Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của cá rô phi đơn tính đường nghiệp ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống (Trang 31)

2.5.2.1 Tình hình nghiên cứu chọn giống cá rô phi ở Việt Nam

Từ những năm 90, Thông qua một số công trình nghiên cứu và hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (Viện NCNTTS) đã nhập nội một số dòng rô phi qua 2 lần: lần 1 vào năm 1994, lần 2 vào năm 1997. Với mục đích thông qua các công trình nghiên cứu để chọn ra dòng cá rô phi có tốc độ tăng trưởng tốt trong điều kiện nuôi ở nước ta. Và kết quả nghiên cứu cho thấy rô phi dòng GIFT thế hệ thứ 5 được nhập từ Phillipine có những ưu điểm nổi trội hơn so với các dòng cá khác (Nguyễn Công Dân và cs, 1998)[3].

Có 3 loài cá rô phi được di nhập vào Việt nam. Cá rô phi đen

Oreochromis mossambicus là một trong những loài cá được di nhập sớm nhất

(1951), nhưng do thành thục sớm và chu kỳ sinh sản ngắn khiến cho mật độ cá nuôi trong ao trở nên dày đặc, cá giảm tăng trưởng, kích thước nhỏ và sản lượng thấp. Cá rô phi vằn O. niloticus được nhập từ Đài Loan vào năm 1973 đã nhanh chóng trở thành loài cá nuôi quan trọng nhờ tăng trưởng nhanh và có kích thước thương phẩm lớn (Nguyễn Công Dân, 1998 a,b)[3].

Đến năm 1996, cá rô phi xanh O. Aureus đã được di nhập vào Việt Nam để phục vụ cho các nghiên cứu tạo dòng cá rô phi có khả năng chịu lạnh và sản xuất cá rô phi đơn tính đực thông qua kỹ thuật lai tạo.

Với mục đích nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh của cá rô phi dòng Đường Nghiệp thì nước ta đã nhập cá bột từ Trung Quốc và được ương từ cá hương lên cá giống ở trung tâm giống thủy sản Hà Nội.

2.5.2.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam

Khác với các loài cá nước ngọt khác ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc nói riêng và ở châu Á nói chung có lịch sử canh tác từ lâu đời, nuôi cá rô phi ở nước ta có lịch sử hơn 50 năm, khởi đầu từ khi nhập nội cá rô phi đen

60 của thế kỷ trước cá rô phi được nuôi chủ yếu ở hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến, sử dụng cá hỗn hợp giới tính. Tuy nhiên chất lượng giống của loài này rất thấp: như trọng lượng cơ thể nhỏ, tốc độ sinh trưởng chậm, chu kỳ đẻ ngắn, nên phong trào nuôi không được chú ý nuôi đặc biệt là các tỉnh phía bắc.

Năm 1973, cá rô phi vằn O. niloticus được nhập vào miền Nam Việt Nam từ Đài Loan và được nuôi thử ở miền Bắc từ năm 1977 (Nguyễn Công Dân, 1998)[3]. Phong trào nuôi cá rô phi được khôi phục và phát triển dần từ những năm đầu của thập kỷ 90 sau khi nhập lại những dòng cá rô phi vằn có chất lượng tốt, đặc biệt là cá chọn giống dòng Thái Lan và dòng GIFT từ Phillippine. Tại Việt Nam công nghệ chuyển đổi giới tính cá rô phi sử dụng hormon17α-methyltestosterone đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I áp dụng thành công từ những năm 1999 cho tỷ lệ cá đực đạt trên 95% (Nguyễn Dương Dũng và cs, 1998)[5]. Từ đây phong trào nuôi cá rô phi ngày càng phát triển và đạt được những kết quả tốt.

Theo thống kê năm 2005 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 22.340 ha chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi nước lợ, mặn là 2.068 ha và nuôi nước ngọt là 20.272 ha. Tổng sản lượng cá rô phi ước tính đạt 54.486,8 tấn, chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi. Cả nước có 16 tỉnh có nuôi cá rô phi trong lồng, với tổng số 2.036 lồng, trong đó miền Bắc có 748 lồng, kích cỡ lồng nhỏ dao động từ 12 - 19m3, miền Trung có 158 lồng, kích cỡ lồng dao động 10 - 36m3, miền Nam có 1.130 lồng - bè với tổng thể tích khoảng 75.000 m3, các lồng bè có kích thước dao động rất lớn, từ 5 - 1.250m3 (Báo cáo quy hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006 – 2015)[1].

