Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á phõng giao dịch hùng vương (Trang 43)

4.1.1.1 Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư và theo thời hạn qua 3 năm 2010 - 2012

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của NH, vừa trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thƣờng xuyên cho NH. Doanh số cho vay là chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động cho vay, là tổng số tiền mà NH giải ngân cho khách hàng dƣới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định.

Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ và theo thời hạn tại SeABank PGD Hùng Vƣơng từ năm 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo SeABank PGD Hùng Vương, 2010 - 2012 a) Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư

- Thƣơng mại: năm 2011 doanh số cho vay đối với lĩnh vực đầu tƣ thƣơng mại tăng 42,43 % so với năm 2010. Trƣớc tình hình khó khăn chung, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp năng động, sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển ở lĩnh vực đầu tƣ thƣơng mại trong năm 2011.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Lĩnh vực 110.008 147.903 108.242 37.895 34,45 (39.661) (26,82) - Thƣơng mại 46.343 66.007 44.643 19.664 42,43 (21.364) (32,37) - Tiêu dùng cá nhân 15.024 18.034 17.096 3.010 20,03 (938) (5,20) - Sản xuất và gia công chế biến 38.554 50.921 34.844 12.367 32,08 (16.077) (31,57) - Các lĩnh vực đầu tƣ khác 10.087 12.941 11.659 2.854 28,29 (1.282) (9,91) 2. Thời hạn 110.008 147.903 108.242 37.895 34,45 (39.661) (26,82) - Ngắn hạn 92.164 125.682 88.704 33.518 36,37 (36.978) (29,42) - Trung - dài hạn 17.844 22.221 19.538 4.377 24,53 (2.683) (12,07)

33

Thành phố đã tổ chức 11 sự kiện xúc tiến thƣơng mại và cấp phép tổ chức 180 hội chợ thƣơng mại, tổ chức thành công hội chợ “tháng khuyến mại năm 2011” và 7 phiên chợ hàng Việt. Đồng thời trong năm 2011 còn diễn ra hội thảo do chính SeABank cùng với Cục xúc tiến thƣơng mại và Bộ Công thƣơng phối hợp tổ chức là hội thảo về “Kinh tế Việt Nam 2012: Dự báo những thách thức, cơ hội và giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”. Điều này cho thấy lĩnh vực thƣơng mại ngày càng đƣợc quan tâm phát triển, nhu cầu vốn cao để mua bán trao đổi hàng hoá đồng thời cung cấp những dịch vụ phục vụ tốt hơn cho khách hàng do đó NH đã tăng cho vay ở ngành này. Sang năm 2012 doanh số cho vay có giảm nhẹ là do môi trƣờng kinh doanh ngày càng khó khăn, những ảnh hƣởng của bối cảnh kinh tế toàn cầu cùng với những bất ổn không thể lƣờng trƣớc đƣợc đã diễn ra gây tác động xấu đến tất cả các doanh nghiệp. Ngoài ra do một phần nợ xấu đối với lĩnh vực thƣơng mại năm 2011 tăng khá cao với tỷ lệ tăng lên đến 38,68 % so với 2010 nên NH đã e dè hơn trong cho vay năm 2012.

- Tiêu dùng cá nhân: thƣờng là cho cá nhân vay tiêu dùng để mua xe, tiêu dùng, mua nhà,… Năm 2011 cho vay tiêu dùng cá nhân tăng với tỷ lệ 20,03 % là do ảnh hƣởng lạm phát, mặt bằng giá sản phẩm tăng cao buộc ngƣời dân phải vay thêm vốn từ NH để phục vụ đời sống, ngoài ra nhờ có quyết định tăng lƣơng và trợ cấp an ninh xã hội cuối năm 2011 của thủ tƣớng chính phủ đã góp phần giảm bớt khó khăn kích thích tiêu dùng. Năm 2012, cho vay tiêu dùng cá nhân chỉ giảm nhẹ 5,20 % so với năm 2011. Tuy lƣợng cầu tiêu dùng trong địa bàn luôn tăng cao nhƣng do động thái của NHNN giảm lãi suất từ những tháng đầu năm 2012, nên khách hàng cũng hiểu rằng lãi suất sẽ còn giảm trong năm nên họ cũng hạn chế hơn khi vay vốn chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thế nên doanh số cho vay tiêu dùng đã giảm.

- Sản xuất và gia công chế biến: một số ngành nghề sản xuất và gia công chế biến vay vốn gồm: sản xuất chế biến lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc giải khát, đƣờng, sữa đóng hộp,… Nhu cầu vay của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thƣờng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lƣu động, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng. Trong năm 2011 NH đã giải ngân nhiều cho lĩnh vực này và đây cũng là lĩnh vực đƣợc NH giải ngân khá cao là do giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng, nên nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất và gia công chế biến cũng tăng. Năm 2012 NH đã giảm cho vay trong lĩnh vực này là do tổng kết nợ quá hạn và nợ xấu năm 2011 tăng khá cao (nợ quá hạn tăng 43,74 %) nên NH đã rất khắt khe khi thẩm định phƣơng án trình giải ngân làm doanh số cho vay giảm lại.

