Nợ xấu theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á phõng giao dịch hùng vương (Trang 56)

a) Nợ xấu theo nhóm nợ qua 3 năm 2010 – 2012

Nguồn: SeABank PGD Hùng Vương, 2010 - 2012

Hình 4.1 Nợ xấu phân theo nhóm tại SeABank PGD Hùng Vƣơng từ năm 2010 – 2012

- Nhìn vào hình vẽ ta thấy tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ tuy có tăng giảm tỷ trọng từng nhóm nhƣng nợ nhóm 3 vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm (nợ nhóm 3 chiếm trên 70 % tổng nợ xấu). Trong đó nợ nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn thì chiếm tỷ trọng thấp nhất, điều này là điều đáng mừng cho hoạt động của NH. Tỷ trọng nợ nhóm 3 có xu hƣớng giảm qua 3 năm, cho thấy dù tính trên số tiền thì nợ nhóm 3 vẫn tăng nhƣng tỷ lệ tăng là thấp hơn so với nợ nhóm 4. Nhƣng xét đến nợ nhóm 4 và 5 thì ta thấy nợ nhóm 4 tăng qua 3 năm; còn nợ nhóm 5 năm 2011 có tỷ trọng giảm hơn so với năm 2010 nhƣng đến năm 2012 thì nhóm nợ này lại tăng tỷ trọng lên đến 10,38 %. Điều này đƣợc giải thích là do một số khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên cứ hẹn trả nợ NH lần này đến lần khác. Vì vậy khoản nợ này là do nợ nhóm 4 và 5 của năm trƣớc chuyển sang ngày càng nhiều. Đặc biệt nợ xấu tập trung nhiều ở những món vay thuộc lĩnh vực thƣơng mại và sản xuất, gia công chế biến. Với tình hình tỷ trọng nợ xấu nhóm 4 và 5 tăng nhƣ vậy cho thấy công tác thu hồi các khoản nợ xấu của NH vẫn chƣa tốt, nợ xấu vẫn còn gia tăng. Nên NH cần phải theo dõi hơn nữa việc sản xuất kinh doanh của các DN, tình trạng của các khách hàng cá nhân. Cũng nhƣ đƣa ra các phƣơng pháp trả nợ hợp lý hơn cho khách hàng mới vay vốn, chƣa thích nghi kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động của NH. 493 635 661 97 62 142 75 159 95 0 100 200 300 400 500 600 700 2010 2011 2012 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 ddTriệu đồng ddNăm

46

b) Nợ xấu theo nhóm nợ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Nguồn: SeABank PGD Hùng Vương, 2012, 2013

Hình 4.2 Nợ xấu phân theo nhóm tại SeABank PGD Hùng Vƣơng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

- Ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ nhóm 3 vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nợ xấu. Để luôn duy trì nợ nhóm 5 chiếm tỷ trong thấp hơn nợ nhóm 3 và 4 là sự cố gắng của toàn thể nhân viên SeABank PGD Hùng Vƣơng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy nợ xấu phân theo nhóm nợ ở 6 tháng đầu năm 2013 có xu hƣớng giảm tỷ trọng nợ nhóm 3, 4 và tăng tỷ trọng nợ nhóm 5. Điều này cho thấy mức tăng của nợ nhóm 5 là cao hơn 2 nhóm còn lại. Do nợ xấu ở các nhóm trƣớc chƣa thu hồi đƣợc và cứ tiếp tục chuyển sang nợ nhóm 5. Qua phân tích nợ xấu theo nhóm nợ ta thấy tình hình nợ xấu của NH có xu hƣớng tăng qua 3 năm. Trong đó nợ nhóm 5 có xu hƣớng tăng nhiều hơn, qua đó cho thấy khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khả năng thu hồi nợ của khách hàng là khá khó khăn. Mặc dù cán bộ tín dụng đã dùng rất nhiều biện pháp để thu hồi nợ nhƣng có những khách hàng vẫn chậm trả nợ NH. Cho nên NH cần phải theo dõi tình hình nợ xấu một cách chặt chẽ hơn nữa để có các biện pháp thu hồi nợ một cách nhanh chóng, nhằm mang lại lợi nhuận cao cho NH. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ của 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm còn 1,01 % so với cùng kỳ trong khi doanh số cho vay trong kỳ tăng cũng phải kể đến là sự cố gắng nổ lực của những cán bộ tín dụng luôn tích cực với công việc của mình. Tóm lại NH vẫn đảm bảo đƣợc an toàn cho hoạt động tín dụng. 643 644 146 147 77 87 0 100 200 300 400 500 600 700

