- Trực tiếp tham gia các hoạt động của quy trình sản xuất ương nuôi cá giống - Các hoạt động tham gia đều được ghi chép đầy đủ.
3.4.2.1 Phương pháp xác định tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ sống (%) = (số cá còn sống/số cá thả nuôi) x 100
hiện kéo lưới và cân 100g cá rồi dùng thau và chén để đếm số lượng, thực hiện đếm 3 lần ta lấy số trung bình rồi nhân với tổng khối lượng cá trong ao.
Số cá còn sống (con) = số lượng trung bình trong100g cá x khối lượng cá trong ao.
Mỗi tuần thực hiện một lần và cố định ở một ngày nhất định
3.4.2.2 Phương pháp đo kích thước: Sự dụng thước đo đơn vị cm đo ở các
tuần tuổi khác nhau để thấy được sự tăng chiều dài của cá. Tăng trưởng chiều dài (Length gain)
LG (cm) = Lc - Lđ
(Trong đó: Lđ - Chiều dài ban đầu; Lc - Chiều dài cuối)
3.4.2.3 Phương pháp cân khối lượng qua các tuần
Tăng trọng (weight gain):
WG (mg) = Wc - Wđ
(Trong đó: Wđ - Khối lượng ban đầu; Wc - Khối lượng cuối)
3.4.2.4 Phương pháp đo pH, nhiệt độ nước
Trong số các nhân tố môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của mọi sinh vật nói chung và của cá rô phi Đường Nghiệp nói riêng, nhiệt độ, độ trong, pH là các nhân tố cần quan tâm nhất.
Phương pháp đo pH: Sử dụng quỳ tím đo 3 lần ở các vị trí khác nhau và lấy giá trị trung bình.
Phương pháp đo nhiệt độ nước: sử dụng nhiệt kế đo 3 lần ở các vị trí khác nhau và lấy giá trị trung bình.
Phương pháp đo độ trong của nước: Sử dụng thước đo (cm) đo 3 vị trí khác nhau ở trong ao và lấy giá trị trung bình.
Phương pháp đo oxy hòa tan: Phương pháp đo lượng Oxy hòa tan phổ biến hiện nay là dùng máy đo oxy DO D2O. Chúng ta dùng máy đo oxy đo ở 3 vị trí khác của ao và lấy giá trị trung bình.