Để đánh giá về mặt định tính chúng tôi đã thông qua các phiếu hỏi GV và HS để đánh giá các tài liệu đối với việc TH của HS.
3.4.2.1. Đối với giáo viên
Sau khi tiến hành TNSP, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét của 4 GV tham gia trực tiếp TN (bảng 3.1).Sau đây là tổng hợp nhận xét của các GV:
+ Tài liệu đảm bảo tính chính xác về kiến thức lý thuyết cũng như bài tập, ngôn từ rõ ràng trong sáng.
+ Phần lý thuyết tương đối rõ ràng, dễ hiểu, nêu bật được trọng tâm bài học, giúp HS hệ thống kiến thức vững chắc.
+ Các bài tập phù hợp với mức độ kiến thức của chương trình phổ thông. + Nhiều dạng bài tập phong phú, có cả dạng bài tự luận và trắc nghiệm khách quan được thiết kế theo hệ BT có hướng dẫn – BT vận dụng – BT tự kiểm tra đánh giá giúp HS dễ dàng nắm bắt kiến thức, từng bước nâng cao năng lực TH, góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng học tập.
+ Bên cạnh đó, tài liệu còn cung cấp nguồn bài tập phong phú cho GV trong quá trình giảng dạy, góp phần hỗ trợ bài giảng của GV trên lớp từ đó làm thay đổi PP dạy học theo xu thế hiện nay (dạy học lấy HS làm trung tâm,...).
3.4.2.2. Đối với học sinh
Sau đợt thực nghiệm chúng tôi dùng phiếu để thu thập ý kiến của 215 HS ở các nhóm thực nghiệm đánh giá tài liệu TH có hướng dẫn và PP học tập mới thì kết quả thu được như sau:
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn
Tiêu chí đánh giá Mức độ
1 2 3 4 5
- Nội dung thiết kế trong tài liệu có giúp các
em tự học được dễ dàng không? 2,8% 4,6% 92,6%
- Nội dung lý thuyết trong tài liệu đọc có giúp
các em nắm được kiến thức vững chắc không? 1,9 4,2% 94,0% - Các dạng bài tập trong tài liệu có phong phú,
đa dạng không? 4,7% 95,3%
- Nội dung kiến thức trong tài liệu có bám sát
ND chương trình SGK không? 2,8% 97,2%
- Hệ thống các bài tập có được sắp xếp từ dễ
đến khó không ? 1,4% 1,9% 5,6% 91,2%
- Các hướng dẫn giải bài tập có giúp các em
rèn luyện kỹ năng làm bài không? 7,0% 7,9% 85,1% - Các câu hỏi tự kiểm tra trong tài liệu có giúp
em đánh giá được kết quả của việc tự học không ?
4,2% 95,8% - Kết quả học tập của em sau khi sử dụng tài
liệu có cao hơn nhiều không ? 1,8% 4,2% 94,0%
Qua phiếu đánh giá chúng tôi nhận thấy HS tiếp nhận và đánh giá cao tài liệu TH. Khi sử dụng tài liệu sẽ hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn, tự đánh giá được kết quả học của mình từ đó có phương pháp TH, tự nghiên cứu phù hợp hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình TNSP bao gồm: TNSP thăm dò, TNSP chính thức ở 4 trường THPT với 598 HS (TN chính thức với 430 HS gồm 5 cặp TN-ĐC, với 215 HS thuộc nhóm TN, 215 HS thuộc nhóm ĐC) nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu hỗ trợ HS tự học, đánh giá độ bền kiến thức và khả năng tư duy của của HS.
Chúng tôi đã thực hiện các công việc theo trình tự sau: - Chuẩn bị kế hoạch thực nghiệm.
- Tiến hành thực nghiệm. - Thu hồi và xử lý kế quả TN.
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã áp dụng PP điều tra cơ bản, PP thực nghiệm sư phạm và vận dụng PP thống kê toán học để tập hợp và so sánh các số liệu, phân tích nhận xét về tính khả thi và hiệu quả của bộ tài liệu. Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả:
- Các đường luỹ tích của các lớp TN đều nằm ở bên phải và ở phía dưới các đường luỹ tích của các lớp ĐC.
- Các hệ số t > tRα,fR qua từng bài KT, với α = 0,05. Qua TNSP chúng tôi đi đến kết luận sau:
- Bộ tài liệu được xây dựng đã đảm bảo được các yêu cầu của một tài liệu TH có hướng dẫn và việc sử dụng tài liệu đề ra là khả thi và có hiệu quả. Tài liệu đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú học tập, giúp HS nắm vững kiến thức và phát triển năng lực tư duy, giúp các em có được PP học tập hợp lý phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân.