6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5

ddTriệu đồng

47

4.2.2 Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư

a) Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư qua 3 năm 2010 – 2012

Tất cả các NH trong quá trình hoạt động thì luôn luôn tồn tại nợ xấu, ít hay nhiều là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chính sách tín dụng, kỳ hạn cho vay, chính sách thu nợ,… Vấn đề nợ xấu là dấu hiệu cảnh báo cho biết doanh nghiệp, khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính, nên khó có khả năng thanh toán nợ cho NH. Do đó việc phân tích nợ xấu theo lĩnh vực đầu tƣ để biết đƣợc trong tổng nợ xấu của NH thì nợ ở lĩnh vực nào chiếm tỷ lệ nợ xấu cao nhất là điều cần thiết.

Bảng 4.7: Tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực thƣơng mại tại SeABank PGD Hùng Vƣơng từ năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Nợ xấu Triệu đồng 243 337 371

Dƣ nợ Triệu đồng 26.244 30.617 26.962 Tỷ lệ nợ xấu % 0,93 1,10 1,38

Nguồn: SeABank PGD Hùng Vương, 2010 – 2012

- Thƣơng mại: do đây là lĩnh vực cho vay chủ lực của NH nên nó cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của NH. Khách hàng của lĩnh vực này chủ yếu là các công ty thƣơng mại sắt, thép, ô tô,… Nợ xấu ở lĩnh vực này đã tăng qua các năm cụ thể năm 2010 là 243 triệu đồng, năm 2011 là 337 triệu đồng và năm 2012 là 371 triệu đồng. Với tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ qua 3 năm lần lƣợt là 0,93 %; 1,10 % và 1,38 %. Nguyên nhân là do tình hình nền kinh tế khó khăn, các công ty thƣơng mại kinh doanh sắt, thép vay vốn NH để bổ sung vốn lƣu động, cần cung cấp sản phẩm nhanh nhất cho khách hàng; trong khi khách hàng nhận hàng để xây dựng thì lại chậm trả nợ sau khi nhận hàng. Thế nên kinh doanh của các công ty này không thu đƣợc tiền bán hàng đúng hạn, nên họ buộc phải gia hạn nợ với NH. Bên cạnh đó còn do một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh nên chậm trễ trong việc trả gốc và lãi cho NH. Một số khách hàng vay vốn do chƣa đủ năng lực và kinh nghiệm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Do vậy nguồn thu của họ chỉ đủ chi trả cho các khoản lãi định kỳ, đến khi vốn gốc đáo hạn các khách hàng này không có khả năng hoàn cả vốn gốc đã vay trƣớc đây dẫn đến nợ xấu gia tăng. Ngoài ra do địa bàn ở trung tâm thành phố, nên các công ty thƣơng mại phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cạnh tranh trong việc chào giá bán, dẫn đến lợi nhuận của họ cũng không đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Việc cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lƣu động tuy có thể mang lại lợi nhuận cao cho

48

NH khi vòng quay vốn đƣợc luân chuyển nhanh. Nhƣng ngƣợc lại do là ngắn hạn, thời gian trả thƣờng không lâu nên rất dễ quá hạn và dần dẫn đến nợ xấu. Điều này cho thấy mức độ rủi ro tiềm ẩn đối với lĩnh vực này tƣơng đối cao. Tuy nhiên trong hoàn cảnh có rất nhiều công ty tại thành phố phải phá sản hoặc kinh doanh cầm chừng mà tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này vẫn đảm bảo đƣợc dƣới mức quy định của NH SeABank là không quá 3 %. Điều này cho thấy NH vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Bảng 4.8: Tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực tiêu dùng cá nhân tại SeABank PGD Hùng Vƣơng từ năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Nợ xấu Triệu đồng 104 121 128