- Các lĩnh vực đầu tƣ khác: Doanh số cho vay ở lĩnh vực khác thƣờng là cho vay xây dựng, nhà hàng, khách sạn,… Nhìn chung sự tăng giảm trong

34

doanh số cho vay của từng lĩnh vực đầu tƣ qua mỗi năm đều có những lý do nhất định, và điều quan trọng quyết định sự tăng giảm đó là định hƣớng phát triển trong từng thời kỳ của NH cũng nhƣ nhu cầu vay vốn của khách hàng có đủ khả thi để những cán bộ tín dụng có quyết định lập hồ sơ trình giải ngân hay không.

b) Doanh số cho vay theo thời hạn

- Doanh số cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 tăng với tỷ lệ 36,37 % so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng là do NH luôn có những chính sách cho vay phù hợp, ví dụ nhƣ chƣơng trình ƣu đãi đặc biệt về vốn, lãi suất, phí dịch vụ dành cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu,... Bên cạnh đó, do lạm phát tăng cao (trong 6 tháng đầu năm 2011 lạm phát tăng 13,29 % so với đầu năm và tăng 20 % so với cùng kỳ năm trƣớc) kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu cùng với giá điện tăng trong năm. Điều này làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng nhiều hơn. Đến năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn của NH vẫn giảm do trong năm này tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, chứng kiến nhiều NH mất khả năng thanh toán tạm thời và tiến đến sáp nhập nhƣ việc hợp nhất 3 NH vào cuối năm 2011 gồm NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa và NHTMCP Đệ Nhất thành NH SCB; NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội cũng đã thâu tóm thành công NHTMCP Nhà Hà Nội vào năm 2012. Cho nên NH SeABank đã thận trọng và khắc khe hơn khi giải ngân nên doanh số cho vay giảm.

- Doanh số cho vay trung và dài hạn: năm 2011 doanh số cho vay trung dài hạn tăng do trong năm lạm phát tăng, chi phí đầu vào tăng nên doanh nghiệp cần vay vốn nhiều hơn để đảm bảo hoạt động. Sự ảnh hƣởng từ Thông tƣ 22/2011/TT-NHNN là bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động đƣợc quy định tại Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN là không quá 80 % đối với ngân hàng và 85 % đối với tổ chức phi tín dụng ngân hàng, đã góp phần thúc đẩy một lƣợng lớn vốn huy động bị giữ lại nay đƣợc giải ngân nhiều hơn. Đến năm 2012 doanh số cho vay đối với trung và dài hạn bị giảm mạnh. Do năm 2011 có nợ quá hạn trung dài hạn tăng quá cao với tỷ lệ tăng lên đến 55,80 % khiến NH khắt khe hơn khi cho vay. Cho nên những tháng đầu năm 2012 NH chỉ giải ngân những khoản đã cam kết, cũng nhƣ quá trình thẩm định khá kỹ lƣỡng nên giải ngân trở nên phức tạp hơn dẫn đến doanh số cho vay trung và dài hạn cũng giảm. Ngoài ra thông thƣờng lãi suất cho vay đối với khoản vay trung và dài hạn là áp dụng lãi suất thoả thuận, trong khi đó vẫn tồn tại trần lãi suất huy động là nguyên nhân khiến cho lãi suất đầu ra khá cao.

35

4.1.1.2 Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư và theo thời hạn 6

tháng đầu năm 2012 và 2013

Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 NH đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, doanh số cho vay ở tất cả các lĩnh vực đầu tƣ của NH đều tăng. Sự tăng trƣởng của doanh số cho vay đối với các lĩnh vực đầu tƣ thể hiện quy mô và cơ cấu tín dụng của NH. Vì khi NH đã mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì tất yếu là doanh số cho vay của NH cũng tăng theo. Khi đó rủi ro hoạt động tín dụng sẽ tiềm ẩn rất lớn.

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ và theo thời hạn tại SeABank PGD Hùng Vƣơng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013

Chênh lệch 6T/2012 – 6T/2013 Số tiền Số tiền Số tiền % 1. Lĩnh vực 47.162 83.630 36.468 77,32 - Thƣơng mại 16.889 34.370 17.481 103,51 - Tiêu dùng cá nhân 8.389 15.958 7.569 90,23 - Sản xuất và gia công chế biến 15.399 22.599 7.200 46,76 - Các lĩnh vực đầu tƣ khác 6.485 10.703 4.218 65,04 2. Thời hạn 47.162 83.630 36.468 77,32 - Ngắn hạn 35.943 63.099 27.156 75,55 - Trung và dài hạn 11.219 20.531 9.312 83,00

Nguồn: Báo cáo SeABank PGD Hùng Vương, 2012, 2013 a) Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư

