2.2.1 phương pháp thu thập số liệu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa vào thu thập số liệu thứ cấp. Cụ thể số liệu về sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng được thu thập từ phòng hành chính nhân sự. Các số liệu về thu nhập, chi phí, lợi nhuận… được thu thập từ phòng kinh doanh và phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều.
- Tham khảo các tạp chí, trang web, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Số tuyệt đối = Năm so sánh – Năm gốc
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm tính so với năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của nền kinh tế để đề ra các giải pháp.
2.2.2.2 phương pháp so sánh số tương đối
Năm so sánh – Năm gốc Số tương đối =
Năm gốc
Phương pháp này dùng để làm rõ những biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian đó. So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu tìm ra nguyên nhân nhằm khắc phục những hạn chế.
Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ –
PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều
Ngân hàng MHB là Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ Tướng chính phủ vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh chủ yếu của MHB gồm cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng như cho vay cá nhân và các hộ gia đình, đặc biệt vay thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực dân cư, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.
Hoạt độngng từ tháng 4/1998 đến nay, MHB đã có trụ sở chính đăt tại TP HCM và một hệ thống mạng lưới bao gồm một sở giao dịch tại TP HCM, một văn phòng đại diện tại Hà Nội và gần 180 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước. Để thực hiện chiến lược Ngân hàng bán lẻ mới, MHB đang thành lập thêm 30 phòng giao dịch với quan điểm phục vụ đầy đủ các nhu cầu tín dụng và các dịch vụ, Ngân hàng đang phát triển nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở, đặc biệt là khu vực ĐBSCL mà ở đó hơn một nữa tổng số nơi ở có cấu trúc tạm bợ.
So với các Ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là Ngân hàng trẻ nhất và là Ngân hàng phát triển nhanh nhất. MHB sau hơn 10 năm hoạt động, tổng tài sản tăng 117 lần, tính đến 31/12/2008 đạt 35.200 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 50%. Trong năm 2008, vốn của MHB tăng 1.182 tỷ đồng đạt tỷ suất an toàn vốn trên 9,04%. Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản ủy thác vốn dài hạn từ ngân hàng thế giới dành cho dự án tài chính phát triển nông thôn. Ngoài ra, cơ quan phát triển tiếng Pháp còn cấp cho MHB hạn mức tín dụng 25 EUR trong vòng 20 năm. MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 Ngân hàng nước ngoài trên 50 quốc gia trên thế giới. Năm 2008 cũng là năm thứ tư liên tiếp nhận chứng nhận là Ngân hàng xuất sắc trong thanh toán quốc tế và quản lý tiền tệ do Ngân hàng HSCB USA thuộc tập đoàn tài chính toàn cầu HSBC cấp. MHB gia nhập liên minh thẻ Việt Nam (VNBC), kết nối với Banknetvn, tạo điều kiện cho thẻ MHB e-cash có thể sử dụng trên 3.500 ATM của tất cả các Ngân hàng thành viên của 2 hệ thống Banhnetvn và VNBC trên phạm vi toàn quốc. MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên Hiệp hội thẻ quốc tế China Union Pay (CUP), Mastercard. Trong năm 2008, MHB bắt đầu triển khai dự án Core banking – Ngân hàng cốt
lõi, một dự án sẽ làm thay đổi rất lớn về công nghệ và quy trình giao dịch của MHB. MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ World Bank, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực chi đúng các yêu cầu báo cáo do luật pháp quy định, loại bỏ những hạn chế của hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả các danh mục cho vay, lãi suất, quản lý ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng.
3.1.2 Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều
Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lướt hoạt động, vào ngày 21/04/1999 theo công văn số 359/CV – NHNN chấp nhận thành lập Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ và vào ngày 28/04/1999 Ngân hàng chính thức được thành lập, địa chỉ tại số 05 Phan Đình Phùng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Từ 01 Chi nhánh, đến nay MHB Cần thơ đã mở rộng thêm 04 PGD hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, PGD Thốt Nốt và PGD Nam Cần Thơ, Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được đổi mới và nâng cao theo xu hướng hiện nay, MHB Chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra Ngân hàng còn có tham gia thanh toán hơn 5.000 hộ trên địa bàn tỉnh Cân thơ (cũ) để mua, xây dựng, sữa chữa nhà, tham gia đầu tư vào các khu dân cư lớn của địa phương như: Khu dân cư 91B – TP. Cần Thơ, khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt.
