Nhân vật bình thường trong cuộc sống đời thường một cách tiếp cận cận nhân tình của Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 36)

2. Dựa vào nội dung cốt truyện, trong xu hướng vận động của nhân vật, truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung vào nhân vật bình thường

2.1.Nhân vật bình thường trong cuộc sống đời thường một cách tiếp cận cận nhân tình của Nguyễn Minh Châu

cận nhân tình của Nguyễn Minh Châu

Nếu như trong thời chiến, cảm hứng ngợi ca dâng trào trên ngòi bút Nguyễn Minh Châu thì sau chiến tranh, quan điểm sáng tác của ông dần dần biến chuyển. Trở về cuộc sống thường nhật, tiếp xúc với những va chạm vụn vặt hàng ngày, với một khả năng nhạy cảm, quan sát tinh tế, Nguyễn Minh Châu đã đưa những mẩu chuyện rất bình thường, những điều hết sức quen thuộc, rõ ràng trước mắt vào trang văn, mà

có khi, chính những điều dung dị ấy khiến người đọc giật mình.

Nguyễn Minh Châu luôn yêu thương, trân trọng con người. Ông khát khao một cuộc sống mà mọi người, ít nhất, cần biết quan tâm đến nhau, sống có tình nghĩa. Với truyện Hương và Phai, nhà văn đã xây dựng những nét hồn nhiên, nhí nhảnh, giàu tưởng tượng và cũng rất láu lỉnh, ranh mãnh, tinh vi một cách dễ thương của hai cô bé. Chúng nhận định, phán xét và giải quyết mọi chuyện đều thông minh, bất ngờ nhưng cũng rất đáng yêu kiểu trẻ thơ. Anh Định và chị Phấn nên duyên chồng vợ là nhờ công mai mối, dàn cảnh rất khôn khéo của Hương và Phai. Song, điều đọng lại trong lòng người đọc không phải ở những nét ngây thơ đó mà là ở việc làm xuất phát từ tấm lòng của Phai. Trong ngày cưới chị, ngập tràn trong niềm vui vì hí hửng đã lập được "công trạng", được ăn ngon, được tha hồ xem cô dâu nhưng Phai cũng thoáng buồn vì hiếu rằng chị từ nay không ở nhà mình nữa. Với sự cảm nhận về cái phút cuối chị Phấn còn được ở trong gia đình mình, Phai trong suy nghĩ trẻ thơ đã muốn làm một cái gì đó để giữ chị lại. Và trong chuỗi mạch suy nghĩ, em đã quyết định cùng bạn mua cho chị bát bún riêu cua trước giờ chị lên xe hoa. Tâm lòng của hai em đã được người chị hiền lành đón nhận một cách trân trọng, quý mến. Sâu thẳm bên trong đó là những giây phút thấm đẫm tình người, là trái tim trong nhịp đập nghĩa tình của đứa trẻ khiến người đọc không khỏi xúc động, thương yêu.

Nguyễn Minh Châu đã viết với tất cả tấm lòng yêu mến của mình. Ngòi bút của ông đã khắc họa thành công những nét tâm lý của trẻ con, qua cách nghĩ, cách xử sự hồn nhiên mà sâu sắc của hai đứa trẻ.

Lũ trẻ ở dãy K là ước mơ có một cuộc sống bình yên, đầm ấm của tác giả. ở khu tập thể ấy, từ già tới trẻ đều sống chan hòa, vui vẻ bên nhau, tối lửa tắt đèn có nhau. Các thế hệ nối tiếp ra đời đều hấp thu môi trường ngọt lành ấy: trẻ con kính trọng người lớn, người lớn rất thương yêu trẻ con. Đấy là cậu bé Hùng ngoan ngoãn xách ghế mời bà Thanh ngồi, rót nước mời bà uống; là cô Loan hồn nhiên chơi đùa với lũ trẻ và cún con, là ông lão Sỹ nâng niu cháu nội của mình, rất thương yêu con dâu ngay cả lúc cô bỏ nhà chồng về với mẹ ruột.

Nổi bật trong khu tập thể là cô Hoằng. Cô chân thành, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người, thậm chí quan tâm đến mức sốt sắng. Nguyễn Minh Châu cho rằng "người ta có thể hồn nhiên như trẻ con - điều đó chẳng có hại gì." Cô trở thành cái tâm cho mọi người chú ý, cô yêu chiều chồng, yêu bản thân, yêu trẻ con và loài vật - con "nhị thể" của cô trở thành niềm vui chung cho mọi nhà. Trong tâm hồn trong trẻo của cô, cô đã làm mọi điều tốt bằng tấm lòng của mình, cô dành mọi tình thân để gắn bó với khu tập thể. Như "nhịp cầu nối những bờ vui", cô đã đưa Huấn trở về với cuộc sống đời thực và giúp anh nhận chân cuộc sống. Phải chăng nhà văn muốn đề nghị: "Hãy đem lại niềm vui cho người khác và bạn sẽ thấy niềm vui tạo ra niềm vui."?

