Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 45)

9 Trichuris trichiura Giun tóc 4 0,12 10Toenia saginataSán dây người2 0,

3.9. Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012.

Kết quả phân tích tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 được trình bày ở bảng 3.9 và minh họa tại biểu đồ 3.8.

Bảng 3.9. Kết quả tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012.

Giới tính Tổn g cas XN Nấm Candida Giardia Trichomona s Amip Giun đũa Giun móc Giun tóc Giun kim Giun lươn Sán dây Tổng nhiễm + % + % + % + % + % + % + % + % + % + % + Nam 1924 565 29,37 14 0,73 13 0,68 78 4,05 19 0,99 51 2,65 3 0,16 2 0,10 3 0,16 2 0,13 750 Nữ 1533 450 29,35 17 1,12 6 0,39 34 2,22 11 0,98 37 2,41 1 0,07 3 0,20 3 0,20 0 0 562 Tổng cas 3457 1015 31 19 112 30 88 4 5 6 2 1312

Dựa vào kết quả ở bảng 3.9, chúng tôi chia làm 3 nhóm để phân tích:

- Nhóm có tỷ lệ nhiễm cao ở cả nam và nữ: Nấm Candida có tỷ lệ nhiễm cao ở cả hai giới với tỷ lệ nhiễm ở nam là 29,37%; ở nữ là 29,35%. Điều này cho thấy nấm Candida có thể nhiễm ở cả 2 giới, không đặc trưng cho giới nào. Tuy nhiên do nấm Candida có khả năng phát triển ngay cả trong điều kiện thiếu dinh dưỡng nên tỷ lệ nhiễm bệnh là tương đối cao.

- Nhóm có tỷ lệ trung bình ở cả nam và nữ:

Nhóm này bao gồm amip (Entamoeba histolytica) và giun móc (Ancyclostoma duodenale) với tỷ lệ nhiễm ở nam giới là 4,05% và 2,65% tương ứng, tỷ lệ nhiễm ở nữ là 2,22% và 2,41% tương ứng. Điều này có thể giải thích là do nữ giới có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt hơn nam giới nên tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn. Mặt khác, hiện nay do công tác vệ sinh ăn uống cũng như vấn đề bảo hộ lao động cũng tốt hơn trước nên tỷ lệ nhiễm hai loại sinh vật ký sinh đường ruột kể trên đã giảm đi đáng kể.

- Nhóm có tỷ lệ thấp ở cả nam và nữ:

Nhóm này gồm có các loại sinh vật ký sinh đường ruột như Giardia lambia; Trichomonas intestinalis; giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichura); giun kim (Enterobius vermicularis); giun lươn

(Strongyloides stercoralis). Tỷ lệ nhiễm các loại này là tương đối thấp (<2%) chứng tỏ vấn đề vệ sinh ăn uống đã được thực hiện tương đối tốt và đời sống của người dân cũng đã được nâng cao, đồng thời ý thức của nam giới trong việc giữ gìn vệ sinh cũng đã tiến bộ hơn rất nhiều do vậy tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ còn rất thấp ở cả hai giới nam và nữ.

- Nhóm chỉ có ở nam: Sán dây (Toenia saginata) chỉ gặp ở nam với tỷ lệ 0,13%. Điều này có thể giải thích là do nam giới hay ăn tiết canh, thịt tái,…

hơn so với nữ giới nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên hiện nay vân đề vệ sinh thực phẩm rất được chú trong do vậy tỷ lệ nhiêm bệnh sán dây cũng còn khá thấp ngay cả ở nam giới.

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

năm 2012.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w