Dƣ nợ Triệu đồng 23.048 26.987 24.096 Tỷ lệ nợ xấu % 0,45 0,45 0,53

Nguồn: SeABank PGD Hùng Vương, 2010 – 2012

- Tiêu dùng cá nhân: nợ xấu cho vay tiêu dùng cá nhân tăng liên tục qua ba năm. Xét về tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ đối với cho vay tiêu dùng cá nhân thì tỷ lệ này qua 3 năm lần lƣợt là 0,45 %; 0,45 % và 0,53 %. Năm 2011 dù nợ xấu tăng nhƣng tỷ lệ nợ xấu vẫn không đổi là do trong năm NH đã tăng cƣờng cho vay làm dƣ nợ tăng. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay tiêu dùng tăng cho thấy khoản vay này có rủi ro tăng lên là do tình hình tài chính của các cá nhân và hộ gia đình thƣờng thay đổi nhanh chóng theo tình trạng công việc hay sức khoẻ của họ, mà cụ thể nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản của một số khách hàng bị mất do mất việc, hoặc suy giảm do chuyển sang công việc kém hơn, hoặc mất khả năng lao động. Thu nhập của một số khách hàng chỉ đạt mức trung bình nên sau khi trừ đi các khoản phục vụ nhu cầu thiết yếu còn lại chính là nguồn tiền trả nợ cho NH (khách hàng không còn có tiền dự trữ nào khác), nên chỉ một rủi ro nhỏ xảy ra cũng làm giảm nguồn thu ngân hàng. Một nguyên nhân khác là do gánh nặng lãi suất lên khả năng trả nợ của khách hàng nhƣ trong năm 2011 lãi suất phi sản xuất lên đến 20%/năm. Đôi khi khách hàng là cá nhân gặp những chuyện bất thƣờng trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hƣởng khả năng hoàn trả cho NH. Một số khác thật sự không muốn trả nợ cho NH và hẹn lần này đến lần khác. Tuy nhiên việc đánh giá các khoản vay tiêu dùng cũng khá khó khăn vì khách hàng cá nhân dễ giữ kín các thông tin cần trình bày và dẫn đến quá trình thẩm định sai nhu cầu thực tế của khách hàng (cao hơn nhu cầu cần thiết). Tuy nhiên tỷ

49

lệ nợ xấu/dƣ nợ đối với lĩnh vực đầu tƣ này là thấp nhất, đồng thời các khoản cho vay này thƣờng có thêm tài sản đảm bảo nên cũng giúp NH ít thua lỗ. Bảng 4.9: Tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực sản xuất và gia công chế biến tại SeABank

PGD Hùng Vƣơng từ năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Nợ xấu Triệu đồng 208 274 285 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dƣ nợ Triệu đồng 17.257 18.501 19.579 Tỷ lệ nợ xấu % 1,20 1,48 1,45

Nguồn: SeABank PGD Hùng Vương, 2010 – 2012

- Sản xuất và gia công chế biến: lĩnh vực này có dƣ nợ lớn thứ hai trong tổng dƣ nợ theo lĩnh vực đầu tƣ và tỷ trọng nợ xấu của nó cũng chiếm thứ hai trong tổng nợ xấu. Ta thấy nợ xấu ở lĩnh vực này đã tăng qua các năm, nhƣng nếu chỉ nhìn vào nợ xấu cao thì ta chƣa thể đánh giá đúng, nên ta xét tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ đối với lĩnh vực này qua 3 năm. Cụ thể từng năm lần lƣợt là 1,20 %; 1,48 % và 1,45 % điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ đối với lĩnh vực sản xuất gia công chế biến có biến động qua từng năm. Năm 2011 tỷ lệ này tăng 0,28 % điều này đƣợc giải thích là do một số khách hàng sử dụng quá nhiều vốn vay ngắn hạn để đầu tƣ vào trung dài hạn nhƣ mua sắm máy móc thiết bị và các tài sản cố định của công ty. Hơn nữa trong năm các khách hàng vay vốn NH gặp nhiều khó khăn do nguyên vật liệu đầu vào tăng, sản phẩm làm ra tốn chi phí cao, buộc các DN phải tăng giá bán của mình nên việc tiêu thụ sản phẩm bị giảm sút ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Trong khi đó chi phí đầu vào lại tăng dẫn đến thu nhập của họ giảm, sau khi bù các khoản chi phí phát sinh thì không đủ để trả nợ NH khi đáo hạn làm cho nợ quá hạn của NH đã tăng. Khi công ty chậm trả nợ NH thì lãi suất mà họ phải chịu lại tăng lên (lãi suất phạt) cho nên bản thân NH cũng nhƣ khách hàng cần phải có những thoả thuận về kỳ hạn trả nợ thật thích hợp để đạt hiệu quả cho cả 2 bên (NH và khách hàng).Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhẹ (giảm 0,03 %) là do tỷ lệ tăng của dƣ nợ cao hơn tỷ lệ tăng của nợ xấu. Đạt đƣợc nhƣ vậy là do năm 2012 NH đã khắt khe kiểm tra hơn khi giải ngân (làm doanh số cho vay giảm), cán bộ tín dụng chú ý đến việc sử dụng vốn của khách hàng, đồng thời các khách hàng vay vốn NH kinh doanh bớt khó khăn hơn dẫn đến nợ xấu đã giảm nhẹ.

