Trong quá trình ương nuôi có các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá như: pH, nhiệt độ, độ trong, oxy hòa tan. Chúng
tôi đã tiến hành đo vào các ngày cố định trong tuần, kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Môi trƣờng ƣơng nuôi cá qua các giai đoạn Thời gian (tuần) pH Nhiệt độ ( o C) Độ trong (cm) Oxy (mg/l) 1 6,80 22,0 35,0 6,00 2 7,10 23,5 33,0 5,80 3 7,50 25,0 30,0 5,70 4 8,30 25,6 24,0 5,50 5 8,10 26,5 22,0 5,00 TB 7,56 24,5 30,6 5,60
Theo các số liệu môi trường được ghi ở bảng 4.7 cho thấy yếu tố môi trường trong quá trình thực nghiê ̣m tương đối thích hợp cho sự sinh trư ởng và phát triển của cá rô phi Đường Nghiệp cụ thể là:
pH dao đô ̣ng giữa các đợt kiểm tra, có sự chênh lệch lớn (6,8 – 8,1). pH trong tuần 1, 2, 3 là phù hợp với sự phát triển của cá, đến tuần 4, 5 pH tăng là do quá trình hoạt động cơ thể cá thải ra nhiều khí NH3 (amoniac) nên làm cho môi trường pH thay đổi theo chiều hướng tăng dần từ 6,8 lên đến 8,1 nhưng vẫn nằm trong ngưỡng sinh trưởng và phát triển. Theo Lê Quang Long (1964)[7] độ pH thích hợp cho sự phát triển và sin h trưởng của cá là 6,5 – 9. Như vậy độ pH chúng tôi đo được của ao nuôi là hoàn toàn phù hợp cho cá sinh trưởng của cá.
Nhiệt đô ̣ trong suốt quá trìn h ương nuôi dao động từ 22oC đến 26,5o C là hoàn toàn phù hợp với ngưỡng nhiệt độ sinh trưở ng và phát triển của cá rô phi. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệt độ thích hợp nhất cho cá rô phi sinh
trưởng và phát triển. Vì theo Lê Quang Long (1964)[7] và Bardach và cs, 1972)[11]thì nhiệt độ cho cá con là 28 – 30oC.
Sự biến động độ trong của nước trong quá trình ương nuôi có xu hướng giảm dần khi thời gian nuôi cá tăng lên cụ thể là: Ở tuần 1, 2, 3 độ trong cao và ổn định giúp cho cá thích nghi và sinh trưởng. Tuy nhiên, ở tuần 4, 5 độ trong giảm mạnh do cá hoạt động mạnh ở đáy ao nhưng độ trong này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Vì theo Lê Quang Long (1964)[7] thì độ trong cho cá nước ngọt là 20 40 cm.
Để thấy rõ hơn về diễn biến môi trường pH trong ương nuôi cá, chúng tôi thể hiện qua các hình 4.2 như sau:
Hình 4.2: Đồ thị biến động độ pH trong quá trình ương cá rô phi
Hình 4.2 cho thấy độ pH nước có biến động tăng dần theo thời gian nuôi cá.
Trong ao ương , nhiê ̣t đô ̣ được cung cấp chủ yếu từ bức xa ̣ mă ̣t trời . Ngoài ra còn từ các phản ứng hóa học, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tầng nước và nền đáy ao.
Nhiê ̣t đô ̣ ảnh hưởng trực tiếp hoă ̣c gián tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cá. Để thấy rõ hơn diễn biến nhiệt độ nước qua các tuần, chúng tôi thể hiện cụ thể qua hình 4.3.
Hình 4.3: Đồ thị biến động nhiệt độ nước trong quá trình ương nuôi
Để thấy rõ hơn về biến động độ trong của nước trong ương nuôi cá, chúng tôi thể hiện qua các hình 4.2 như sau:
Hình 4.4: Đồ thị biến động về độ trong của nước trong quá trình ương nuôi
Ôxy hòa tan hay còn được gọi tắt là DO là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của cá. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan trọng. Để thấy rõ được sự thay đổi về nồng độ oxy hòa tan, chúng tôi thể hiện cụ thể qua đồ thị sau:
Hình 4.5: Đồ thị biến động oxy hòa tan trong quá trình ương nuôi
Hình 4.5: Cho thấy, trong quá trình ương nuôi , nồng đô ̣ oxy hòa tan biến đô ̣ng không lớn từ 6,0 – 5,0 mg/l. Đây là ngưỡng oxy thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Vì theo Lê Quang Long (1964)[7] thì oxyhoaf an cho cá rô phi là từ 2mg/l – 8mg/l.