Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của cá rô phi đơn tính đường nghiệp ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống (Trang 38)

Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và phần mềm Minitab 14 với các tham số thống kê như số trung bình cộng (X ), độ lệch tiêu chuẩn (SX), sai số của số trung bình (mX) và hệ số biến dị (Cv). - Độ lệch tiêu chuẩn: Sx   1 1 2       n x x S n i i x i x :Giá trị biến số x : Số trung bình n : Dung lượng mẫu - Sai số trung bình: mx  30   n n S m x x  30 1     n n S m x x

n : Dung lượng mẫu

x

- Hệ số biến động (hệ số biến dị):  %  100 x S C x v - Số trung bình : X n x n x x x x X     n  i  1 2 3 ... i

x : Tổng các giá trị của mẫu n : Dung lượng

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất

Được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa chăn nuôi thú y, với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự nhất trí tạo điều kiện của Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội tôi đã xây dựng nội dung thực tập như sau:

- Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội.

- Tham gia vào quá trình sinh sản và nuôi trồng tại trung tâm. - Chẩn đoán và điều trị bệnh thủy sản.

- Thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của cá rô phi đơn

tính Đƣờng Nghiệp ƣơng từ giai đoạn cá hƣơng lên cá giống”.

4.1.2 Biện pháp thực hiện

Để thực hiện tốt nội dung, trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra biện pháp thực hiện như sau:

- Lên kế hoạch cụ thể đối với từng nội dung công việc.

- Tuân thủ mọi nội quy, quy chế của nhà trường và nơi thực tập. - Bản thân tích cực về nhiều mặt:

+ Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản.

+ Đọc tham khảo các tài liệu để nâng cao kiến thức.

+ Tăng cường học hỏi các cán bộ cơ sở để nâng cao tay nghề. + Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy hướng dẫn.

+ Vận dụng các kiến thức đã học vào việc tư vấn khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho các hộ nuôi trên địa bàn.

4.1.3. Kết quả phục vụ sản xuất

Bảng 4.1: Kết quả phục vụ sản xuất

TT Nội dung công việc ĐVT Số lƣợng Kết quả

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh ao, cải tạo và diệt tạp: - Vôi bột (CaCO3 ) - Thuốc tím (KMnO4) m2 12960 12960 12969 12960 100 100 2 Thả giống vào lúc chiều mát (16

– 17 h) tắm cho cá trước khi thả Con 150000 150000 100

3 Công tác khác :

- Cần kiểm tra nước, lọc nước - Thăm ao vào sáng sớm, kiểm tra màu nước

m2 12960

12960

12960 12960

4.1.4. Kết luận và bài học kinh nghiệm

Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm, được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ kỹ thuật Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trực tiếp tiếp xúc với thực tế sản xuất và cung cấp số liệu điều tra cơ bản, đồng thời với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã thu được một số kết quả nhất định như:

- Củng cố hệ thống lại được phần lý thuyết thông qua thực tế ở cơ sở. - Biết được các phương pháp phòng chống dịch bệnh cho thủy sản. Cũng qua thực tế sản xuất đã giúp tôi hiểu được những khó khăn vướng mắc của những người làm công tác nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bản thân còn nhận thấy nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế, thấy cần phải học hỏi thêm nhiều thông qua các đồng nghiệp đi trước, các tài liệu, tiếp cận với thực tế nhiều hơn, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề để góp phần phục vụ tốt cho công tác sau này.

4.2. Kết quả nghiên cứu đề tài

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn

Tỷ lệ nuôi sống cá rô phi Đường Nghiệp trong thời gian theo dõi thí nghiệm từ 09/03/2015 đến 16/4/2015 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống Thời gian (tuần) Trong tuần (%) Cộng dồn (%) Bắt đầu nuôi thả 95,00 95,00 1 92,24 87,63 2 96,56 84,62 3 97,40 82,41 4 98,33 81,04 5 97,90 79,34 TB 96,20 85,00

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: tỷ lệ sống của cá rô phi Đường Nghiệp ở 5 tuần ương nuôi là rất cao như ở tuần 2 tỷ lệ sống của cá đạt tới 96,56%, tuần 3 là 97,40%, tuần 4 là 98,33%, tuần 5 là 97,90%. Chỉ có duy nhất tuần đầu tiên là 92,24% nguyên nhân là do tuần đầu chưa thích ứng với môi trường lạnh như nước ta nên tỷ lệ cá chết nhiều. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Ngô Phú Thỏa – Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1[8] thì tỷ lệ sống của cá rô phi là >78% cao. Từ bảng trên thấy được khả năng chịu lạnh, thích ứng với môi trường mới của cá rô phi Đường Nghiệp là rất cao, vượt trội hơn hẳn so với các loài cá khác như Chép, Trôi...

