Khi xem xét tổng thể những tài liệu về liên minh công nghệ, có thể thấy phần lớn tài liệu nghiên cứu chú trọng đến các lợi thế tiềm năng và những bất lợi của những mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, ít chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn mô hình liên minh mà công ty tham gia cam kết sử dụng các nguồn lực của nó. Nhiều tài liệu hiện tại chỉ nhằm mục đích lựa chọn liên minh công nghệ dựa trên quan điểm lý thuyết đơn lẻ, như là cách tiếp cận chi phí giao dịch (Williamson, 1991; Denecamp, 1995; Hagedoorn and Nurular, 1996) hay quan điểm dựa trên nguồn lực (Tsang, 1997: Das and Teng, 1998a, b, 2000). Hầu như chưa có một kiểu mẫu nào thiết lập một kiểu mẫu dự bị trên một quan điểm đa mặt (Osborn and Hagedoorn, 1997).
Đề tài nghiên cứu này đã thực hiện được hai mục tiêu mà các bài nghiên cứu kể trên chưa làm rõ: thứ nhất, sử dụng kiểu mẫu liên minh công nghệ để nhận dạng
các yếu tố liên minh cụ thể, chiến lược và tổ chức liên quan đến liên minh công nghệ để đạt được lợi thế cạnh tranh; thứ hai, nghiên cứu cũng cho thấy sự thực hiện liên minh công nghệ theo kinh nghiệm với các cuộc điều tra định lượng.
Đóng góp chính của đề tài này là đã nghiên cứu được nhân tố nào thực sự tác động đến sự lựa chọn một mô hình liên minh công nghệ; những những ảnh hưởng tác động đến mối quan hệ trong một mô hình liên minh công nghệ và sự phát triển mang tính cạnh tranh. Những kết quả của nghiên cứu này mang đến tài liệu tham khảo rất quan trọng cho các chuyên gia và những học viên muốn tìm hiểu hiệu quả của liên minh công nghệ.
Ta có thể xem xét những kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu:
Kết luận thứ nhất
Chiến lược phù hợp giữa liên kết hấp thụ và mô hình liên minh tác động đến lợi ích cạnh tranh của các công ty trong nền công nghiệp công nghệ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tất cả các trường hợp, các công ty có lợi thế cạnh tranh và liên kết hấp thụ cao hơn có xu hướng hoạt động một cách đáng kể hơn hẳn các công ty có độ liên kết hấp thụ thấp hơn, không có sự liên minh là hình thức dựa trên hợp đồng hoặc dựa trên vốn chủ sở hữu.
Chiến lược phù hợp giữa định hướng việc giảm rủi ro công nghệ và mô hình liên minh tác động đến lợi ích cạnh tranh của các công ty. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ trong tất cả các trường hợp, các công ty có định hướng việc giảm rủi ro công nghệ cao có xu hướng đạt được lợi ích cạnh tranh mức cao, bất kề họ lựa chọn mô hình liên minh nào (có mô hình dựa trên hợp đồng hoặc dự trên vốn chủ sở hữu).
Kết luận thứ ba
Chiến lược phù hợp giữa mô hình kinh tế và mô hình liên minh tác động đáng kể đến việc đạt được các lợi thế cạnh tranh của các công ty. Kết quả nghiên cứu chì ra rằng trong tất cả các trường hợp, các công ty có định hướng kinh tế về mô hình nghiên cứu và phát triển (R&D) cao có xu hướng đạt được các lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các công ty ít có định hướng về mô hình nghiên cứu và phát triển, bất kể hình thức liên minh nào.
Kết luận thứ tư
Chiến lược phù hợp giữa năng lực tồ chức và mô hình liên minh sẽ dẫn tới những lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Kết quả cho thấy rằng những công ty công nghệ cao có khả năng học tập cao hơn, kinh nghiệm liên kết cao hơn, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cấp cao (top management team - TMT) cao hơn, và khả năng ứng phó rủi ro cao hơn có xu hướng thể hiện tốt hơn trong lợi thế cạnh tranh.