- HS đạt kết quả cao hơn khi học tập bằng tài liệu TH có hướng dẫn giúp các em giải quyết một phần khó khăn của bản thân trong quá trình TH.
- Việc sử dụng kết hợp tài liệu TH có hướng dẫn với PPDH hiện đại lấy HS làm trung tâm đã mang lại hiệu quả dạy học cao thể hiện rõ qua kết quả TNSP.
Như vậy tài liệu hỗ trợ tự học cho học sinh lớp 12 đã thành công trong việc nâng cao khả năng TH cho HS từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:
1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài.
- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu của đề tài trong lĩnh vực giáo dục học và nhận thấy rằng hầu hết các đề tài chủ yếu nghiên cứu cho đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng và học sinh giỏi, HS chuyên. Với mảng "hỗ trợ học sinh tự học" ở đối tượng HS ở trường phổ thông không chuyên vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do đó việc triển khai đề tài là việc làm rất cần thiết.
- Trên quan điểm hiện đại về dạy học cho thấy hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm và “hoạt động hoá người học”, đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực, rèn luyện PP tự học cho HS. Áp dụng hệ dạy học “tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn” là một hình thức dạy học hiện đại được quan tâm nhất hiện nay.
- Hệ thống hoá các cơ sở lí luận về TH và phương pháp TH có hướng dẫn, tăng cường năng lực tự học cho HS.
- Làm rõ cơ sở lý luận của BT hóa học phổ thông làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống BT của đề tài.
- Điều tra, tìm hiểu thực trạng TH của 598 HS lớp 12 tại 4 trường THPT nhằm định hướng cho việc thiết kế tài liệu hỗ trợ TH có hướng dẫn. Kết quả điều tra cho thấy HS lớp 12 rất coi trọng việc TH, tuy vậy các em chưa có được sự hướng dẫn cụ thể do chưa có được tài liệu phù hợp và PP tự học hiệu quả.
1.2. Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập tự học có hướng dẫn nhằm củng cố kiến thức và nâng cao năng lực tư duy, từ đó nâng cao năng lực TH cho học sinh lớp 12 ở các chương:
Chương 6. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm. Chương 7. Sắt và một số kim loại quan trọng.
- Chúng tôi đã đề xuất nguyên tắc, qui trình xây dựng bộ tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng bộ tài liệu một cách có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
- Đã xây dựng bộ tài liệu gồm hệ thống lý thuyết và bài tập.
+ Xây dựng bộ tài liệu TH có hướng dẫn với nội dung lí thuyết giúp HS nắm kiến thức vững chắc làm cơ sở để HS vận dụng vào việc giải BT. Nội dung này bao gồm 2 phần đó là: “tóm tắt lý thuyết” và “một số vấn đề quan trọng cần lưu ý”. Phần tóm tắt lý thuyết thể hiện nội dung kiến thức một cách cô đọng, dễ nhớ. Bên cạnh đó hệ thống lại những nội dung quan trọng hay những nội dung HS dễ nhầm lẫn giúp các em có được một nền tảng kiến thức vững chắc.
+ Xây dựng bộ tài liệu TH có hướng dẫn với nội dung bài tập gồm 3 phần: BT có hướng dẫn, BT vận dụng và BT tự KT – ĐG gồm 89 BT tự luận và 100 câu trắc nghiệm khách quan được biên soạn kỹ lưỡng giúp HS tự rèn luyện kỹ năng giải BT, vận dụng kiến thức và nâng cao khả năng TH của mình.
+ Đề xuất cách thức sử dụng tài liệu hỗ trợ TH có hiệu quả.
1.3. Thử nghiệm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của tài liệu hỗ trợ tự học cho học sinh 12, chương trình cơ bản thông qua thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi tiến hành TNSPtrên 430 HS với 5 cặp TN-ĐC thuộc 10 lớp 12 ở 4 trường THPT đạt kết quả khả quan. Kết quả TNSP cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức, khả năng tư duy của HS khi sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn tốt hơn và từng bước nâng cao năng lực TH của HS.
Chúng tôi cũng đã đánh giá được phần nào chất lượng bộ tài liệu đã thiết kế thông qua GV và HS trong quá trình TNSP và kết quả của TNSP.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài và từ những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng một trong những định hướng đổi mới PPDH đó là nâng cao năng lực TH của HS. Trong đó việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng một cách hợp lý tài liệu TH có hướng dẫn sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng học tập, nâng cao năng lực tự học của HS, góp phần vào công cuộc đổi mới PP dạy học.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài và triển khai thực nghiệm sư phạm của luận văn, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cần có chính sách cải cách giáo dục toàn diện theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học.
