Phân tích kết quả điều tra

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn hóa học cho học sinh lớp 12 chương trình cơ bản (Trang 31)

Các số liệu điều tra cho thấy HS lớp 12 đã xác định đúng vị trí về TH. Hầu hết các em dành thời gian tự học khoảng từ 2 đến 4 giờ. Các lý do về điều kiện học tập như thiếu tài liệu, thời gian học và PP học tập được coi là yếu tố ảnh hưởng đến TH, đến kết quả học tập của HS. Theo kết quả điều tra có 241/598 HS chiếm 40,3% cho rằng thiếu tài liệu học tập, tham khảo; 281/598 HS chiếm 47,0% cho rằng thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi nguyên

nhân chính vẫn là các em chưa hình thành được cách thức TH hiệu quả, điều này có thể do:

- HS thụ động trong học tập do PP dạy học truyền thống lâu đời ở trường phổ thông đã tạo nên cách học lệ thuộc vào thầy, không phát huy được tính tích cực của HS nên kết quả không cao.

- GV giao bài cho HS chuẩn bị nhưng chưa hướng dẫn cách học nên HS lúng túng trong việc TH kiến thức mới hoặc khi vận dụng kiến thức đã học ở các dạng bài tập mới và khó.

- HS gặp khó khăn trong việc lựa chọn tài liệu tham khảo. Đa số HS cho rằng việc có tài liệu hướng dẫn HS tự học là điều cần thiết.

Thực trạng trên đã nói lên tầm quan trọng của GV trong việc hướng dẫn HS học tập nói chung và TH nói riêng. Để có thể giúp HS tự học hiệu quả cần phải phát huy PPDH hiện đại lấy HS làm trung tâm, đồng thời không xem nhẹ vai trò của GV trong việc hướng dẫn HS học tập. Nội dung học tập GV giao về nhà cho HS cần phải rõ ràng và có hướng dẫn cụ thể giúp HS có thể TH tự KT-ĐG kiến thức đạt được từ đó xóa dần cách học thụ động nâng cao TH và đạt được hiệu quả cao trong học tập.

Kết quả điều tra trên đây là cơ sở quan trọng, định hướng cho tác giả đề xuất việc thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn cho học sinh lớp 12. Đây cũng là nội dung nghiên cứu của đề tài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài đó là:

1. Cơ sở lý luận về quan niệm hiện đại trong dạy học hóa học, xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn mới đó là phát huy tối đa năng lực TH, tự nghiên cứu, tự thu nhận thông tin của HS một cách hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp.

2. Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ dạy học “Tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn” là một hình thức dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực TH của HS, nhất là HS lớp 12. Trên cơ sở làm rõ năng lực TH của HS, vai trò của GV và HS đối với tài liệu TH, từ đó đã đưa ra cơ sở lí luận để thiết kế và biên soạn tài liệu TH có hướng dẫn với ND bao gồm phần lí thuyết và bài tập.

3. Vai trò của bài tập với việc củng cố, vận dụng kiến thức và phát triển năng lực tư duy cho HS làm cơ sở lý luận để thiết kế nội dung tài liệu hỗ trợ HS tự học.

4. Tiến hành điều tra thực trạng TH của HS lớp 12 đang học chương trình cơ bản. Kết quả điều tra cho thấy rằng HS lớp 12 rất coi trọng vai trò của TH nhưng hầu hết việc TH chưa có hiệu quả vì vậy rất cần có một tài liệu có hướng dẫn hỗ trợ các em nâng cao khả năng TH.

Những vấn đề nêu trên làm cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi tiến hành thiết kế ND tài liệu TH có hướng dẫn cho HS lớp 12 sẽ trình bày trong chương sau.

* * *

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỖ TRỢ TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN MÔN HÓA HỌC LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 12 [13], [50]

Chương trình hóa học phổ thông được thiết kế theo hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đồng tâm và nguyên tắc đường thẳng, nhưng về cơ bản chương trình được thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm. Nội dung chương trình hóa học lớp 12 được thiết kế trên cơ sở kế thừa và phát triển mở rộng kiến thức HS đã được học trước đó.