Hiện nay, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng nuôi cá rô phi chủ yếu, lần lượt chiếm 58,4% và 17,6% tổng sản lượng cá rô phi nuôi toàn quốc. Các tỉnh vùng núi phía bắc, miền Trung

và Tây nguyên chỉ sản xuất một lượng nhỏ cá rô phi, mỗi vùng hằng năm cung cấp 4,1- 9,1% tổng sản lượng cá rô phi nuôi (miền núi phía bắc 5,3%, Miền trung; 9,1%, Tây Nguyên; 4,1%) (Phạm Anh Tuấn và cs, 2006)[10].

Bảng 2.6: Hiện trạng diện tích, số lƣợng lồng bè nuôi cá rô phi ở các vùng

Tỉnh/Thành phố

Diện tích nuôi rô phi (ha) Nuôi ao (ha) và lồng/bè (chiếc) Tổng diện tích Lợ/mặn Nƣớc ngọt Ao/đầm Lồng/bè Cỡ lồng (m3) Cả nước 22.340 2.068 20.272 15.946 2.036 5-1.250 ĐB. Sông Hồng 3.604,5 430,0 3.174,5 2.424,5 40,0 12-19 Đông Bắc Bộ 3.288,0 106,0 3.182,0 2.458,0 8,0 Tây Bắc Bộ 964,4 - 964,4 894,4 700,0 Bắc Trung Bộ 1.685,0 660,0 1.025,0 1.535,0 150,0 Duyên hải NTB 672,0 47,0 625,0 236,0 8,0 10-36 Tây Nguyên 1.570,0 - 1.570,0 1.570,0 - Đông Nam Bộ 427,0 - 427,0 397,0 502,0 ĐB Sông Cửu Long 10.129,0 824,5 9.304,5 6.431,0 628,0 5-1.250 Mùa vụ nuôi cá rô phi ở nước ta có sự khác nhau giữa các miền do ảnh hưởng của thời tiết. Cá rô phi có thể nuôi quanh năm ở các tỉnh phía nam, trong khi đó các tỉnh phía bắc do có mùa đông lạnh nên vụ nuôi thường ngắn hơn, thường vụ nuôi từ đầu tháng 4 và kết thúc vào trung tuần tháng12 hàng năm.

Nhìn chung cá rô phi là loài cá nuôi phù hợp với điều kiện của nước ta cả về tự nhiên và kinh tế, nó đang ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu các loài cá nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, dù cá đã được nuôi khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhưng vùng nuôi phần lớn còn phân tán, quy mô nhỏ, vùng sản xuất hàng hóa có quy mô còn ít. Hình thức nuôi gồm

nuôi đơn và nuôi ghép, nuôi quảng canh, bán thâm canh và nuôi thâm canh trong đó nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phổ biến hơn cả, nuôi thâm canh cá rô phi còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần lớn diện tích và sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta là từ các vùng nước ngọt, nuôi cá rô phi vùng nước lợ mặn đã bắt đầu được quan tâm, có nhiều công trình chọn giống làm tăng khả năng chịu mặn của cá rô phi đang được tiến hành và đã có những thành công bước đầu cho ra những con giống sinh trưởng tốt trong điều kiện nước mặn để tận dụng tiềm năng to lớn mặt nước chưa được sử dụng.

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp giai đoạn cá hương lên cá giống có nguồn gốc từ Philipin.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

3.2.1. Địa điểm

Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội

3.2.2. Thời gian

Từ ngày 05 tháng 01 đến 25 tháng 05 năm 2015

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Khả nămg sinh trưởng của cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống. - Khả năng tiêu thụ thức ăn theo khối lượng cơ thể cá.

- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng phát triển của cá trong quá trình ương nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp điều tra

- Phương pháp thu thập thông tin về tình hình sản xuất con giống tại trung tâm thông qua việc chăm sóc thực tiễn hàng ngày, hồ sơ kỹ thuật của Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội, hỏi cán bộ trung tâm.