4.2.2. Kích thước cá qua các thời kỳ

4.2.2.1. Kích thước các chiều đo của cá rô phi Đường Nghiệp trong 5 tuần nuôi

Để đánh giá khả năng tăng trưởng về kích thước (dài, rộng, dầy) các chiều đo của cá rô phi Đường Nghiệp chúng tôi đã kết hợp với các kỹ sư tiến hành đo và đạt được kết quả như sau:

Bảng 4.3: Kích thƣớc các chiều đo của cá (mm) Thời gian (tuần) Chiều dài (Xmx) Chiều rộng ( Xmx ) Dầy ( Xmx) Bắt đầu nuôi thả 160,33 3,20,07 2,10,07 1 180,67 3,70,07 2,50,04 2 230,67 4,40,07 2,80,09 3 280,67 5,20,07 3,30,07 4 330,22 5,80,20 3,80,2 5 360,67 7,60,13 4,30,07

Hình 4.1: Đồ thị tăng kích thước cơ thể cá

chiều rộng và dầy của cá rô phi Đường Nghiệp đều tuân theo quy luật sinh trưởng của động vật như chiều dài từ 16cm tăng lên 36cm, chiều rộng từ 3,2 cm tăng lên 7,6 cm, dầy từ 2,1 cm lên 4,3 cm từ khi bắt đầu thả đến kết thúc 5 tuần tuổi. Qua đó cho thấy được tốc độ tăng trưởng và phát triển của cá rô phi Đường Nghiệp là rất lớn.

4.2.2.2 Khối lượng của cá qua các kỳ cân

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của cárô phi Đường Nghiệp trên cơ sở kết quả theo dõi về khối lượng tích lũy qua các tuần nuôi, chúng tôi tiến hành xác định khả năng sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tương đối, sinh trưởng tuyệt đối của cá rô phi Đường Nghiệp. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4. Khối lƣợng tích lũy Thời gian (tuần) Sinh trƣởng tích lũy (g/con) Trong tuần (g/tuần) Bắt đầu nuôi thả 3,00 1 3,10 0,10 2 3,27 0,17 3 3,52 0,25 4 4,52 1,00 5 6,72 2,20 TB 3,80 0,74

Số liệu bảng 4.4 cho thấy: khả năng sinh trưởng về khối lượng trung bình của cá rô phi Đường Nghiệp trong 5 tuần nuôi tăng lên rõ rệt. Tuần 1 và 2 khi bước đầu nuôi vào tháng 3 năm 2015 thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp cá không ăn nhiều và do tiếp xúc với môi trường mới, cá chưa thích nghi nên sinh trưởng chậm. Từ các tuần tiếp theo thời tiết ấm dần, thích nghi với môi trường, khả năng sinh trưởng về khối lượng của cá cũng tăng theo.

4.2.2.3 Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của cá

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của cá rô phi Đường Nghiệp trên cơ sở kết quả theo dõi về khối lượng tuyệt đối và tương đối qua các tuần nuôi, chúng tôi tiến hành xác định khả năng sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của cá rô phi Đường Nghiệp. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối

Giai đoạn Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối (g/con/ngày) Bắt đầu nuôi -1 3,25 0,010 1-2 5,34 0,020 2-3 7,36 0,040 3-4 24,87 0,143 4-5 39,15 0,314 TB 16,00 0,110

Số liệu bảng 4.5 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi Đường Nghiệp phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của động vật. Ở tuần đầu, sinh trưởng tuyệt đối thấp, chỉ đạt 0,01 g/con/ngày. Ở giai đoạn 5 tuần tuổi, cá rô phi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất đạt 0,314 g/con/ngày.

