9 Trichuris trichiura Giun tóc 4 0,12 10Toenia saginataSán dây người2 0,
3.7. Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo địa phương cư trú của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa
phương cư trú của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012
Kết quả phân tích tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo địa phương cư trú của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 được trình bày ở bảng 3.7 và minh họa tại biểu đồ 3.6.
Bảng 3.7. Kết quả tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo địa phương cư trú của những người đến khám tại bênh viện Đa khoa
Kết quả bảng 3.7 cho thấy:
- Nấm Candida có tỷ lệ nhiễm cao ở tất cả các địa phương tuân theo quy luật chung đã phân tích. Tuy nhiên ở đây đặc biệt lưu ý Quy Nhơn (31,94%) và An Nhơn (24,44%) có tỷ lệ cao nhất, điều này là hợp lý vì đây là hai khu vực đông dân cư, nấm là sinh vật ký sinh dễ sống ở môi trường ngoài kể cả môi trường nghèo dinh dưỡng nhất vì vậy phát tán rất nhanh và mạnh. Do đó những vùng đồng bằng, đô thị đông dân cư cần lưu ý đề phòng sự lây nhiễm nấm bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh. Ở “các nơi khác” kết quả cũng cho tỷ lệ nhiễm cao nhưng đây là tập hợp của nhiều khu vực và bệnh nhân đến khám có tính sàng lọc cao nên tỷ lệ cao là hợp lý, tuy nhiên trong số này cũng có những huyện có tỷ lệ cao như Tây Sơn, Hoài Nhơn có số người đi khám ít nhưng tỷ lệ nhiễm nấm cũng cao, tuân theo quy luật đã phân tích ở trên.
- Tỷ lệ nhiễm trùng roi Giardia lambia và Trichomonas intestinalis ở 2 huyện An Nhơn và Tuy Phước đều chiếm tỷ lệ cao so với các huyện còn lại. Ở An Nhơn tỷ lệ nhiễm G. lambia là 5,56%, T. intestinalis là 4,17%; còn ở Tuy Phước tỷ lệ nhiễm G. lambia là 1,11%, T. intestinalis là 2,50%.Điều này cho thấy ở 2 huyện này vấn đề vệ sinh ăn uống vẫn chưa được đảm bảo, do vậy cần chú ý tăng cường công tác vệ sinh hơn nữa. Mặt khác, ở “các nơi khác” thì tỷ lệ nhiễm G.lambia cũng khá cao (5,13%), tuy nhiên đây là tập hợp của nhiều khu vực, người dân ở những vùng này chỉ đi khám khi đã có triệu chứng bệnh rõ rệt do vậy tỷ lệ nhiễm cao là hợp lý, còn đối với T. intestinalis không có trường hợp nào bị nhiễm cho thấy ở những nơi đó điều kiện vệ sinh đã tốt hơn hoặc có thể có người bị nhiễm nhưng vì điều kiện đi lại khó khăn hoặc chủ quan nên không đi khám. Ở những khu vực còn lại tỷ lệ nhiễm 2 loại trùng roi nói trên thấp phần nào chứng tỏ ý thức giữ gìn vệ sinh cũng như điều kiện sống của người dân đã được cải thiện.
- Tỷ lệ nhiễm amip (Entamoeba histolytica) ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn là 3,91%, 3,45% và 3,91%. Đây là 3 huyện có tỷ lệ nhiễm amip cao nhất trong khu vực mà chúng tôi nghiên cứu, trong đó huyện Phù Mỹ có tỷ lệ nhiễm cao nhất, sau đó đến Phù Cát và An Nhơn. Điều này là hợp lý vì ở các huyện này là những khu vực tập trung đông dân cư do vậy khả năng lây lan mầm bệnh là rất lớn. Ở các khu vực khác tuy có tỷ lệ nhiễm ít nhưng phần nào cũng cho thấy việc nhận thức của người dân về tác hại của bệnh amip là chưa cao, do vậy cần chú trọng hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu về tác hại cũng như cách phòng chống bệnh amip.