3.4.2. Phương pháp theo dõi

- Trực tiếp tham gia các hoạt động của quy trình sản xuất ương nuôi cá giống - Các hoạt động tham gia đều được ghi chép đầy đủ.

3.4.2.1 Phương pháp xác định tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ sống (%) = (số cá còn sống/số cá thả nuôi) x 100

hiện kéo lưới và cân 100g cá rồi dùng thau và chén để đếm số lượng, thực hiện đếm 3 lần ta lấy số trung bình rồi nhân với tổng khối lượng cá trong ao.

Số cá còn sống (con) = số lượng trung bình trong100g cá x  khối lượng cá trong ao.

Mỗi tuần thực hiện một lần và cố định ở một ngày nhất định

3.4.2.2 Phương pháp đo kích thước: Sự dụng thước đo đơn vị cm đo ở các

tuần tuổi khác nhau để thấy được sự tăng chiều dài của cá. Tăng trưởng chiều dài (Length gain)

LG (cm) = Lc - Lđ

(Trong đó: Lđ - Chiều dài ban đầu; Lc - Chiều dài cuối)

3.4.2.3 Phương pháp cân khối lượng qua các tuần

Tăng trọng (weight gain):

WG (mg) = Wc - Wđ

(Trong đó: Wđ - Khối lượng ban đầu; Wc - Khối lượng cuối)

3.4.2.4 Phương pháp đo pH, nhiệt độ nước

Trong số các nhân tố môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của mọi sinh vật nói chung và của cá rô phi Đường Nghiệp nói riêng, nhiệt độ, độ trong, pH là các nhân tố cần quan tâm nhất.

Phương pháp đo pH: Sử dụng quỳ tím đo 3 lần ở các vị trí khác nhau và lấy giá trị trung bình.

Phương pháp đo nhiệt độ nước: sử dụng nhiệt kế đo 3 lần ở các vị trí khác nhau và lấy giá trị trung bình.

Phương pháp đo độ trong của nước: Sử dụng thước đo (cm) đo 3 vị trí khác nhau ở trong ao và lấy giá trị trung bình.

Phương pháp đo oxy hòa tan: Phương pháp đo lượng Oxy hòa tan phổ biến hiện nay là dùng máy đo oxy DO D2O. Chúng ta dùng máy đo oxy đo ở 3 vị trí khác của ao và lấy giá trị trung bình.

3.4.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu

- Tỷ lệ nuôi sống

- Tính tốc độ sinh trưởng (tích lũy, tương đối, tuyệt đối)

Sinh trưởng tích lũy: được xác định bằng cách cân, đo cá qua các tuần nuôi: dùng thau cân khối lượng nước ban đầu, thả 100 con cá vào cân khối lượng sau đó lấy giá trị trung bình.

Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng và kích thước cơ thể cá tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau:

A = 1 2 1 2 t t V V   (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh trưởng tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của khối lượng, thể tích, các chiều đo của cơ thể tăng ở thời kỳ cuối so với thời kỳ đầu cân đo và được tính theo công thức sau :

Sinh trưởng tương đối : R (%) = 100 2 2 1 1 2 x V V V V  

Trong đó A : sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) R : sinh trưởng tương đối (%)

V1 : khối lượng ứng với thời điểm bắt đầu V2 : khối lượng ứng với thời điểm kết thúc

t1 và t2 : là thời điểm bắt đầu khảo sát và kết thúc. - Tính hiệu quả kinh tế :

Công thức tính hiệu quả kinh tế: A = B – C (đơn vị: đồng)

trong đó : A: là hiệu quả kinh tế đạt được B: là số tiền thu được

- Phương pháp tính thức ăn: Dùng cám công nghiệp 30% đạm, được tính theo công thức sau:

Lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày (Kg) = A x D x S x 95% xF Trong đó: A: Trọng lượng trung bình của cá theo tuần (kg/con) D: Mật độ cá thả tùy theo tuần (con/m2)

