8. Đóng góp mới của đề tài
2.1.2. Cấu trúc nội dung
(Nguồn: Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, “Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông” [17])
Hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ ở trường THPT mang tính kế thừa, phát triển và hoàn thiện các nội dung kiến thức đã được nghiên cứu ở THCS trên cơ sở lý thuyết chủ đạo của chương trình. Nội dung kiến thức được chia thành: đại cương về hóa hữu cơ và các loại hợp chất hữu cơ cơ bản.
Đây là chương mở đầu, bao gồm các kiến thức đại cương về hóa hữu cơ nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết ban đầu dùng làm phương tiện để nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể ở chương tiếp theo.
Nội dung kiến thức trong chương mở đầu này đã chú trọng đến các vấn đề sau:
– Khái niệm chất hữu cơ, đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
– Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố.
– Phân tích định tính và định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ làm cơ sở cho
việc thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
– Thuyết cấu tạo hóa học làm cơ sở nghiên cứu cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, hiện
tượng đồng đẳng, đồng phân, các loại liên kết trong hóa học hữu cơ.
– Các loại phản ứng hữu cơ: thế cộng, tách, phân hủy và đặc điểm của phản ứng hóa
học trong hóa học hữu cơ.
Như vậy, những kiến thức trong chương này là cơ sở lý thuyết giúp HS nghiên cứu
các loại hợp chất hữu cơ được thuận lợi và sâu sắc hơn.
2.1.2.2. Các loại hợp chất hữu cơ cơ bản
Hệ thống kiến thức về các loại hợp chất hữu cơ đảm bảo tính cơ bản, khoa học và
thực tiễn. Đồng thời cũng được sắp xếp hợp lí theo các chương:
– Hidrocacbon no trình bày kiến thức về ankan và xicloankan.
– Hidrocacbon không no bao gồm những nội dung về anken, ankađien, ankin.
– Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa về hidrocacbon.
Chương này chú trọng đến những kiến thức về benzen và đồng đẳng của benzen, các nguồn
hidrocacbon thiên nhiên, mối liên hệ qua lại giữa các hidroccabon.
– Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.
– Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic.
Trong quá trình nghiên cứu các loại chất, chức hữu cơ, chú trọng đến các chất tiêu
biểu của chúng và vận dụng các kiến thức đại cương để xem xét đặc điểm cấu trúc phân tử, dạng liên kết trong phân tử, giải thích tính chất hóa học đặc trưng, nghiên cứu danh pháp cho từng loại hợp chất hữu cơ. Các phản ứng đặc trưng cho từng loại hợp chất hữu cơ có xem xét đến ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.
Các loại hợp chất hữu cơ đều được đặt trong mối liên hệ chuyển hóa lẫn nhau từ đơn giản đến phức tạp như quan hệ giữa các loại hidrocacbon, giữa các hợp chất hữu cơ có nhóm chức, giữa hidrocacbon với hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
Các quá trình chuyển hóa, các kiến thức ứng dụng thực tiễn, phương pháp điều chế đều đảm bảo tính hiện đại, thực tiễn của nội dung kiến thức.
Thông qua hệ thống bài tập nhận thức, bài tập hóa học để hoàn thiện kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giải các dạng bài tập trong hóa học hữu cơ, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Kiến thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào nội dung các bài học.
Hệ thống bài học về các loại chất hữu cơ đã tạo điều kiện để vận dụng kiến thức lý thuyết, kiến thức đại cương vào quá trình nghiên cứu những loại hợp chất hữu cơ cụ thể. Đồng thời, quá trình nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể cũng hoàn thiện, mở rộng và phát triển các kiến thức lý thuyết.