MHB Cần Thơ tham gia triển lãm tại hội chợ Nông Nghiệp Quốc tế Việt Nam 2008 diễn ra từ ngày 03/12/2008 đến ngày 09/12/2008 tại TP. Cần Thơ, đơn vị đã thực hiện được một số gian hàng để quảng bá thương hiệu MHB cùng những đóng góp của chi nhánh vào sự phát triển của thành phố trong 05 năm qua (2004-2008). Cùng với sự hỗ trợ tích cực của thẻ MHB Cần Thơ thông qua việc “ phát hành thẻ miễn phí – lấy ngay “ tại hội chợ, MHB Cần thơ đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách đến tham quan, thu hút được nhiều khách hàng mở thẻ, chứng tỏ chi nhánh là một Ngân hàng thực sự lớn mạnh trên địa bàn. Tại buổi tổng kết hội chợ, MHB cần thơ là một trong top 05 đơn vị vinh dự nhận được bằng khen đạt giải “gian hàng xúc tiến thương mại hiệu quả” của chủ tịch UBND TP. Cần Thơ.
vị vinh dự nhận được bằng khen đạt giải “gian hàng xúc tiến thương mại hiệu quả” của chủ tịch UBND TP. Cần Thơ.
Ngày 01/07/2003, Tổng giám đốc MHB ký quyết định số 45/2003/QĐ – NHN – KH về việc thành lập Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh cấp 2, TP. Cần Thơ. Đến ngày 26/02/2004, Tổng Giám Đốc MHB ký quyết định số 10/2004/QĐ – NHN – KH về việc đổi tên NHPTN ĐBSCL Chi nhánh cấp 2 TP. Cần Thơ thành NHPTN ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh KIều. Trụ sở PGD Ninh Kiều đặt tại số 60-62 Phan Đình Phùng - TP. Cần Thơ. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh đến nay, MHB Ninh Kiều đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng phát triển. Phạm vi hoạt động rộng rãi không chỉ trong địa bàn quận Ninh Kiều mà cồn các quận khác như: Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng …MHB Ninh Kiều đang nỗ lực đạt nhiều thành tích kèm theo là chất lượng trong đó có chất lượng dịch vụ và tín dụng để phục vụ ngày càng tốt hơn số lượng khách hàng ngày càng đông đến giao dịch, đó cũng là thực hiện theo tiêu chí của NH Hội sở và Chi nhánh TP. Cần Thơ.
Ngày 18/09/2012, Chủ tịch Hội đồng quản trị ký Quyết định số 31/QĐ- NHN-HĐQT về việc đổi tên NHPTN ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ thành Ngân hàng TMCP PTN ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ đồng thời đổi tên NHPTN ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều Thành NH TMCP PTN ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều.
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của MHB Chi nhánh Cần Thơ – PGD Ninh Kiều Ninh Kiều
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, MHB không chỉ dừng lại ở lĩnh vực đầu tư phát triển nhà ở, xây dựng cơ bản mà còn tiến tới các lĩnh vực, các nghiệp vụ và dịch vụ ngày càng đa dạng hơn. MHB Ninh Kiều có những chức năng sau:
- Về huy động vốn:
+ Huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn trong nước, thu hút nhiều vốn nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
+ Huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng VND và ngoại tệ.
+ Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. + Huy động vốn thông qua liên hàng.
+ Vay vốn từ Ngân hàng phát triển trung ương và các tổ chức tín dụng khác. - Về hoạt động tín dụng:
+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Thực hiện tín dụng ngắn hạn để nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ nhập khẩu.
+ Cho thuê dưới hình thức tín dụng thuê mua
+ Củng cố và phát triển truyền thống: Khối các doanh nghiệp xây lắp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết kế,…
+ Mở rộng và phát triển quan hệ rộng rãi với khách hàng và các Ngân hàng bạn trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính tín dụng.
+ Huy động vốn và tín dụng đối với mòi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Hoạt động thanh toán (thanh toán bù trừ, thanh toán liên Ngân hàng, thanh toán quốc tế) và nghiệp vụ có liên quan như: mở tài khoản thanh toán, mở L/C.
+ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. + Các dịch vụ ngân quỹ.
