Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều qua 3 năm 2010 -2012
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MHB – PGD Ninh Kiều)
Theokết quả từ bảng số liệu ta thấy qua 3 năm 2010 – 2012 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng điều có lợi nhuận mà mức lợi nhuận chủ yếu từ thu nhập trong hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ. Trong đó thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm. Tuy nhiên, đã có sự chuyển dịch rõ và rộng hơn đối với nguồn thu từ dịch vụ thay vì lệ thuộc nguồn thu từ tín dụng
Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 18.893 17.178 14.505 (1.715) (9,08) (2.673) (15,56) - Thu HĐKD 18.893 17.055 14.369 (1.838) (9,73) (2686) (15,75) + Thu lãi 17.989 15.779 12.837 (2.210) (12,29) (2.942) (18,65) + Thu dịch vụ 904 1.276 1.532 372 41,15 256 20,06 - Thu khác - 123 136 123 - 13 10,57 2. Chi phí 16.659 15.003 12.169 (1.656) (9,94) (2.834) (18,89) - Chi HĐKD và chi nghiệp vụ 16.659 14.997 12.161 (1.662) (9,98) (2.836) (18,91) - Chi khác - 6 8 6 0 2 33,33 3. Lợi nhuận 2.234 2.175 2.336 (59) (2,64) 161 7,40
như trước đây. Có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như sau:
Năm2010 Chính phủ đã thi hành chính sách tài khóa thắt chặt ( như chỉ thị 02/CT – NHNN ban hành ngày 07/04/2010 chỉ thị này nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán vào khoảng 20% và tín dụng khoảng 25%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý) nhưng lạm phát vẫn tăng do độ trễ của chính sách tài khóa nới lỏng và hệ quả của gói kích cầu năm 2009 mang lại. Lạm phát tăng cùng với sức ép lãi suất tăng khiến cho dư nợ cho vay của phòng giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Sang năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng giảm 2,64% mặc dù khoản thu từ dịch vụ tăng 41,15% nhưng không bù đắp nổi khoản giảm của thu từ lãi. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 lạm phát chung của cả nước ta ở mức hai con số (11,8%) đến đầu năm 2011 lạm phát tiếp tục tăng nên ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân cũng như các nhà đầu tư. Do đó Chính phủ càng thắt chặt tiền tệ thông qua Nghị quyết 11/NQ-CP ban hành tháng 02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội. Nghị quyết nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% và tổng phương diện thanh toán khoảng 15 – 16%, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phát triển sản xuất hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Đến ngày 01/03/2011 NHNN lại ban hành Chỉ thị 01/CT- NHNN quy định về dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010 nhất là BĐS và chứng khoán đến ngày 30/06/2011 tỉ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ là 22% và đến 31/12/2011 tỉ lệ này tối đa 16%. Mặc dù việc thắt chặt được thực hiện gần như quyết liệt nhưng vẫn không kiềm chế được lạm phát năm 2011 ( lạm phát 2011 ở mức 18,6%), việc hạ lãi suất thông qua quy định trần lãi suất 14% của thông tư 02/TT-NHNN ngày 03/03/2011 và chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 07/09/2011 về việc chấn chỉnh thực hiện quy định trần lãi suất cũng được NHNN thực hiện rất quyết liệt nhưng chưa mang lại hiệu quả, chưa hạ được lãi suất cho vay ở các Ngân hàng. Điều này đã làm cho việc tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng bị hạn chế và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Đến năm 2012, mặc dù tình hình lạm phát đã dần được kiềm chế ở mức 1 con số. Tuy nhiên tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu vẫn tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế cả nước nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Năm 2012 cũng là năm thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, mà một trog những trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng thương mại. Do đó năm 2012 tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng và Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều cũng không ngoại lệ, nhưng lợi nhuận của Ngân hàng năm 2012 đạt
2.336 triệu đồng, tăng 7,40% so với năm 2011 nguyên nhân là do chi phí trong năm này giảm đáng kể mặc dù thu nhập cũng giảm 15,56%, nhưng mức giảm của chi phí là 18,89% cao hơn tỷ lệ giảm của thu nhập, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên. Điều này cho thấy Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều đã thực hiện tốt chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí hoạt động của Ngân hàng đến mức thấp nhất có thể góp phần gia tăng lợi nhuận cũng như duy trì hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
Tóm lại, tất cả những chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng và từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Từ các chỉ tiêu trên ta vẽ được biểu đồ:
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 2010 2011 2012 1. Thu nhập 2. Chi phí 3. Lợi nhuận
Hình 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều qua 3 năm 2010 -2012
Nhìn vào biểu đồ ta thấy mặc dù thu nhập của phòng giảm liên tục qua 3 năm nhưng bên cạnh đó chi phí của Ngân hàng cũng giãm liên tục qua 3 năm để giảm thiểu phần nào khó khăn trong tình hình khó khăn như hiện nay, góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng , nhưng trong 2 năm 2010 và 2011 lợi nhuận của Ngân hàng cũng giảm liên tục. Điều này làm cho hoạt động của Ngân hàng đang bị thu hẹp đây không chỉ là khó khăn riêng của Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều mà là tình hình khó khăn chung của các Ngân hàng trên cùng địa bàn do bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát, sự bất ổn của nền kinh tế và những chính sách tiền tệ của Chính phủ. Nhưng với sự cố gắng, nô lực hết mình của toàn thể cán bộ - công nhân viên Ngân hàng đã từng bước khắc phục được những khó khăn trên, cho nên lợi nhuận của Ngân hàng năm 2012 đã tăng lên mặc dù nền kinh tế vẫn hết sức khó khăn.