- Tập trung phát triển thị trƣờng, chú trọng công tác xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2013. Các công ty thƣơng mại trên địa bàn hoạt động khá tốt ở những tháng đầu năm 2013, họ có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để cung cấp lƣợng hàng hoá lớn hơn và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, còn có sự ra đời của các công ty thƣơng mại mới thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cuộc sống hiện tại vì vậy vốn đầu tƣ vào lĩnh vực này khá cao. Cho nên NH đã tăng mức giải ngân cho lĩnh vực này ở 6 tháng đầu năm 2013 vì kinh doanh thƣơng mại có khả năng sinh lời cao, đồng thời tốc độ quay vòng vốn cũng lớn, NH có thể thu hồi vốn nhanh và tái đầu tƣ cho vay mang lại lợi nhuận cao.

- Đối với cho vay tiêu dùng cá nhân thì doanh số cho vay của NH đã tăng vƣợt bậc. Năm 2013 do ảnh hƣởng lạm phát gây bất ổn cho kinh tế trƣớc đó, mặc dù các bộ, ngành, địa phƣơng tiếp tục tăng cƣờng công tác quản lý và bình ổn giá theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ; song mặt bằng giá chung

36

vẫn còn tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2012 (ví dụ giá xăng tăng) buộc ngƣời dân phải vay thêm vốn từ NH để phục vụ đời sống. Mặt khác, do ngày nay mức sống của ngƣời dân tăng cao, họ bắt đầu chăm sóc hơn cho cuộc sống của mình nên có nhu cầu vay vốn cao hơn để mua các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nhƣ mua xe, mua nhà,…

- Doanh số cho vay đối với lĩnh vực sản xuất và gia công chế biến 6 tháng năm 2013 đã tăng 46,76 % so với cùng kỳ là do tình hình kinh tế năm 2013 đã có sự chuyển biến tích cực hơn, lĩnh vực sản xuất chế biến đặc biệt đƣợc thành phố quan tâm; khi mà nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì hiển nhiên khách hàng sẽ khắc khe hơn khi lựa chọn một sản phẩm có chất lƣợng tốt, có mẫu mã, bao bì, đóng gói đẹp mắt. Thấy đƣợc điều đó, mà nhiều doanh nghiệp tại thành phố có nhu cầu vay vốn tăng cao nhằm bổ sung vốn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mặt khác đối với những doanh nghiệp đã có chất lƣợng sản phẩm tốt để cạnh tranh thì giờ đây họ cũng có nhu cầu vay vốn nhằm mở rộng sản xuất và chiếm thị phần nhiều hơn khi nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc.

- Các lĩnh vực đầu tƣ khác cũng cho vay tăng. Nguyên nhân là do đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện nên nhu cầu về sinh hoạt đòi hỏi cao và tiện nghi hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó thì nhiều nhà hàng, khách sạn tƣ nhân ra đời cũng nhƣ các công trình xây dựng đầu tƣ cơ sở, kết cấu hạ tầng phát triển hơn. Nắm bắt đƣợc tình hình trên NH đã cho vay ở các ngành nhƣ nhà hàng, khách sạn, xây dựng nhiều hơn. Nhìn chung khi mà nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực và dần ổn định, các doanh nghiệp tại thành phố có phƣơng án kinh doanh hơp lý, làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho NH thì khi cần vốn để đẩy mạnh đầu tƣ sản xuất,… tất yếu NH sẽ ƣu tiên cho vay.

b) Doanh số cho vay theo thời hạn

- Cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng trong đó cho vay ngắn hạn 6 tháng năm 2013 đã tăng 75,55 % so với cùng kỳ năm trƣớc. Đặc biệt doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều doanh số cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do NH cho vay ngắn hạn sẽ thu hồi vốn nhanh với mục đích vay thƣờng là bổ sung vốn lƣu động cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh (cho vay nhiều ở lĩnh vực thƣơng mại, sản xuất và gia công chế biến) nên vòng quay vốn rất nhanh. Ngân hàng thu hồi đƣợc vốn sẽ có thể cho vay ra tiếp tục mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lời an toàn từ đồng vốn của mình. Mặt khác do tình hình kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2013 diễn biến ổn định hơn cùng kỳ năm ngoái nên các doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, dẫn đến số lƣợng doanh nghiệp vay vốn ngày càng nhiều hơn năm trƣớc. Cùng với đội ngũ cán bộ tín dụng đã có nhiều kinh nghiệm, thủ tục cho vay đƣợc đơn giản hoá làm cho doanh số cho vay

37

ngắn hạn cũng tăng. Còn cho vay trung và dài hạn tuy cũng tăng nhƣng chu kỳ luân chuyển vốn chậm, khoản cho vay thu hồi chậm nên rủi ro cao vì vậy NH khá thận trọng khi xem xét giải ngân.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á phõng giao dịch hùng vương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)