Sách giáo khoa hóa học 12 gồm có 2 phần: hữu cơ và vô cơ gồm 9 chương: 1. Este - Lipit

2. Cacbohiđrat

3. Amin, aminoaxit và protein 4. Polime và vật liệu polime 5. Đại cương về kim loại

6. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 7. Sắt và một số kim loại quan trọng

8. Phân biệt một số hợp chất vô cơ

9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, môi trường.

Phần hoá học vô cơ lớp 12 chủ yếu nghiên cứu về kim loại. PPDH chủ yếu là xuất phát từ những kiến thức sẵn có và hiểu biết thực tế của HS để dẫn dắt họ khám phá những hiểu biết mới về kim loại.

Nội dung giáo trình hoá học kim loại lớp 12 có thể chia thành 2 phần:

- Phần thứ nhất nhằm tìm hiểu vị trí của các kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí và hoá học chung của kim loại, hợp kim, sự ăn mòn kim loại và điều chế kim loại.

- Phần thứ hai đi sâu tìm hiểu một số kim loại cụ thể quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Như vậy nội dung của phần thứ nhất rất quan trọng, nó là lí thuyết chủ đạo của sự tìm hiểu các kim loại cụ thể ở phần thứ hai.

Việc dạy học phần kim loại ở lớp 12 được tiến hành sau khi HS đã học các lí thuyết chủ đạo ở lớp 10 (cấu tạo nguyên tử; bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn; liên kết hoá học; phản ứng hoá học). Do đó PPDH quan trọng là PP suy diễn: từ vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử; từ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra tính chất hoá học đặc trưng của nguyên tố; dự đoán khả năng phản ứng của nguyên tố kim loại đó với các phi kim, với nước, với dung dịch các axit, với dung dịch muối,... Vai trò của thí nghiệm lúc này chủ yếu đóng vai trò kiểm chứng, xác minh cho những dự đoán tính chất dựa trên cấu tạo của nguyên tử kim loại và của mạng tinh thể kim loại.

Những kiến thức về kim loại nói chung về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm, sắt nói riêng được học từ lớp 9 và đến lớp 12 được nâng cao và mở rộng thêm

Nội dung, phương pháp dạy từng chương, từng bài phải đáp ứng được yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng tương ứng. Quá trình thiết kế tài liệu cũng dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và được trình bày cụ thể ở phần mục tiêu của mỗi chương.

2.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng tài liệu tự học 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng

Ở nước ta hiện nay, bộ sách giáo khoa được xem là tài liệu chuẩn. GV căn cứ vào nội dung trong sách giáo khoa mà sử dụng các PPDH thích hợp. Do đó, khi thiết kế tài liệu hỗ trợ HS tự học chúng tôi cũng bám sát mục tiêu, nội dung sách giáo khoa trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:

1) Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp về nội dung kiến thức với đối tượng sử dụng tài liệu.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quá trình thiết kế tài liệu. Nội dung kiến thức của tài liệu được thiết kế trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, phù hợp với đối tượng HS lớp 12, ban cơ bản.

2) Đảm bảo tính logic, tính hệ thống của kiến thức.

3) Đảm bảo tăng cường, phát huy vai trò chủ đạo của lí thuyết.

Lý thuyết đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Trước khi xây dựng hệ thống BT, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết. Trên nền tảng kiến

thức vững chắc cung cấp ở phần lý thuyết HS vận dụng vào việc giải bài tập để củng cố kiến thức và phát triển năng lực tư duy.

4) Đảm bảo được tính cơ bản và tính tổng hợp của các dạng bài tập.

Các dạng bài tập được xây dựng đa dạng, phong phú. Trong đó có những dạng bài tập cơ bản xoay quanh nội dung trọng tâm của bài học và những dạng bài tập tổng hợp yêu cầu HS phải liên hệ các kiến thức, biết tổng hợp khái quát, từ đó năng lực tư duy của HS được phát triển.

