Tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 25)

năm 2012.

3.5. Tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính củanhững người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong năm 2012

Phân tích tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định phân chia thành 2 nhóm theo giới tính. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 và minh họa ở biểu đồ 3.4.

Bảng 3.5. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

Định trong năm 2012

Giới tính Tổng cas xét

nghiệm Số lượt nhiễm SVKSĐR

Tỷ lệ (%)

Nam 1.924 750 38,98

Nữ 1.533 562 36,66

cộng

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gặp ở cả nam và nữ. Tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột ở nam là 38,98%, ở nữ là 36,66%. Điều này cho thấy bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột mắc ở cả 2 giới, không đặc trưng cho giới nào.

Kết quả bảng 3.5 còn cho thấy tỷ lệ nhiễm ở nam là 38,98% cao hơn ở nữ (36,66%), điều này cho biết, ở giới nữ ý thức vệ sinh trong ăn uống cao hơn nam. Trên thực tế quan sát thấy thói quen ăn uống không vệ sinh ở nam là thường xảy ra, đặc biệt đối với trẻ em nam.

Kết quả điều tra tại các trường phổ thông ở nước ta, tỷ lệ học sinh biết cần tẩy giun định kỳ và giữ vệ sinh ăn uống ở nam là 54,78%, ở nữ 71,86% [7]. Kết quả này phần nào cho thấy nhận thức về việc phòng bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột cũng như việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống của học sinh nữ tốt hơn so với học sinh nam.

Theo kết quả điều tra tại trường mầm non Việt - Bun Hà Nội, tỷ lệ trẻ em rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ở nam là 54,23%, ở nữ là 67,45% [11], như vậy số trẻ em nữ có thói quen này cao hơn hẳn so với trẻ em nam.

Mặt khác vấn đề ý thức ăn chín uống sôi ở nam giới vẫn còn nhiều thiếu sót, điều tra nhanh trên 2 nhóm đối tượng Nam làm thợ xây và Nữ bán hàng tại khu vực Quy Nhơn chúng tôi thấy nhóm đối tượng nam làm thợ xây có 36/36 người sử dụng nước không đun sôi cho đá vào uống. Nhóm đối tượng là nữ bán hàng có 2 dạng: dạng bán hàng có quầy tại nhà có 8/12 người thường xuyên uống nước đun sôi để nguội, 4/12 người uống nước một cách tùy tiện, có thể sử dụng nước bình thậm chí nước máy để uống; còn những người nữ bán hàng rong có 16/16 người xin nước người quen hoặc mua được nước gì thì uống nước đó. Tuy kết quả điều tra trên chưa mang tính khái quát

và chưa thật sự khoa học nhưng cũng đã phần nào góp phần chứng minh cho nhận định ở trên.

Từ những kết quả trên cho thấy, thói quen cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh ở giới nữ tốt hơn so với nam do vậy tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột ở nam sẽ cao hơn so với nữ. Vì vậy kết quả ở bảng 3.5 là hoàn toàn phù hợp.

Biểu đồ 3.4. Sự biến động tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính ở những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong

năm 2012.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w