Cá rô phi Đường Nghiệp có diễn biến về sinh trưởng tương đối tăng dần. Chúng tăng chậm ở giai đoạn các tuần đầu, đặc biệt là trong ba tuần đầu lần lượt là 3,25 %, 5,34 %, 7,36 %. Sinh trưởng tương đối tăng nhanh ở 2 tuần cuối, đặc biệt cao nhất ở tuần 5 (39,15 %) do cá thích nghi với môi trường sống và nhiệt độ tăng lên. Nhìn chung, tốc độ sinh trưởng của cá rô phi Đường Nghiệp tuân theo quy luật sinh trưởng chung của động vật.

4.2.3. Tiêu thụ thức ăn

Để đánh giá khả năng tiêu thụ thức ăn của cá rô phi Đường Nghiệp tôi đã kết hợp với các kỹ sư tiến hành lập công thức thức ăn cho cá. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.6. Tiêu thụ thức ăn qua các giai đoạn Thời gian (tuần) Trong ngày (g/con) Cộng dồn (g/con) 1 0,093 0,093 2 0,098 1,910 3 0,105 2,015 4 0,135 2,150 5 0,201 2,351 TB 0,126 1,704

Ghi chú: Thức ăn là cám công nghiệp của hãng cargill với hàm lượng dinh dưỡng như sau: Protein thô tối thiểu là 30%, xơ thô tối đa là 6%, lysine tổng số nhỏ nhất là 1,3%, năng lượng trao đổi tối thiểu là 2.240 Kcal/kg, protein tiêu hóa tối đa là 26%, canxi trong khoảng từ 0,5 – 2,5%, photpho tổng số từ 1 – 2%, methionine + cystine tổng số tối thiểu là 0,9%, độ ẩm tối đa là 11%.

Số liệu bảng 4.6: Khả năng tiêu thụ thức ăn của cá rô phi Đường Nghiệp qua các tuần nuôi, căn cứ vào công thức mà chúng ta có thể tính khối lượng thức ăn cho cá. Thức ăn được tăng qua các tuần nuôi : từ 1 tuần khối lượng thức là 0,093g/con/ngày nhưng đến tuần cuối khối lượng tăng là 0,201g/con/ngày. Từ đó ta thấy khả năng tiêu thụ thức ăn của cá rô phi Đường Nghiệp là rất lớn.

4.2.4. Thay đổi môi trường trong quá trình ương nuôi

Trong quá trình ương nuôi có các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá như: pH, nhiệt độ, độ trong, oxy hòa tan. Chúng

tôi đã tiến hành đo vào các ngày cố định trong tuần, kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Môi trƣờng ƣơng nuôi cá qua các giai đoạn Thời gian (tuần) pH Nhiệt độ ( o C) Độ trong (cm) Oxy (mg/l) 1 6,80 22,0 35,0 6,00 2 7,10 23,5 33,0 5,80 3 7,50 25,0 30,0 5,70 4 8,30 25,6 24,0 5,50 5 8,10 26,5 22,0 5,00 TB 7,56 24,5 30,6 5,60

Theo các số liệu môi trường được ghi ở bảng 4.7 cho thấy yếu tố môi trường trong quá trình thực nghiê ̣m tương đối thích hợp cho sự sinh trư ởng và phát triển của cá rô phi Đường Nghiệp cụ thể là:

pH dao đô ̣ng giữa các đợt kiểm tra, có sự chênh lệch lớn (6,8 – 8,1). pH trong tuần 1, 2, 3 là phù hợp với sự phát triển của cá, đến tuần 4, 5 pH tăng là do quá trình hoạt động cơ thể cá thải ra nhiều khí NH3 (amoniac) nên làm cho môi trường pH thay đổi theo chiều hướng tăng dần từ 6,8 lên đến 8,1 nhưng vẫn nằm trong ngưỡng sinh trưởng và phát triển. Theo Lê Quang Long (1964)[7] độ pH thích hợp cho sự phát triển và sin h trưởng của cá là 6,5 – 9. Như vậy độ pH chúng tôi đo được của ao nuôi là hoàn toàn phù hợp cho cá sinh trưởng của cá.

Nhiệt đô ̣ trong suốt quá trìn h ương nuôi dao động từ 22oC đến 26,5o C là hoàn toàn phù hợp với ngưỡng nhiệt độ sinh trưở ng và phát triển của cá rô phi. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệt độ thích hợp nhất cho cá rô phi sinh

trưởng và phát triển. Vì theo Lê Quang Long (1964)[7] và Bardach và cs, 1972)[11]thì nhiệt độ cho cá con là 28 – 30oC.

