Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo lứa tuổi của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 42)

9 Trichuris trichiura Giun tóc 4 0,12 10Toenia saginataSán dây người2 0,

3.8.Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo lứa tuổi của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

tuổi của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012.

Kết quả phân tích tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo lứa tuổi của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 được trình bày ở bảng 3.8 và minh họa tại biểu đồ 3.7.

Bảng 3.8. Kết quả tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo lứa tuổi của những người đến khám tại bênh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012.

Tuổi Tổng cas XN Nấm Candida Giardia Trichomona s Amip Giun đũa Giun móc Giun tóc Giun kim Giun lươn Sán dây + % + % + % + % + % + % + % + % + % + % ≤ 12 2937 879 29,92 2 8 0,95 17 0,58 89 3,03 3 0 1,02 0 0 0 0 5 0,17 0 0 0 0 >12 520 136 26,15 3 0,58 2 0,38 23 4,42 0 0 8 8 16,90 4 0,14 0 0 6 1,15 2 0,38 Tổng cas 3457 1015 31 19 112 30 88 4 5 6 2

Dựa vào kết quả bảng 3.8 chúng tôi chia làm 3 nhóm để phân tích: - Nhóm tỷ lệ cao ở cả 2 lứa tuổi:

Nấm Candida luôn cao ở cả 2 lứa tuổi lớn hơn và nhỏ hơn 12 tuổi. Tuy nhiên ở lứa tuổi lớn hơn 12 tuổi tỷ lệ nhiễm amip lại cao hơn, có thể phân tích amip là loại sinh vật ký sinh đường ruột lây nhiễm qua đường thức ăn và trung gian truyền bệnh như như ruồi, côn trùng khác, bụi bặm,…Ở người lớn điều kiện vệ sinh ăn uống thường không được chú trọng bằng trẻ em, hơn nữa do tính chủ quan, tự quyết định trong ăn uống nên người lớn hơn 12 tuổi dễ nhiễm bệnh hơn.

Ở lứa tuổi nhỏ nhiễm nấm đường ruột nhiều hơn điều này có thể phân tích như sau: Lứa tuổi nhỏ thường xuyên tiếp xúc với đất bẩn do bò, chơi, chạy nhảy tiếp xúc với đất thường xuyên và ý thức vệ sinh kém dẫn đến vệ sinh chân tay miệng kém sau đó mầm bệnh nhiễm qua thức ăn, nước uống hoặc qua chân tay bẩn vào đường tiêu hóa.

- Nhóm tỷ lệ trung bình xuất hiện ở cả 2 lứa tuổi:

Bao gồm 2 sinh vật ký sinh đường ruột thuộc lớp trùng roi là Giardia lambiaTrichomonas intestinalis có ở cả 2 nhóm tuổi tuy nhiên ở người lớn thấp hơn so với nhóm tuổi nhỏ vì lứa tuổi này chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân hoặc ý thức này chưa cao do vậy thường bị nhiễm bệnh do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh hay ngậm đồ chơi bẩn,…chính những giải thích lý do tỷ lệ nhiễm bệnh ở lứa tuổi này cao hơn so với người lớn.

- Nhóm gồm những loài chỉ có ở một lứa tuổi:

Giun đũa (Ascaris lumbricoides) và giun kim (Enterobius_vermicularis) gặp chủ yếu ở lứa tuổi nhỏ, do lứa tuổi hay chơi trên sàn nhà hay có thói quen mút tay,… làm nhiễm trứng giun từ môi trường ngoài vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

Giun móc (Ancyclostoma duodenale), giun tóc (Trichuris trichura), giun lươn (Strongyloides stercoralis), gặp chủ yếu ở người lớn do trong lao

động thường xuyên tiếp xúc với đất mà không sử dụng bảo hộ lao động như găng tay, ủng,…nên làm nhiễm trứng giun vào cơ thể,mặt khác ấu trùng giun móc, giun lươn từ môi trường đất còn có thể chui qua da vào cơ thể nên tỷ lệ mắc bệnh cao.

Sán dây (Toenia saginata) gặp chủ yếu ở người lớn do tập quán ăn uống như ăn tiết canh, thịt tái,…

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo lứa tuổi của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm

2012.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 42)