Tiêu chuẩn đánh giá bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecture maker trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động người học (Trang 34)

8. Đóng góp mới của đề tài

1.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá bài giảng điện tử

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đưa ra một qui định chung nào về tiêu chí để đánh giá BGĐT. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu một số tài liệu về ứng dụng CNTT vào dạy học, chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chuẩn để đánh giá BGĐT.

1.3.3.1. Về nội dung

Nội dung của BGĐT phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Tính chính xác khoa học: nội dung kiến thức phải chính xác; các thí nghiệm ảo, mô phỏng phải mô tả đúng thí nghiệm, hiện tượng thật đã xảy ra.

Tính thống nhất: các nội dung dạy học phải thống nhất với nhau; các thành phần phương tiện đều thông tin về cùng một đối tượng cần nghiên cứu.

Tính hệ thống: các kiến thức phải được trình bày một cách có hệ thống, trình tự và hợp logic.

Tính đầy đủ: nội dung các slide và các tư liệu trong bài giảng phải làm rõ và thể hiện đầy đủ nội dung bài học. Nội dung bài giảng phải đảm bảo bám sát sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện được các mục tiêu bài học, có liên hệ kiến thức thực tế.

Tính vừa sức: lựa chọn kiến thức trình bày trên slide, tổ chức các hoạt động phù hợp với trình độ của HS, giúp HS suy nghĩ, tìm tòi, khám phá và luyện tập.

1.3.3.2. Về hoạt động học

– HS tiếp nhận, xử lý thông tin và trình bày lại kết quả thông qua nhiều hoạt động khác

nhau như nghe, nhìn, quan sát, phân tích, khái quát, làm bài tập, thảo luận, ….

– HS có thể trình bày kết quả thảo luận ngay trên slide trình chiếu.

– Trong bài giảng có thiết kế phần hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, câu trắc nghiệm, bài

tập đạt hiệu quả củng cố nội dung bài học. Hệ thống bài tập củng cố, luyện tập, kiểm tra được bố trí trên các slide theo mức độ khó phù hợp để có thể sử dụng cho các đối tượng khác nhau.

1.3.3.3. Về kênh truyền thông

– Bài giảng không chứa quá nhiều slide trong một tiết học. Nội dung kiến thức trên

một slide không quá nhiều.

– Mỗi slide chỉ trình bày về một chủ đề kiến thức duy nhất. Các thông tin đa phương tiện trên slide cung cấp thông tin cho cùng một đối tượng.

– Nội dung trên một slide không trùng lắp nhau.

1.3.3.4. Về tương tác

– Bài giảng có phản hồi cho người học về kết quả hoạt động của mình.

– Trên mỗi slide không quá nhiều thành phần văn bản. Câu ngắn gọn nhưng đủ ý. Sử

dụng từ khóa cho thông tin văn bản để GV có thể giải thích, trình bày thêm trong lúc trình chiếu.

1.3.3.5. Về tính hệ thống

– Trật tự xuất hiện, ẩn – hiện của các thành phần trên slide phù hợp với nội dung bài

học. Cấu trúc bài giảng phải đảm bảo trật tự kiến thức trước sau, mối liên hệ giữa các đơn vị thức trong bài học.

– Các tư liệu của bài giảng được sắp xếp, lưu trữ hợp lý, sao cho HS dễ dàng tra cứu

thông tin.

1.3.3.6. Về hình thức

– Đúng về mặt từ ngữ, chính tả.

– Hình, mô phỏng, phim, chữ phải rõ nét, đủ lớn để xem.

– Bài giảng có bố cục với các đề mục, tiểu mục hợp lý.

– Giao diện bài giảng ổn định, thân thiện.

– Không quá nhiều màu trên cùng một slide. Phối màu khoa học giữa màu nền và màu

chữ (nếu màu nền sáng thì màu chữ đậm và ngược lại, nền màu đậm thì dùng chữ màu sáng).

– Sử dụng các hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh một cách hợp lý, không lạm dụng vì như

thế làm cho HS mất tập trung vào nội dung bài học.

1.3.3.7. Về lưu trữ

Bài giảng có thể ghi ra đĩa CD, hoặc lưu dưới các định dạng để có thể phân phối qua mạng hoặc sử dụng trực tuyến.

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm lecture maker trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động người học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)