Ưu điểm, hạn chế của bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecture maker trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động người học (Trang 32)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.3.2. Ưu điểm, hạn chế của bài giảng điện tử

(Nguồn: PGS.TS. Trịnh Văn Biều, “Lý luận dạy học hóa học” [1])

1.3.2.1. Ưu điểm

a. Kích thích hứng thú học tập

BGĐT có thể trình diễn nội dung bài học dưới các dạng thông tin khác nhau như văn bản, hình ảnh, hoạt hình, video, mô phỏng, …. Đồng thời các BGĐT có giao diện đẹp, với những hiệu ứng về âm thanh, hình ảnh làm cho tiết học không đơn điệu như các tiết học

truyền thống mà trở nên sinh động, hấp dẫn đối với HS, từng bước kích thích được hứng thú học tập của HS.

b. Hỗ trợ hoạt động nhận thức

GV có thể khai thác các đoạn phim, các hình ảnh trong thực tiễn để tạo tình huống có vấn đề nhằm tăng sự chú ý, kích thích hứng thú học tập của HS.

Việc sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng cho phép tạo ra các slide có cấu trúc logic với hệ thống đề mục, tiểu mục rõ ràng. Các đơn vị kiến thức được liên kết lần lượt xuất hiện theo trật tự qui định của GV. Các câu hỏi dẫn dắt được thiết kế đa dạng và linh hoạt. Điều này làm cho bài giảng có tính hệ thống cao, GV có thể dẫn dắt HS vào từng đơn vị kiến thức và bài giảng luôn thực hiện đúng tiến độ định sẵn.

c. Tăng cường trực quan

Ưu điểm lớn nhất mà BGĐT mang lại là nội dung bài giảng được minh họa bằng

những âm thanh và hình ảnh sống động, HS tỏ ra thích thú và tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn và

góp phần tạo niềm tin vững chắc vào kiến thức mà các em được học.

d. Nguồn cung cấp thông tin

BGĐT có thể cung cấp nhiều kiến thức thực tế mà sách giáo khoa không trang trải hết, làm phong phú hơn nội dung bài học.

e. Tiết kiệm thời gian cho GV, tăng cường hoạt động cho HS

Khi sử dụng BGĐT, GV tiết kiệm được thời gian ghi bảng, vẽ hình. HS có nhiều cơ hội đối thoại với GV về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học, giúp HS tích cực, chủ động, hiểu bài tốt hơn còn GV có nhiều thuận lợi hơn cho việc điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng bài lên lớp.

1.3.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm vượt bậc của mình, BGĐT còn có một số hạn chế như sau:

– Để tạo nên một BGĐT có chất lượng và đạt hiệu quả, GV cần phải tốn khá nhiều thời

gian và công sức. Trong khi đó, thời gian một tiết lên lớp đôi khi không đủ cho GV truyền đạt hết những ý tưởng của mình.

– Đòi hỏi GV phải có một trình độ về tin học và ngoại ngữ nhất định. Đồng thời phải

có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết như máy tính, máy chiếu, ….

– Những hình ảnh, âm thanh, đoạn video có tác dụng kích thích, gây hứng thú cho HS

phân tán sự chú ý của HS đối với nội dung bài học, làm cho một số HS có quan niệm sai lầm là học với BGĐT như xem phim mà thôi.

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecture maker trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động người học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)