- Giảm tải chương trình học, tăng số tiết học/tuần để GV có đủ thời gian hướng dẫn HS TH.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học như: đảm bảo đầy đủ hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, các trang thiết bị tin học (máy tính, máy chiếu, kết nối internet...) để GV có thể thực hiện và khai thác tốt các PPDH hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình học tập.
- Đầu tư xây dựng trường học, tăng số lớp học nhằm giảm số lượng HS/1 lớp giúp GV có thể quản lý tốt hoạt động học tập của HS, từ đó triển khai tốt các PPDH phát huy hiệu quả TH của HS.
- Cần có biện pháp nâng cao đời sống cho GV để GV có thể chuyên tâm vào công tác. Có thời gian để đầu tư, suy nghĩ về các PPDH mới và biên soạn những tài liệu giúp HS TH hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cần đẩy mạnh triển khai áp dụng các PPDH hiện đại vào dạy học.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học bằng công văn chỉ đạo đến các trường hoặc thành lập đoàn thanh tra đột xuất đến các cơ sở.
- Cần có biện pháp quan tâm và khuyến khích GV biên soạn những tài liệu có chất lượng giúp HS tự học, nâng cao hiệu quả giáo dục. Có thể thực hiện thông qua việc tổ chức cuộc thi “viết sách tham khảo”, “ý tưởng dạy học”,... và có khen thưởng xứng đáng. Những tài liệu đạt giải được công bố rộng rãi và được phổ biến đến các GV và HS triển khai vận dụng.
2.3. Đối với các trường THPT
- Nhà trường cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích GV tích cực biên soạn, thiết kế các tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm giúp cho HS học tập tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Phương pháp tự học có hướng dẫn thích hợp không chỉ đối với HS ở lớp 12 mà còn phát huy tác dụng đối với tất cả các cấp học, do đó cần nhân rộng hình thức học tập này ra các khối lớp góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hoá học nói riêng và nâng cao chất lượng học tập nói chung.
- Nhà trường góp phần cùng GV nâng cao năng lực TH, tự tìm hiểu của HS thông qua việc tổ chức các hoạt động thực tế mang tính tập thể cao như: tổ chức các cuộc thi đố vui để học, tìm hiểu các vấn đề về môi trường, xã hội,...
2.4. Đối với GV và HS
• Đối với GV
- Tiếp thu và vận dụng các PPDH mới phát huy tính tích cực, chủ động của HS. - Hướng dẫn HS tự học hiệu quả thông qua việc: xác định rõ mục địch, nội dung bài học, hướng dẫn các em học sinh TH ở nhà thông qua những câu hỏi, bài tập được giao một cách cụ thể.
- Thiết kế những tài liệu hỗ trợ HS tự học sao cho phù hợp với đối tượng HS. - Nâng cao năng lực TH cho HS ngay từ bậc tiểu học.
• Đối với HS Để có thể TH tốt cần:
- Đặt ra mục tiêu cần đạt được từ thấp đến cao và cố gắng đạt được mục tiêu đó. - Tích cực hoạt động trong giờ học, giải đáp thắc mắc thông qua sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô.
- Có sự chuẩn bị chu đáo bài học trước khi đến lớp.
- Nên có kế hoạch TH theo nhóm để phát huy tối đa hiệu quả học tập.
3. Hướng phát triển của đề tài
Từ thành công bước đầu của việc áp dụng phương pháp tự học có hướng dẫn trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 12 và căn cứ vào triển vọng của nó, chúng ta có thể mở rộng đề tài ra các chương khác và các lớp khác.
Có thể kết hợp việc thiết kế tài liệu TH có hướng dẫn với việc thiết kế các website để tạo ra tài liệu hỗ trợ TH trực tuyến phục vụ tốt hơn nhu cầu TH.
Đề tài “Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn hóa học cho HS lớp 12 chương trình cơ bản” chỉ là một hướng đi trong rất nhiều hướng đi mà mục đích cuối cùng là hỗ trợ học sinh tự học từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài của luận văn, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn nhưng được sự giúp đỡ tận tình của quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh chúng tôi đã vượt qua tất cả để hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song luận văn vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều sự góp ý của các nhà giáo, quí thầy cô, và các em học sinh để luận văn được bổ sung và hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
* * *
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, NguyễnVăn Tòng (2005), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Cao Thị Thiên An (2008), Phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học 12
phần đại cương vô cơ,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh
trong quátrình dạy học, Vụ Giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển
giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.