S: Diện tích ao (1080m2) F: Mức cho cá ăn cho cá là

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và phần mềm Minitab 14 với các tham số thống kê như số trung bình cộng (X ), độ lệch tiêu chuẩn (SX), sai số của số trung bình (mX) và hệ số biến dị (Cv). - Độ lệch tiêu chuẩn: Sx   1 1 2       n x x S n i i x i x :Giá trị biến số x : Số trung bình n : Dung lượng mẫu - Sai số trung bình: mx  30   n n S m x x  30 1     n n S m x x

n : Dung lượng mẫu

x

- Hệ số biến động (hệ số biến dị):  %  100 x S C x v - Số trung bình : X n x n x x x x X     n  i  1 2 3 ... i

x : Tổng các giá trị của mẫu n : Dung lượng

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất

Được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa chăn nuôi thú y, với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự nhất trí tạo điều kiện của Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội tôi đã xây dựng nội dung thực tập như sau:

- Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Giống Thủy sản Hà Nội.

- Tham gia vào quá trình sinh sản và nuôi trồng tại trung tâm. - Chẩn đoán và điều trị bệnh thủy sản.

- Thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của cá rô phi đơn

tính Đƣờng Nghiệp ƣơng từ giai đoạn cá hƣơng lên cá giống”.

4.1.2 Biện pháp thực hiện

Để thực hiện tốt nội dung, trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra biện pháp thực hiện như sau:

- Lên kế hoạch cụ thể đối với từng nội dung công việc.

- Tuân thủ mọi nội quy, quy chế của nhà trường và nơi thực tập. - Bản thân tích cực về nhiều mặt:

+ Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản.

+ Đọc tham khảo các tài liệu để nâng cao kiến thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tăng cường học hỏi các cán bộ cơ sở để nâng cao tay nghề. + Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy hướng dẫn.

+ Vận dụng các kiến thức đã học vào việc tư vấn khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản cho các hộ nuôi trên địa bàn.

4.1.3. Kết quả phục vụ sản xuất

Bảng 4.1: Kết quả phục vụ sản xuất

TT Nội dung công việc ĐVT Số lƣợng Kết quả

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh ao, cải tạo và diệt tạp: - Vôi bột (CaCO3 ) - Thuốc tím (KMnO4) m2 12960 12960 12969 12960 100 100 2 Thả giống vào lúc chiều mát (16

– 17 h) tắm cho cá trước khi thả Con 150000 150000 100

3 Công tác khác :

- Cần kiểm tra nước, lọc nước - Thăm ao vào sáng sớm, kiểm tra màu nước

m2 12960

12960

12960 12960

4.1.4. Kết luận và bài học kinh nghiệm

Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm, được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ kỹ thuật Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trực tiếp tiếp xúc với thực tế sản xuất và cung cấp số liệu điều tra cơ bản, đồng thời với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã thu được một số kết quả nhất định như:

- Củng cố hệ thống lại được phần lý thuyết thông qua thực tế ở cơ sở. - Biết được các phương pháp phòng chống dịch bệnh cho thủy sản. Cũng qua thực tế sản xuất đã giúp tôi hiểu được những khó khăn vướng mắc của những người làm công tác nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bản thân còn nhận thấy nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế, thấy cần phải học hỏi thêm nhiều thông qua các đồng nghiệp đi trước, các tài liệu, tiếp cận với thực tế nhiều hơn, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề để góp phần phục vụ tốt cho công tác sau này.

4.2. Kết quả nghiên cứu đề tài

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn

Tỷ lệ nuôi sống cá rô phi Đường Nghiệp trong thời gian theo dõi thí nghiệm từ 09/03/2015 đến 16/4/2015 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống Thời gian (tuần) Trong tuần (%) Cộng dồn (%) Bắt đầu nuôi thả 95,00 95,00 1 92,24 87,63 2 96,56 84,62 3 97,40 82,41 4 98,33 81,04 5 97,90 79,34 TB 96,20 85,00

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: tỷ lệ sống của cá rô phi Đường Nghiệp ở 5 tuần ương nuôi là rất cao như ở tuần 2 tỷ lệ sống của cá đạt tới 96,56%, tuần 3 là 97,40%, tuần 4 là 98,33%, tuần 5 là 97,90%. Chỉ có duy nhất tuần đầu tiên

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của cá rô phi đơn tính đường nghiệp ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống (Trang 31)