50

Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực khác tại SeABank PGD Hùng Vƣơng từ năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Nợ xấu Triệu đồng 97 120 131

Dƣ nợ Triệu đồng 9.689 10.300 10.592 Tỷ lệ nợ xấu % 1,00 1,17 1,24

Nguồn: SeABank PGD Hùng Vương, 2010 – 2012

- Đối với các lĩnh vực đầu tƣ khác thì nợ xấu cũng tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 là 97 triệu đồng, năm 2011 là 120 triệu đồng, năm 2012 là 131 triệu đồng. Ta xét tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ đối với lĩnh vực đầu tƣ khác đã tăng từ 1,00 % lên 1,24 % trong giai đoạn năm 2010 – 2012. Lĩnh vực chiếm nợ xấu cao trong nhóm các lĩnh vực đầu tƣ khác chính là lĩnh vực xây dựng, nguyên nhân là do các khách hàng thƣờng là chủ thầu xây lắp, xây dựng công trình Nhà nƣớc. Mà Nhà nƣớc thƣờng cấp vốn chậm nên sau khi bàn giao công trình họ vẫn chƣa có tiền nên không trả nợ đúng hạn đƣợc cho NH dẫn đến nợ quá hạn gia tăng. Do cho vay ít đối với các lĩnh vực này nên tỷ trọng nợ xấu của nó cũng chỉ chiếm khá nhỏ so với các lĩnh vực khác.

- Tóm lại qua quá trình phân tích tỷ lệ nợ xấu theo thành thành phần kinh tế thì ta thấy tỷ lệ nợ xấu ở lĩnh vực sản xuất và gia công chế biến chiếm tỷ lệ cao nhất và kế đến là lĩnh vực thƣơng mại. Do đó ta kết luận đƣợc là 2 lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các lĩnh vực mà NH cho vay.

b) Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Bảng 4.11: Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tƣ tại SeABank PGD Hùng Vƣơng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013

Chênh lệch 6T/2012 – 6T/2013 Số tiền Số tiền Số tiền % - Thƣơng mại 361 363 2 0,55 - Tiêu dùng cá nhân 119 122 3 2,52 - Sản xuất và gia công chế biến 275 279 4 1,45 - Các lĩnh vực đầu tƣ khác 111 114 3 2,70 Tổng cộng 866 878 12 1,39

51

- Nhìn vào bảng số liệu 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy một điều rất khả quan ở lĩnh vực thƣơng mại, khi nợ xấu của nó chỉ tăng 2 triệu đồng với tỷ lệ tăng chỉ có 0,55 % so với cùng kỳ trong khi NH đã đẩy mạnh cho vay hơn. Điều này cho thấy với tỷ lệ nợ xấu luôn tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 thì giờ đây đã đƣợc cải thiện tốt hơn. Đạt đƣợc nhƣ vậy là do ngay trong khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Đối với tiêu dùng cá nhân có nợ xấu là 122 triệu, nhƣng điều này không thể khẳng định NH đang gặp rủi ro cao trong lĩnh vực đầu tƣ này. Vì tỷ lệ nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ) của lĩnh vực này đã giảm, cụ thể tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012 là 0,44 % và 6 tháng đầu năm 2013 là 0,37 %. Với tỷ lệ này ta có thể kết luận trong giai đoạn này rủi ro tín dụng đối với hoạt động tiêu dùng cá nhân là rất thấp.

Bảng 4.12: Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực đầu tƣ tại SeABank PGD Hùng Vƣơng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á phõng giao dịch hùng vương (Trang 56)