- Trường hợp nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) gặp ở hầu hết các khu vực, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở Quy Nhơn chiếm 0,24% là thấp nhất so với các huyện, tỷ lệ nhiễm ở huyện Tuy Phước là cao nhất (6,67%). Tỷ lệ này phù hợp với quy luật chung. Như đã biết trứng giun đũa có thời gian sống ngoài ngoại cảnh, chủ yếu là đất vỏ trứng lại xù xì dễ bám, mặt khác trứng giun đũa có sức đề kháng cao với ngoại cảnh [19]. Mà nhân dân các huyện trong tỉnh Bình Định chủ yếu làm nghề nông do vậy nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh rất cao. Trong khi đó ở Quy Nhơn số người làm nông và kinh tế vườn thấp hơn (chủ yếu tập trung ở phường Nhơn Phú) cho nên thời gian tiếp xúc với mầm bệnh ít, hơn nữa do điều kiện kinh tế phát triển nên công tác vệ sinh ở Quy Nhơn đã được chú trọng tuy vẫn còn tình trạng uống nước lã, ăn rau sống rửa chưa thật sạch. dần phải quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh phòng bệnh để tránh nhiễm bệnh nhất là đối với trẻ em.
- Tỷ lệ nhiễm giun móc (Ancyclostoma duodenale) khá cao, cao nhất là ở 3 huyện Tuy Phước 22,5%, Phù Cát 18,1%, Phù Mỹ 17,9%; thấp nhất là Quy Nhơn 0,069%. Tỷ lệ này cho thấy ở Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ công tác vệ sinh chưa được quan tâm, việc quản lý và ủ phân không đạt yêu cầu, thường xây dựng hố xí tùy tiện, đặc biệt vẫn tồn tại tình trạng phóng uế bừa
bãi, vệ sinh nhà ở và xung quanh nhà chưa hợp lý. Các nguyên nhân này làm cho trứng giun móc phát tán nhanh trong địa phương. Ở Quy Nhơn số người làm nghề nông ít nên nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh thấp, hơn nữa điều kiện sống tốt hơn nên cũng phần nào hạn chế được tỷ lệ nhiễm bệnh.
- Đối với giun tóc (Trichuris trichura) thì tỷ lệ nhiễm ở Quy Nhơn cũng thấp nhất, không gặp trường hợp nào nhiễm bệnh giun tóc, còn ở các huyện còn lại tỷ lệ nhiễm cũng rất thấp, mỗi huyện chỉ gặp vài trường hợp nhiễm bệnh, huyện An Nhơn có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất cũng chỉ chiếm 1,11%. Điều này chứng tỏ vấn đề vệ sinh cũng như vấn đề quản lý và xử lý phân đã được quan tâm đúng mức.
- Trong khi nghiên cứu chúng tôi còn gặp giun kim (Enterobius vermicularis) với tỷ lệ nhiễm tương đối thấp, chỉ gặp ở các huyện An Nhơn (2,22%), Tuy Phước (1,67%), Phù Cát (0,86%) chứng tỏ vấn đề vệ sinh đã được cải thiện đặc biệt là đối với trẻ em.
- Phát hiện giun lươn (Strongyloides stercoralis) ở khu vực Bình Định với các tỷ lệ: Phù Mỹ 2,34%, Phù Cát (1,72%), Tuy Phước (0,83%) cho phép chúng tôi xác nhận tình hình vệ sinh và xử lý mầm bệnh ở các huyện này chưa tốt.
- Sán dây (Toenia saginata) có tỷ lệ nhiễm rất thấp, chỉ gặp ở 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ với tỷ lệ 0,86% và 0,78%. Các khu vực còn lại không tìm thấy sán dây. Điều này cho thấy ở 2 huyện này còn tồn tại nhiều mầm bệnh trên bò, lợn và còn thói quen ăn tiết canh, thịt tái vì đây chính là con đường lây nhiễm sán dây cao nhất. Sán dây người có 2 ký chủ trung gian chính là lợn và bò bị bệnh gạo. Nếu không ăn thịt lợn và thịt bò chứa ấu trùng sán chưa nấu chín thì không mắc bệnh. Mặt khác ở người bị bệnh nếu xử lý phân tốt như sử dụng hố xí tự hoại thì trứng sán, ấu trùng sán cũng không phát tán lây
nhiễm cho trâu, bò, lợn từ đó truyền bệnh cho người được. Kết quả bảng 3.7 còn cho biết tại Quy Nhơn và An Nhơn không thấy xuất hiện sán dây, do đó có thể nói ở những địa phương này có hệ thống nhà xí tương đối tốt, và không nuôi trâu, bò, lợn thả rông.
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thành phần chủng loại sinh vật ký sinh đường ruột theo địa phương cư trú của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bình Định năm 2012.