Miêu tả tâm lý nhân vật một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 58)

ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau

Đại văn hào Nga L. Tolstoi từng nói: "Một trong những lam lân vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia ác, người thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả: Tất cả các khả năng đó, là cái gì luôn luôn biên đôi." Nhà văn nhận lãnh thiên chức không ngừng tìm hiểu, khám phá bản chất đích thực của con người, chính là người phải đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn "để tránh cái việc lầm lẫn trong cách nhìn phiến diện, một chiều ấy. Nguyễn Minh Châu trong quá trình tìm tòi của mình, mặc dầu chưa tạo được nhân vật có đầy đủ" sự sống đích thực của các "bản ngã" (Bakhtin), chưa đi tới tận cùng tâm hồn của con người nhưng cũng đã thể nghiệm được phần nào khả năng khai thác những yếu tố tâm lý xác thực bằng cách "dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu vào nhân vật của mình từ những góc độ khác nhau" (Huỳnh Như Phương).

Một kẻ phản bội như Quang (Cơn giông) cũng có tấm lòng "cao thượng", đã không trực tiếp nả súng vào Thăng vì còn chút lòng tự trọng khi nghĩ đến Hân; Hạnh

(Bên đường chiên tranh) với gàu nước lạnh tạt thăng vào mặt cô gái lẳng lơ chọc ghẹo An - cách đánh ghen ngộ nghĩnh và táo bạo của một cô bé 15 tuổi - lại là một người đàn bà hiền hậu, quý phái với trái tim thủy chung son sắt suốt 30 hăm dài chờ đợi; những chị hàng xóm với Thoan (Đứa ăn cắp) sống hồn nhiên trong tính tật của mình, dễ xúc động, thương yêu nhưng cũng lắm lời, nhiều chuyện, gây phiền nhiễu cho người khác mà chính họ không ý thức điều đó... Tất cả những con người ấy, dưới ngòi bút tâm lý của Nguyễn Minh Châu, họ xử sự, hành động theo chính động lực của bản thân, giúp ta có cảm giác như đã gặp họ đâu đó ngoài trang sách.

Nếu như trong Tắt đèn, chị Dậu để trong người đọc ấn tượng về một người phụ nữ rất tốt, hoàn toàn tốt với bao đức tính quý báu của một người phụ nữ nông thôn Việt Nam - Ngô Tất Tố hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ trong tâm hồn con người bần cùng trong xã hội - thì đến những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, ông đã có cách nhìn thoáng hơn trong sự vươn tới tính hoàn thiện ở mỗi con người. Con người ta không bao giờ đồng nhất với chính nó, bởi thế rất khó có một nhận xét tuyệt đối về con người.

Lão Khúng trong Khách ở quê ra là một con người cục cằn, thô kệch, lại ngang bướng nữa nhưng có trái tim vữi ngàn mạch máu lưu chuyển ngân rung. Người đàn ông tưởng chỉ biết cắm đầu vào hòn đất lại chân tình cưu mang người đàn bà bụng mang dạ chửa lạc lõng giữa rừng rồi ăn đời ở kiếp với người ấy, bất chấp miệng lưỡi thế gian. Ngay cả lúc mụ Huệ dan díu với thằng Mới sinh ra thằng bé Khoan thì Khung vẫn hết mực yêu thương những đứa con như núm ruột của mình. Song, sâu trong tâm khảm của Khung vẫn có những nỗi niềm dằn vặt, những trăn trở dằn xé và ghen tuông trong lòng mà ngay cả Huệ cũng không biết đến. Những dồn nén tâm sự và những nỗi khổ tâm không thể bộc bạch đã âm thầm sục sôi trong tâm hồn lão. Việc đến nhà cha đẻ của Dũng, thấy con mình trong đó để rồi bối rối, hốt hoảng quay về là cả một chuỗi diễn biến tâm lý phức tạp, đầy xáo động trong con người Khung. Nguyễn Minh Châu với sự phát hiện tinh tế tâm lý nhân vật này đã làm người đọc hết

sức cảm động, cảm thông.

Âm ỉ trong lòng lão Khúng là một tình yêu thương vô bờ, yêu thương đến mức không còn gì để yêu thương hơn nữa. Lão cũng chính là một mẫu số chung của những tình cha mà ta từng gặp trong lão Gôrio (Tấn trò đời -Banzac) hay lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Chi tiết lão tiễn đứa con trai đi bộ đội và cứ loay hoay chăm sóc đứa con như một "mụ đàn bà lẩn thẩn" đã tải được tâm trạng, tình cảm sâu đậm của Khúng. Tình thương con tưởng chừng như quá quắt của lão càng khắc họa cao độ khi lão phản ứng với mụ Hái - người đã lây cái gốc mất mát ba đứa con để an ủi khi thằng Dũng hy sinh: "[...] lão nhổm dậy, hai con mắt vần đỏ ghé sát tận mặt mụ Hái, lão mếu máo quát tướng: -Ba đứa con của mụ không bằng một đứa con của tui. Hừm, nói vậy mà cũng nói...".

