8. Đóng góp mới của đề tài
1.3.1. Khái niệm giáo án điện tử, bài giảng điện tử
1.3.1.1. Giáo án điện tử
(Nguồn: Vụ Giáo dục trung học, “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn tin học” [36], www.wikipedia.org [46])
Theo tài liệu “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - môn tin học” do Vụ
Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2007) [36, tr. 95] thì “Giáo án
điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của GV nhưng được đưa vào máy vi tính – giáo
án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử. Khi giáo án truyền thống được
đưa vào máy tính thì những ưu điểm, thế mạnh của CNTT sẽ phát huy trong việc trình bày nội dung cũng như hình thức của giáo án. Như vậy, giáo án điện tử không bao hàm có ứng dụng hay không việc ứng dụng CNTT trong tiết học mà giáo án đó thể hiện.” Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của GV trên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được đa phương tiện (multimedia) hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành và được lưu trữ dưới dạng một tập tin (file) điện tử.
Giáo án điện tử là một dạng bài giảng được người dạy thiết kế để người học có thể giao tiếp trực tiếp với thiết bị (ở đây là máy tính) và hoạt động dựa trên những gì đã được người dạy lập trình trước, và người dạy lúc này không cần phải giao tiếp trực tiếp với người học nữa. Qua đó người học có thể rút ra kiến thức cho bản thân mình. Một giáo án điện tử hay phải đảm bảo một số yếu tố như: sức thu hút đối với người dùng, lượng kiến thức đưa vào đó có phù hợp vói người dùng chưa, kiến thức mở rộng có đáp ứng được nhu cầu của người học không v.v.
1.3.1.2. Bài giảng điện tử
(Nguồn: Bùi Hiền, “Từ điển Giáo dục học” [13]; PGS.TS. Lê Công Triêm, “Bài giảng điện tử và quy trình thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học” [26]; www.wikipedia.org [46])
Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001) [13, tr. 14], bài
giảng là môt phần nội dung trong chương trình của một môn học được GV trình bày trước
HS.
Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên đối tượng HS cụ thể
trong một không gian và thời điểm nhất định thì được coi là ta đang thực hiện một bài
giảng. Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài
giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách văn chương, nếu coi giáo án là “kịch bản” thì
bài giảng được coi là “vở kịch được công diễn”. Bài giảng là tiến trình GV triển khai giáo
án của mình ở trên lớp.
Theo PGS.TS Lê Công Triêm, “BGĐT là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó
toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do GV điều khiển thông
qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới dạng: văn bản (text), hình ảnh
(images/graphic), hoạt hình/mô phỏng (animation/simulation), âm thanh (sound/voice) và
phim video (video clip).
Đặc trưng cơ bản nhất của BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của GV đều được multimedia hóa”.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, với khá đông người còn có một cách hiểu khác về
BGĐT. Đó là bản thiết kế cho bài giảng trên lớp bằng CNTT. Với cách hiểu này đã đồng
nhất khái niệm BGĐT với giáo án điện tử.