Một vài ý nghĩa quản lý có được rút ra từ những kết luận của bài nghiên cứu này
Đầu tiên, theo Dutta và Weiss (1997), các đối tác gia nhập vào liên minh công nghệ có xu hướng hành xử một cách cơ hội. Cách cư xử này dẫn đến việc nâng cao động cơ tiếp nhận mô hình nghiên cứu và hợp tác với các công ty đối tác. Do đó, các công ty đối tác có thề thu được hiệu quả cao bằng cách tăng cường mức độ kiểm soát trên những hoạt động đổi mới toàn diện. Tuy nhiên, các tác động của liên minh công nghệ là thiết yếu vì nó có thể tạo điều kiện học tập và tiếp thu công nghệ (Lin et al., 2002). Các công ty với định hướng tiếp thu cao có xu hướng đẩy mạnh liên minh công nghệ thành một lĩnh vực hàng đầu, và cuối cùng nâng cao lợi thế cạnh tranh trong quản lý công nghệ, cải tiến quy trình, cải tiến sản phẩm, quản lý chất lượng, và cạnh tranh công nghệ.
Thứ hai, Hagedoorn và Narula (1996) chia chiến lược liên minh công nghệ của liên doanh hợp tác công nghệ thành hai dạng: chia sẻ vốn chủ sở hữu và không chia sẻ vốn chủ sở hữu. Việc phân loại dạng này giúp các độc giả dể hiểu hơn, nhưng không đầy đủ cho nghiên cứu học thuật, đặc biệt cho việc xác nhận mối quan hệ giữa một mô hình liên minh và lợi thế cạnh tranh.
Thứ ba, mặc dù những tài liệu trước đây không khẳng định các mô hình dự phòng cho liên minh công nghệ (Hgedoorn và Schakenraad, 1994; Berg et al., 1982), ý nghĩa của việc nghiên cứu này là để đánh giá một số mô hình liên kết dưới các định hướng liên kết sẽ thể hiện thế mạnh trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh hay đạt được các hiệu quả tài chính hoặc phi tài chính. Kết quả của cuộc nghiên cứu này không cho thấy rằng các công ty có định hướng hấp thụ cao nên đi theo liên minh dựa trên hợp đồng hay liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu. Nó chỉ chỉ ra rằng các công ty với định hướng tiếp thu cao hơn sẽ hoạt động tốt hơn trong cả hai trường hợp liên minh dựa trên hợp đồng và liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu. Kết quả này có thể cần có sự nghiên cứu, khảo sát thực tế nhiều hơn nữa.
Thứ tư, kết quà của cuộc nghiên cứu này chỉ ra rằng liên minh ít có định hướng về việc giảm thiểu rủi ro, kể cả liên minh dựa vào hợp đồng hay dựa vào vốn chủ sở hữu đều có xu hướng đạt được lợi thế cạnh tranh thấp hơn. Nói cách khác, việc chọn lựa liên minh công nghệ không cho thấy một tác động đáng kể nào trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh của các công ty. Theo Aulakh và Kotabe (1997), một công ty có thề theo đuổi chiến lược cạnh tranh của mình, nhưng chiến lược nên “xác định được cạnh tranh như thế nào trong kinh doanh và vị trí của chính nó giữa các đối thủ cạnh tranh”. Kết quả của việc nghiên cứu này chỉ ra rằng không phụ thuộc vào việc công ty có chiến dịch theo sát đối thủ hoặc giảm thiểu chi phí, tất cả các công ty đều thể hiện lợi thế cạnh tranh cao hơn khi họ tập trung nỗ lực thực hiện các chiến lược đã được đề ra.
Thứ năm, những cuộc nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng các công ty có năng lực tốt hơn sẽ có kiến thức quản lý cao hơn trong suốt quá trình chuyển giao công nghệ. Năng lực này bao gồm năng lực công nghệ (Lin, 1997), kinh nghiệm liên kết (Nordberg et al., 1996), tồ chức linh hoạt và kinh nghiệm hoạt động của đội ngũ quản lý cấp cao
(Dodgson, 1993; Covin et al., 1990). Kết quả của cuộc nghiên cứu này xác nhận bao quát kết quả của của các cuộc nghiện cứu trước.
Cuối cùng, trong số các tác động ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả quản lý thì năng lực cải tiến sản phẩm và chất lượng cạnh tranh được xem là hai nhân tố tiêu chuẩn. Trong một môi trường biến đổi nhanh chóng, cải tiến sản phẩm là một trong những phương thức quan trọng nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn thế nữa, để khách hành nhận rõ dược sự khác biệt giữa ta so với các đối thủ khác, cạnh tranh về quản lý chất lượng được xem như một trong số những nhân tố thiết yếu để đạt được vị thế dẫn đầu.