Sự biến động độ trong của nước trong quá trình ương nuôi có xu hướng giảm dần khi thời gian nuôi cá tăng lên cụ thể là: Ở tuần 1, 2, 3 độ trong cao và ổn định giúp cho cá thích nghi và sinh trưởng. Tuy nhiên, ở tuần 4, 5 độ trong giảm mạnh do cá hoạt động mạnh ở đáy ao nhưng độ trong này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Vì theo Lê Quang Long (1964)[7] thì độ trong cho cá nước ngọt là 20 40 cm.

Để thấy rõ hơn về diễn biến môi trường pH trong ương nuôi cá, chúng tôi thể hiện qua các hình 4.2 như sau:

Hình 4.2: Đồ thị biến động độ pH trong quá trình ương cá rô phi

Hình 4.2 cho thấy độ pH nước có biến động tăng dần theo thời gian nuôi cá.

Trong ao ương , nhiê ̣t đô ̣ được cung cấp chủ yếu từ bức xa ̣ mă ̣t trời . Ngoài ra còn từ các phản ứng hóa học, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tầng nước và nền đáy ao.

Nhiê ̣t đô ̣ ảnh hưởng trực tiếp hoă ̣c gián tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cá. Để thấy rõ hơn diễn biến nhiệt độ nước qua các tuần, chúng tôi thể hiện cụ thể qua hình 4.3.

Hình 4.3: Đồ thị biến động nhiệt độ nước trong quá trình ương nuôi

Để thấy rõ hơn về biến động độ trong của nước trong ương nuôi cá, chúng tôi thể hiện qua các hình 4.2 như sau:

Hình 4.4: Đồ thị biến động về độ trong của nước trong quá trình ương nuôi

Ôxy hòa tan hay còn được gọi tắt là DO là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của cá. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan trọng. Để thấy rõ được sự thay đổi về nồng độ oxy hòa tan, chúng tôi thể hiện cụ thể qua đồ thị sau:

Hình 4.5: Đồ thị biến động oxy hòa tan trong quá trình ương nuôi

Hình 4.5: Cho thấy, trong quá trình ương nuôi , nồng đô ̣ oxy hòa tan biến đô ̣ng không lớn từ 6,0 – 5,0 mg/l. Đây là ngưỡng oxy thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Vì theo Lê Quang Long (1964)[7] thì oxyhoaf an cho cá rô phi là từ 2mg/l – 8mg/l.

4.2.5. Hiệu quả kinh tế

Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế ƣơng nuôi cá

Hiệu quả Nội dung ĐVT lƣợng Số Đơn giá Thành tiền

Chi trong quá trình ương nuôi Vôi bột Giống Thuốc Thức ăn Công kg Vạn Gam kg Ngày 180 15 02 550 60 1,5 nghìn/1kg 480đồng/ con 1,5 nghìn/1g 11nghìn/kg 100nghìn/ngày 270.000 7.200.000 3.000 6.050.000 6.000.000 Tổng chi vnđ 19.523.00

Tổng thu Cá giống Con 119.000 1,5 nghìn/con 178.500.000

Số liệu bảng 4.8 cho thấy: tổng chi phí chi ra là rất nhỏ (19.523.000 vnđ). Tổng chi phí con giống trung bình của một đợt là 7.200.000vnđ. Tổng chi phí trung bình về thuốc là 3.000vnđ, thức ăn là 6.050.000vnđ, công lao động 6.00.000vnđ. Trong khi đó tổng thu từ bán 119.000 cá là 178.500.000 vnđ. Vậy lợi nhuận thu được từ việc ương nuôi cá rô phi Đường Nghiệp là rất cao, đạt là 158.977.900 cho ương nuôi 150.000 con trong 5 tuần nuôi dưỡng.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Từ những kết quả thu được ở trong thí nghiệm này, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Tỷ lệ sống của cá rô phi Đường Nghiệp cao, kết thúc giai đoạn nuôi lên cá giống đạt là 97,4%.

- Sinh trưởng cá hương qua thời gian thí nghiệm (5 tuần) tăng nhanh

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của cá rô phi đơn tính đường nghiệp ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)