5) Trình bày tinh gọn, dễ hiểu, cấu trúc rõ ràng, có hướng dẫn cụ thể, thể hiện rõ ND kiến thức trọng tâm, gây được hứng thú cho người học.

Hệ thống lý thuyết được xây dựng một cách cô đọng, tóm tắt những nội dung quan trọng nhất. Sau phần kiến thức cơ bản của mỗi chương, chúng tôi hệ thống lại những nội dung quan trọng hay những nội dung HS dễ nhầm lẫn giúp các em dễ nhớ đồng thời khắc sâu được nội dung kiến thức.

6) Đảm bảo được chức năng giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức và phát triển tư duy một cách hiệu quả.

Với hệ thống lý thuyết được tóm tắt cô đọng, dễ nhớ và hệ thống BT được

thiết kế từ đơn giản đến phức tạp theo trình tự BT có hướng dẫn - BT tương tự - BT

tự KT-ĐGphát huy được chức năng củng cố kiến thức, giúp HS vận dụng kiến thức

và phát triển tư duy một cách hiệu quả.

7) Đảm bảo góp phần bồi dưỡng năng lực TH, sáng tạo cho HS, nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học.

Tài liệu TH có hướng dẫn được thiết kế một cách có hệ thống. Ngoài việc giúp HS tăng cường khả năng TH, tự vận dụng kiến thức, tài liệu còn giúp HS cũng cố kiến thức một cách vững chắc, từ đó phát triển năng lực tư duy cho các em.

2.2.2. Qui trình xây dựng

Qui trình xây dựng bộ tài liệu được thực hiện theo thứ tự các bước sau:

Bước 1. Tiến hành điều tra, tìm hiểu thực tế tình hình TH của HS lớp 12 làm

Bước 2: Đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Xây dựng cấu trúc tài liệu.

Bước 4: Xác định mục tiêu của mỗi chương.

Mục tiêu của mỗi chương được đặt trong mục tiêu chung của chương trình hóa học lớp 12. Đó là những kiến thức trọng tâm và hệ thống các kỹ năng cơ bản phải đạt được trong từng chương. Nội dung trong một chương được phân thành những nội dung cụ thể thông qua từng bài học trong chương. Xác định mức độ quan trọng của từng nội dung để lựa chọn và phân bố lượng bài tập phù hợp.

Bước 5: Tóm tắt lý thuyết từng chương một cách cô đọng, dễ nhớ nhất. Bổ

sung những nội dung quan trọng liên quan đến nội dung kiến thức của chương.

Bước 6: Tổng hợp một số dạng bài tập cơ bản của từng chương và giới thiệu

phương pháp giải thích hợp.

Bước 7: Xây dựng hệ thống BT có hướng dẫn – BT vận dụng – BT tự KT-

ĐG với độ khó tăng dần, phù hợp với từng giai đoạn lĩnh hội của HS và đáp ứng được yêu cầu của đối tượng HS trung bình, khá, giỏi.

Bước 8: Lược giải các bài tập để đảm bảo độ tin cậy cao. Tiến hành giải chi

tiết các bài khó và phức tạp. Giới thiệu cách giải hay, ngắn gọn để giúp HS dễ dàng tự học.

Bước 9: Bổ sung phần kiến thức nâng cao, dành cho những HS khá, giỏi.

Bước 10: Trao đổi, tham khảo ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong nhóm

TNSP.

Bước 11: Xây dựng và biên tập tài liệu bước, đầu đưa vào sử dụng.

Bước 12: Lập kế hoạch tiến hành TNSP.

Bước 13: Tiến hành TNSP.

Bước 14: Chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu.