Tình cảm ấy chan hòa trong từng tế bào của người nông dân nhọc nhằn, lam lũ. Nguyễn Minh Châu, một lần nữa, lại khắc họa thành công nhân vật lão Khúng qua những chi tiết miêu tả và phân tích tâm lý tinh nhạy, chính xác. Con Khoang đen - người bạn nhọc nhằn của lão là nơi lão gởi gấm tình thương yêu như đã yêu hòn đất. Lão đã đấu tranh ghê gớm với chính mình rằng việc giải phóng số phận của con bò già là cần thiết nhưng nghĩa tình bây lâu khiến lão cứ chùng lòng. Cái giọng điệu gắt gỏng, giục giã, ra vẻ tàn nhẫn với con Khoang đen chính là tiếng lòng nức nở, là tiếng khóc thổn thức của một tâm hồn giàu ân tình. Từ tâm trạng bấn loạn "như một kẻ đang chạy trốn một cuộc tàn sát đầy tàn nhẫn" khi nhìn thấy những mảng thi thể bò đến cái "giật nảy mình" khi thây con Khoang đen lại quay trở về cho lão bắc cái ách lên vai chuyển sang tâm trạng chỉ biết "đưa mắt nhìn người bạn đời làm ăn thân thiết bằng cái nhìn đầy sầu não và phiền muộn là cả một quá trình biến chuyển, xáo động tâm lý mà Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rất đặc sắc.

Với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu đã tập trung khai thác những nét tâm lý rất cá nhân nhưng cũng rất đời thường của nhân vật Quỳ. Là một người đàn bà có khả năng chinh phục biết bao trái tim yêu và có sức quyến rũ mạnh mẽ với một chút kiêu hãnh của người ý thức được thế mạnh nơi mình, những tưởng Quỳ sẽ vững vàng và ngập tràn hạnh phúc trong yêu thương. Nhưng không,

trái tim băng giá trước bao người ấy đã tan ra khi bắt gặp "một cặp mắt không hề chớp, không hề mảy may xúc động" và "lạnh lẽo như một ánh chớp" của người trung đoàn trưởng tài năng, dũng cảm. Tình yêu đã nẩy nở và bộc phát mãnh liệt trong tâm hồn Quỳ khi chị nhận thấy "lòng tự ái bị xúc phạm". Một con người đã từng làm điêu đứng bao chàng trai đó đã "van lạy như một con nô lệ" để cầu xin tình yêu của Hòa khi anh vờ làm mặt tỉnh khô. Quả là tình yêu có những lý lẽ mà lý trí không hề giải thích nổi! Thế nhưng, với mối tình nồng nàn của mình, chị đã không chịu đựng nổi một sự thật trụi trần về hai bàn tay mồ hôi đầy cảm giác dấp dính của anh. Một con người luôn đòi hỏi, luôn khát khao cái tuyệt đối ấy chắc chắn sẽ nhận những bi kịch về tinh thần. Nguyễn Minh Châu đã mổ xẻ những diễn biến tâm lý phức tạp của Quỳ: những cố gắng để tự nhủ rằng đây là bàn tay của người yêu, đến sự vồ vập, cuồng nhiệt khi ý thức được sự cần thiết, quý giá của đôi bàn tay và con đường suy tư đầy vật vã của Quỳ trong quá trình quay về nhận chân cuộc sống.

Ngòi bút Nguyễn Minh Châu còn luồn lách vào những tầng sâu tâm lý của những suy nghĩ quẩn quanh đeo bám tâm trí người già. Đến độ tuổi gần đất xa trời ấy, người ta mới có thể chiêm nghiệm thấu đáo lẽ đời và chỉ tập trung vào vùng ánh sáng, vào cái điều duy nhất mà họ bận tâm một cách cá nhân và chủ quan. Người lão tướng thủ thành (Dấu vết nghề nghiệp) khi kiểm nghiệm lại suốt cuộc đời gắn bó với nghề nghiệp bóng đá của mình, đã chân thực và can đảm phân tích những điều được thua, những thành công vinh quang và thất bại cay đắng trong sân cỏ - ông đã nhìn nhận một cách minh bạch rõ ràng, không nhầm lẫn nhưng điều giản dị nhất trong cuộc sống đời thường mà ông không nhận chân được đấy là tình yêu đích thực của vợ ông. Quả là con người ta thường xuyên không hoàn hảo - trong số muôn vàn những điều đúng đắn mà mình đã khô công, khô tâm nhận ra vân còn đôi điều sai sót không ngờ tới được. Cách cư xử khéo léo và đầy nhân ái của vợ ông và Ban đã được nhà văn dẫn dắt tài tình từ bề sâu để làm bật lên giá trị của tình người.

