Giáo án bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecture maker trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động người học (Trang 81)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.5.2.Giáo án bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”

2.5.2.1. Mục tiêu a. Kiến thức

HS biết được:

– Thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của khí thiên nhiên.

– Thành phần, phương pháp khai thác, cách chưng cất, crackinh, rifominh, ứng dụng

của các sản phẩm từ dầu mỏ.

– Thành phần, cách chế biến, ứng dụng của than mỏ

Trọng tâm: Thành phần hóa học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học, chế biến khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.

b. Kỹ năng

– Đọc, tóm tắt được thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi.

– Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam.

– Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ trong

đời sống.

c. Thái độ

– Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

– Có ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng hợp lý tài nguyên.

2.5.2.2. Chuẩn bị

– Giáo viên chuẩn bị những tư liệu về dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ; hệ thống câu

hỏi, soạn giáo án điện tử.

– Học sinh tìm hiểu thông tin về dầu mỏ, than mỏ.

2.5.2.3. Tiến trình lên lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV giới thiệu quá trình hình thành mỏ dầu, khí thiên nhiên, than mỏ.

GV giới thiệu dàn bài “Nguồn hidrocacbon thiên nhiên”

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo túi dầu

Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sgk, cho biết: ? Dầu mỏ có ở đâu?

? Túi dầu là gì?

HS nghiên cứu sgk, trả lời.

GV cho HS quan sát hình cấu tạo túi dầu, yêu cầu HS quan sát và cho biết cấu tạo của túi dầu

HS quan sát, nhận xét.

GV nhận xét và rút ra kết luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần của dầu mỏ

GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nghiên cứu sgk, trả lời các câu hỏi:

? Cho biết tính chất vật lý của dầu mỏ.

? Nêu thành phần của dầu mỏ?

HS quan sát hình, nghiên cứu sgk, trả lời.

GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét và kết luận.

? Nêu một số mỏ dầu mà em biết?

GV gọi HS trả lời.

HS dựa vào kiến thức trả lời.

GV nhận xét và giới thiệu về mỏ dầu ở Việt Nam: Nước ta có các bể trầm tích có triển vọng như bể trầm tích Sông Hồng,

Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long,

Hoàng Sa, Trường Sa nhưng hiện nay

chúng ta chỉ mới khai thác một số mỏ dầu như Tiền Hải C, Đông Quan D (bể Sông Hồng), Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Phương Đông, Sư Tử Trắng… (bể Cửu

Long), Hải Thạch, Mộc Tinh, Lan Đỏ,

Thiên Ưng, … (bể Nam Côn Sơn)

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách khai thác dầu mỏ

GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi

? Em hãy nêu cách khai thác dầu mỏ?

HS nghiên cứu sgk, trả lời.

GV nhận xét và kết luận

GV giới thiệu giàn khoan Bạch Hổ và Đại Hùng.

Hoạt động 5: Tìm hiểu cách chế biến dầu mỏ

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập

1. Vì sao phải chế biến dầu mỏ?

2. Nêu các giai đoạn cơ bản của quá

trình chế biến dầu mỏ.

HS thảo luận nhóm 2 HS, hoàn thành phiếu học tập.

GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. GV gọi HS nhận xét.

GV nhận xét và kết luận.

Hoạt động 6: Tìm hiểu quá trình chế biến dầu mỏ và ứng dụng của các sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV yêu cầu HS qua sát sơ đồ chưng cất, chế hóa và ứng dụng của dầu mỏ, thảo luận nhóm 2 HS, hoàn thành bảng sau:

HS quan sát sơ đồ, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng yêu cầu.

GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận. HS trình bày kết quả.

HS nhận xét.

GV nhận xét và kết luận.

GV giới thiệu: Để chế biến hóa học dầu mỏ, người ta dùng phương pháp crackinh và rifominh.

GV cung cấp: Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu hóa thạch. Sản phẩm của dầu mỏ có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Chính vì vậy, ta phải khai thác, sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả. GV giới thiệu một số hình ảnh của thảm họa tràn dầu.

? Thế nào là crackinh? HS đọc sgk và trả lời.

GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học

của các phản ứng crackinh: C16H34,

C8H18, C4H10.

HS viết các phương trình hóa học.

GV yêucầu Hs viết phương trình hóa học

của phản ứng đề hidro hóa hexan và xiclohexan.

HS viết phương trình hóa học.

GV nhận xét và giới thiệu phương trình CH3[CH2]4CH3 CH3 – CH2– CH – CH3

CH3 GV đặt vấn đề: Thế nào là rifominh? HS quan sát đặc điểm cấu tạo của chất tham gia phản ứng, sản phẩm, điều kiện phản ứng, từ đó rút ra khái niệm rifominh. GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 7: Tìm hiểu khí thiên nhiên và khí mỏ dầu

GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk, thảo luận

nhóm 4 HS, hoàn thành phiếu học tập.

HS đọc sgk, thảo luận nhóm. xt, to

GV gọi đại diện nhóm HS trình bày. HS nhận xét, GV nhận xét và chỉnh sửa

GV giới thiệu hình ảnh của đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và nhà máy điện đạm Phú Mỹ.

Hoạt động 8: Tìm hiểu về than mỏ

Gv yêu cầu HS đọc sách và trả lời các vấn đề sau:

? Vai trò của than mỏ trong đời sống.

? Trình bày sự hình thành than mỏ. Có

những loại than nào?

HS đọc sgk, tìm ra câu trả lời. HS trình bày câu trả lời. GV nhận xét và kết luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV giới thiệu một số mỏ than ở Việt Nam.

GV yêu cầu HS đọc sgk và cho biết sản phẩm của quá trình nung than mỡ trong

điều kiện không có không khí ở 10000

C. HS nghiên cứu sgk, rút ra nhận xét. GV nhận xét, kết luận.

GV cung cấp thêm:

đá là nguồn bổ sung nguyên liệu đáng kể cho công nghiệp.

- Việt Nam có cơ sở luyện cốc ở Thái Nguyên, chủ yếu cung cấp than cốc cho các lò luyện kim.

Hoạt động 9: Củng cố

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2HS. HS thảo luận nhóm.

GV gọi HS trả lời.

HS chọn đáp án và giải thích. GV gọi HS khác nhận xét.

GV nhận xét và chỉnh sửa cho chính xác.

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecture maker trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động người học (Trang 81)