2.3. Cấu trúc của tài liệu tự học có hướng dẫn môn hóa học lớp 12

Tài liệu hỗ trợ TH có hướng dẫn được xây dựng theo nội dung từng chương. Trước khi tiến hành xây dựng nội dung của tài liệu chúng tôi xác định cụ thể mục đích của từng chương theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Trên cơ sở mục tiêu của

chương chúng tôi tiến hành xây dựng tài liệu gồm hai phần chính: lý thuyết và bài tập.

2.3.1. Phần lý thuyết

Phần lý thuyết được chia thành hai mục chính: “tóm tắt lý thuyết” và “một số vấn đề cần lưu ý”.

* Tóm tắt lý thuyết

Ở phần này chúng tôi tóm tắt kiến thức theo chương trình sách giáo khoa nhằm giúp HS hệ thống lại kiến thức. Bên cạnh đó có bổ sung thêm một lượng nhỏ thông tin cần thiết nhưng không vượt quá xa chương trình. Điều này giúp HS có cái nhìn tổng quát về nội dung học tập và có nền tảng kiến thức vững chắc để vận dụng vào việc giải bài tập.

Tuy nhiên trong quá trình học tập, có những phần kiến thức HS dễ bị nhầm lẫn dẫn đến việc hiểu sai nội dung bài học. Để khắc phục điều này, chúng tôi đã xây dựng mục “một số vấn đề cần lưu ý”.

*Một số vấn đề cần lưu ý

Sau phần tóm tắt lý thuyết, thông qua "một số vấn đề cần lưu ý" chúng tôi hệ thống lại các nội dung trọng tâm và những nội dung HS dễ bị nhầm lẫn. Từ đó giúp HS nắm được kiến thức một cách vững chắc.

2.3.2. Phần bài tập

Nội dung phần bài tập được chia làm bốn mục chính: - Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp. - Bài tập có hướng dẫn.

- Bài tập vận dụng. - Bài tập tự KT-ĐG.

* Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp

Ở phần này chúng tôi đưa ra một số dạng toán thường gặp trong chương và phương pháp giải ngắn gọn đi kèm với từng dạng tương ứng.

Trên cơ sở nền tảng kiến thức vững chắc, HS vận dụng vào việc giải bài tập để củng cố, vận dụng kiến thức và phát triển năng lực tư duy.

Phần bài tập được xây dựng theo hệ thống: bài tập có hướng dẫn - bài tập vận dụng - bài tập tự kiểm tra đánh giá. Hầu hết các dạng bài tập cơ bản trong chương điều được đề cập đầy đủ, có cả bài tập lý thuyết và bài toán hóa học.

* Bài tập có hướng dẫn

Chúng tôi chọn lọc những dạng bài tập căn bản, khái quát được nội dung trọng tâm của chương và tiến hành giải chi tiết. Thông qua các bài tập này HS có thể tham khảo các cách giải ngắn gọn hình thành được phương pháp giải bài tập điển hình cho từng chương.

* Bài tập vận dụng

Thông qua bài tập có hướng dẫn, HS đã có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự mình vận dụng vào việc giải các bài tập tương tự và cả những dạng bài tập mới. Bài tập ở phần này cũng chứa đựng hai nội dung: lý thuyết và bài toán. Ở từng bài tập, có phần gợi ý ngắn gọn đi kèm đáp số, giúp HS có thể tự giải và tự kiểm tra kết quả, đảm bảo sự tin cậy của bài toán và gây niềm hứng thú học tập cho HS.

* Bài tập tự kiểm tra đánh giá

Theo tinh thần sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan để tiến hành kiểm tra đánh giá của Bộ GD-ĐT ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và TSĐH - CĐ, chúng tôi tiến hành biên soạn bài tập để HS tự kiểm tra đánh giá kiến thức cũng dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Bài tập ở phần này được thiết kế tổng hợp có cả bài tập lý thuyết và bài toán hóa học. Nội dung bài tập xoay quanh nội dung của từng bài đặt trong mối liên hệ với nội dung kiến thức ở các bài khác và chương khác. Các câu

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn hóa học cho học sinh lớp 12 chương trình cơ bản (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)