Tuy nhiên, không hẳn thiện ý nào cũng tạo được kết quả tốt. Chính sự vô tư của cô Hoằng đã làm cho cả khu tập thể cuống quýt kéo nhau đi chích ngừa vì tim con "nhị thể" bị dại; và cũng do sự đỏm dáng, hồn nhiên quá mức của cô đã làm cho người chồng phải "khổ sở và xấu hổ". Dường như Nguyễn Minh Châu qua những điều tủn mủn ấy, ông cũng cảnh báo rằng: lòng tốt, tình yêu của con người nếu không ý thức được giới hạn của nó, đôi khi sẽ gây ra điều phiền nhiễu ngoài ý muốn.

Nhân vật bình thường trong dòng chảy đời thường hồn nhiên trong cách sống, cách nghĩ của mình ở môi trường quen thuộc. Họ sống vô tư đến mức thờ ơ vì dường như cảm thấy điều đó quá đỗi thông thường, phổ biến, quá vụn vãnh để khỏi phải mất công quan tâm, sửa đổi. "Đôi lúc con người ta tàn ác một cách hồn nhiên." Nguyễn Minh Châu đã nói thế trong truyện Đứa ăn cắp. Câu chuyện xoay quanh nhan vật Thoan - một con người "hồn nhiên và vô tâm, quá đỗi hồn nhiên và vô tâm", sống xung quanh môi trường có những người đàn bà cũng cùng một giuộc. Họ dễ xúc động, dễ chuyện bé xé ra to, hay thêm mắm thêm muối vào một tin tức cỏn con, lại chóng quên - một cách sông thiếu suy nghĩ, thừa sinh chuyện và không lường hậu quả. Cái chết của Thoan là kết quả của hàng loạt lời ra tiếng vào một cách không ý thức và cũng bắt nguồn từ sự thiếu thật thà ban đầu của Thoan. Truyện như một điều vu vơ mà đọc xong nghe thật xót xa. Người đọc bỗng chột dạ: hình như mình có lúc cũng đã thế này...

xa, đấy là đạo lý làm người. Trong nhịp sống xô bồ, con người ta không khéo sẽ trở nên ích kỷ mà cứ ngỡ điều ấy bình thường. Mẹ con chị Hằng là một câu chuyện phổ biến trong thực tế, đó là sự thật nghiệt ngã: "Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày." Chị Hằng là nhân vật tiêu biểu cho cách sống thông thường, đáng trách của người phụ nữ vô tâm. Chị rất yêu chồng, thương con, tình yêu đó quá cá nhân vì chỉ biết vun vén cho gia đình bé nhỏ của mình. Chị lo cho chồng con từng li từng tí một nhưng chính sự yêu thương nuông chiều con quá mức, chị đã vô tình làm chỗ dựa cho con hư. Chính sự dễ dãi của chị và của người chồng đã biến một đứa bé thành một thằng oắt con hỗn hào, cộc lốc. Một bên chồng con, một bên mẹ, chị cứ xử sự như trong một vòng xoay nhân quả. Chị không phải là đứa con bất hiếu nhưng cách sống của chị chẳng khá gì hơn. Bằng một sự liên tưởng, cho dù có khập khiễng, ta thấy chị có một điểm giống với Thị Nở: khi yêu thương Chí Phèo, bỗng một lúc Thị giật mình rằng hình như mình còn có một bà cô ở trên đời, còn chị Hằng ở đây, khi bản thân ở trong cảnh neo đơn mới "sực nhớ ra mình vẫn có một bà mẹ"! Chị chỉ nghĩ đến mẹ khi lúc đó cảm thấy mẹ cần cho mình. Sự cách biệt tâm lý, cách biệt thế hệ đã làm chị khó chịu, cáu gắt trước cái vụng về của người mẹ, cho dù có những giờ phút chị cũng cảm nhận cái ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng. Lẽ ra tuổi già phải được tịnh dưỡng, con cháu chăm sóc, an ủi thì ngược lại, người mẹ phải trở thành "đại sứ lưu động" phục vụ cho gia đình những cô con gái thiếu suy nghĩ. Chị có thương mẹ, thương em nhưng tình cảm ấy không vượt qua được thói ích kỷ: ngay cả lúc hối hả lo cho mẹ ra thăm em, chị cũng không quên đòi cái áo len mà cô em đã tự động mang đi của chị. Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hiện lên trang văn nghệ thật thấm thìa, xót lòng.

Câu chuyện khép lại trong sự chiêm nghiệm buồn bã của bà cụ Huân; "Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái. Cho nên tui cũng không hề phàn nàn con cháu Hằng mô!" Chính câu nói "không hề phàn nàn" ấy đã làm cho nội dung triết lý càng cay đắng, sâu sắc hơn. Đó cũng là bức thông điệp Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi: đừng làm cho cha mẹ phải đau lòng vì sự vô ơn, bạc bẽo của những người con vô tình hóa vô tâm.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (Trang 36)