3.2 Cơ cấu tổ chức
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MHB – PGD Ninh Kiều)
Tổng số cán bộ nhân viên
- Ban Giám Đốc: 2 người
- Phòng kế toán ngân quỹ: 6 người - Tổ kinh doanh: 3 người
- Tổ quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh: 4 người - Bộ phận hành chánh: 3 người
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.2.1 Ban Giám đốc Giám đốc Giám đốc Phòng kế toán ngân quỹ Tổ kinh doanh Tổ quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh Bộ phận hành chánh
Trực tiếp điều hành quyết định toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho cán bộ, công nhân viên chức ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước ngân hàng và pháp luật về mọi quyết định của mình.
3.2.2.2 Phó giám đốc
Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định dự án.
3.2.2.3 Tổ kinh doanh
- Thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng: luôn sẵn sàng với tinh thần phục vụ khách hàng một cách chu đáo, công bằng, nhiệt tình, đồng cảm và thể hiện tính chuyên nghiệp của MHB; đồng thời cán bộ kinh doanh phải luôn đảm bảo rằng sau khi kết thúc giao dịch, khách hàng hoàn toàn yên tâm và hài lòng về MHB.
- Tiếp xúc, phỏng vấn, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, đánh giá tình hình pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tình hình tài chính, tính khả thi của các dự án/phương án vay vốn, khả năng trả nợ, đánh giá tính khả mại và xác định giá trị tài sản bảo đảm, …;
- Tư vấn, hướng dẫn và giải đáp cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tín dụng, tiền gởi, … tại MHB.
- Lập báo cáo tóm tắt chuyển cho bộ phận nhập thông tin khách hàng vào hệ thống Intellect (để lưu trữ) đối với các khách hàng chưa thoả điều kiện cấp tín dụng theo qui định hiện hành của MHB.
- Lập báo cáo hoặc tờ trình thẩm định tín dụng, chịu trách nhiệm về các nội dung đánh giá, nhận xét và đề xuất về khoản tín dụng trong báo cáo thẩm định;
- Đàm phán với khách hàng về các điều khoản của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tiền vay, … và điều kiện có liên quan khác (nếu có).
- Hoàn tất hồ sơ, thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt giải ngân, quản lý các khoản vay đã phê duyệt;
- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay (theo định kỳ hoặc đột xuất) kể cả hồ sơ cấp tín dụng do hội sở phê duyệt và uỷ quyền cho chi nhánh theo dõi quản lý;
- Xem xét đề xuất cơ cấu nợ (nếu có), chuyển nợ quá hạn, lập hồ sơ khách hàng phát sinh nợ có vấn đề chuyển cho bộ phận nghiệp vụ có liên quan theo đúng qui định của MHB.
- Phối hợp cùng phòng nghiệp vụ có liên quan thực hiện phân loại nợ khách hàng đang quản lý theo qui định hiện hành của MHB.
- Hỗ trợ phòng/bộ phận nghiệp vụ có liên quan trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo qui định của MHB;
3.2.2.4 Tổ quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh
- Kiểm tra, đánh giá lại hoặc tái thẩm định toàn bộ các vấn đề liên quan của các khoản cấp tín dụng mà phòng kinh doanh đề xuất: tính pháp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tình hình tài chính, tính khả thi của các dự án/phương án vay vốn, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm,… đồng thời lập báo cáo đánh giá rủi ro và chịu trách nhiệm về các nội dung đánh giá, nhận xét và đề xuất đó;
- Tham gia kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay và xử lý nợ khi được phân công;
- Thực hiện kiểm soát tín dụng nội bộ theo qui định sổ tay quản lý rủi ro. - Rà soát kiểm tra, tổng hợp báo cáo phân loại nợ cho cấp thẩm quyền.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả công việc được phân công của mình.
- Hỗ trợ phòng kinh doanh soạn thảo các hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay (nếu có), … phải đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ.
- Thực hiện công chứng đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các hồ sơ tín dụng do PKD chuyển sang;
- Thực hiện đăng nhập tài khoản, đăng ký khoản vay vào hệ thống Intellect, giải ngân cho khách hàng theo nội dung trong giấy nhận nợ hoặc giấy đề nghị giải ngân đã được cấp thẩm quyền duyệt;
- Hoặc nhập thông tin từ chối khoản tín dụng theo báo cáo tóm tắt của PKD chuyển sang đối với các hồ sơ khách hàng không đáp ứng điều kiện của MHB có ý kiến của cấp thẩm quyền.
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) từ PKD chuyển sang theo phân công của lãnh đạo phòng và qui định hiện hành của MHB (có giấy giao nhận cụ