Nguyễn Minh Châu không tách rời văn chương với cuộc sống. Trong công cuộc kháng chiến ông đã trọn vẹn dành những trang văn hào hùng ca ngợi, hòa chung nhịp đập với bao trái tim trong trái lim lớn yêu nước của dân tộc. Ông đã làm tròn bổn

phận mà lịch sử đã giao phó. Sang thời bình, cuộc sống với những va vấp hàng ngày không cho phép nhà văn tô hồng và ê a giọng nói một chiều. Như một quãng lặng để có thể lắng lòng, người ta có thể nhìn về quá khứ một cách chân thật hơn. đó, con người ta không phái là thánh nhân mà là những con người mang đầy đủ phần "con" và phần "người" trong bản thân mình. Điều đó chưa hẳn là khám phá mới mẻ nhưng Nguyễn Minh Châu đã ghi nhận được, tưởng như ông đang phanh phui, mổ xẻ tâm lý mình và phơi bày trước bạn đọc.

Những nét tâm lý diễn tiến trong tâm hồn của người họa sĩ (Bức tranh) rất chân thực. Tiềm tàng trong cái "con" của mỗi người, ít ai cao thượng đến mức "sống trong đời sống cần có một tấm lòng" mà "để gió cuốn đi". (Trịnh Công Sơn). Người họa sĩ từ chối yêu cầu vẽ bức chân dung của anh chiến sĩ là phù hợp với tâm lý thông thường. Với một người xa lạ, điều đó xảy ra, tức là họa sĩ chấp nhận vẽ khi có một điều kiện gì đó hoặc phải nhân lúc cao hứng. Song, trước tấm lòng của người chiến sĩ, người họa sĩ đã soi rọi chính mình. Những biến chuyển tâm lý của anh từ cảm giác xấu hổ rồi ân hận, rồi quyết tâm can đảm nhận sai sót của mình được nhà văn đóng vai người trong cuộc vạch ra một cách tỉ mỉ để người đọc có thể từ đó mà kiểm điểm chính mình.

Nhân vật Lực trong Cỏ lau là một số phận ngậm ngùi. Người đọc cảm nhận được nỗi đau của Lực đồng thời cũng hiểu được khả năng nhập thân trọn vẹn vào nhân vật của tác giả, vắt kiệt sức mình để đi đến tận cùng những đau đớn tình thần mà nhân vật gánh chịu. Con người vốn thường sợ và né tránh khi nói đến cái xấu trong bản thân mình. Nguyễn Minh Châu vạch trần điều đó với sự cảm thông và am hiểu tâm lý. Lực là hiện thân của một con người trọn vẹn sắc màu. Anh là người lính dạn dày bom đạn, đã cống hiến tất cả tuổi xuân cho đất nước với lý tưởng cao đẹp và đến thời bình, vẫn tiếp tục làm những công việc thiêng liêng và nhân đạo để hàn gắn đôi chút vết thương của người nằm xuống và người ở lại. Anh quả là một hình mẫu lý tưởng của người cách mạng chân chính để mọi người kính trọng, mến yêu. Thế nhưng, chính anh - một nạn nhân cay đắng của chiến tranh - cũng đã từng là một con người tàn nhân, ích kỷ, gây ra cái chết oan uổng, phi lý cho một người lính dũng cảm,

trẻ trung. Trên cuộc đời này, "trong tất cả sự mất mát, thì mất một con người là không gì bù đắp được, không sao lấy lại được". Chính vì vậy, khi đối diện với sự thật đau buồn ấy, cảm giác tội lỗi đã vây đặc tâm hồn Lực. Lương tâm của anh đã lên tiếng xỉ vả, tố cáo mình một cách dữ dội đến nỗi gây cho anh cảm giác bị trừng phạt.Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật tự dày vò, phân thân gay gắt trên con đường đi tìm sự sống đích thực của bản ngã, để rút ra những chiêm nghiệm, cách sống có ý nghĩa: "hãy đừng làm người sống đau khổ hơn."

Tâm lý con người ẩn trong bề sâu tâm hồn. Nơi ấy thể hiện tất cả những tình cảm phong phú, những suy ngẫm sâu sắc mà vẻ ngoài mỗi người không bộc lộ được, thậm chí có thể làm trái đi. Nguyễn Minh Châu với tấm lòng nhân hậu của mình, với khả năng nhạy bén, nhạy cảm và tinh tế trong việc phát hiện những yếu tố tâm lý đã mô tả chân thực những diễn biến phức tạp trong tâm hồn con người, tạo cho nhân vật nhiều sức sống và có chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 58)