩa là đều có khả năng bội nhiễm và tái nhiễm đặc biệt lưu ý ở nấm Candida, Giardia lambia, giun đũa (Ascaris lumbricoides) và giun móc (Ancyclostoma duodenale) có cường độ nhiễm ở mức (+++) và (++++) chứng tỏ chúng có khả năng phát tán lây lan tái nhiễm gây bội nhiễm cao. Vì vậy cần chú ý đến vấn đề vệ sinh để phòng chống lây nhiễm và tái nhiễm

bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột đăc biệt là vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vấn đề xử lý và xử lý phân cũng cần được quan tâm.

Biểu đồ 3.9. Cường độ nhiễm theo thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 48)