Vai trò của bài tập trong việc củng cố, vận dụng kiến thức và phát triển

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn hóa học cho học sinh lớp 12 chương trình cơ bản (Trang 29)

sử dụng thường xuyên các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, qui nạp, diễn dịch…

- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.

Tác dụng đức dục

- Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tác phong như: rèn luyện tính kiên nhẫn, chịu khó, sáng tạo, chính xác, phong cách làm việc khoa học và lòng yêu thích bộ môn.

- Giáo dục tinh thần yêu lao động và bảo vệ môi trường.

Tác dụng kỹ thuật tổng hợp

Những vấn đề thực tế, những số liệu kỹ thuật của sản xuất hóa học được thể hiện trong nội dung của BTHH giúp HS hiểu hơn các nguyên tắc, kỹ thuật tổng hợp như: nguyên tắc ngược dòng, tận dụng nhiệt phản ứng nhờ bộ phận trao đổi nhiệt, nguyên tắc chu trình kín, tăng diện tích tiếp xúc…Gắn kiến thức lý thuyết mà HS học được trong nhà trường với thực tế sản xuất tạo cho HS nhiều hứng thú, có tác dụng hướng nghiệp mà không làm nặng chương trình chính khóa.

Ngoài các tác dụng trên, BTHH còn được dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực của HS.

Tuy nhiên, bản thân BTHH chưa thể phát huy được tác dụng tích cực của chúng mà phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng chúng. Để phát huy tác dụng của BTHH, ngoài việc chọn lựa kỹ càng, vận dụng đúng chổ, đúng đối tượng còn phải biết cách khai thác mọi khía cạnh của bài toán, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS khi đó BTHH mới thật sự có ý nghĩa.

1.5.4. Vai trò của bài tập trong việc củng cố, vận dụng kiến thức và phát triển tư duy triển tư duy

Phương pháp củng cố kiến thức phổ biến và hiệu quả hiện nay đó là sử dụng BTHH. BTHH có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức như: các câu hỏi nhỏ, các

câu hỏi trắc nghiệm, một số bài tập định tính hoặc định lượng... Việc sử dụng bài tập để củng cố kiến thức giúp HS khắc sâu kiến thức đồng thời tạo hứng thú kích thích HS tham gia vào hoạt động học tập sau một tiết học căng thẳng.

BTHH có nhiều mức độ khác nhau, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ biết, hiểu đến vận dụng. BTHH là một công cụ hiệu quả giúp HS vận dụng các kiến thức đã và đang được học vào những tình huống cụ thể. Từ đó giúp HS vừa khắc sâu kiến thức vừa mở ra những hiểu biết mới, nhất là các dạng bài tập thực tiễn liên quan đến đời sống sản xuất.

Trong dạy học hóa học, việc giải BTHH là một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho HS. Vì vậy GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này thì năng lực tư duy được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy mới, thể hiện ở:

- Năng lực phát hiện vấn đề mới. - Tìm ra hướng mới.

- Tạo ra kết quả học tập mới.

Để có được những kết quả trên, người GV cần ý thức được vai trò của việc giải BTHH, không chỉ đơn thuần tìm ra đáp số đúng mà còn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hóa học cho HS. BTHH rất phong phú đa dạng, để giải được BTHH cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, … từ đó giúp cho tư duy HS được rèn luyện và phát triển.

Thông qua hoạt động giải bài tập thường xuyên, HS sẽ rèn luyện được ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng TH của bản thân, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách toàn diện của HS.

1.6. Thực trạng tự học của HS trung học phổ thông 1.6.1. Tổng hợp kết quả điều tra

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn hóa học cho học sinh lớp 12 chương trình cơ bản (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)