Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh

Một phần của tài liệu Vận dụng học thuyết ngang sức mua, ngang giá lãi suất vào cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái VN (Trang 45)

2. Một số đề xuất nhằm ứng dụng IRP và điều hành tỷ giá tại thị trường ngoại hối Việt Nam

2.2.1Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh

Hiện nay hầu hết các NHTM và các doanh nghiệp XNK nước ta chủ yếu dùng USD trong mua bán, thanh toán quốc tế hay cho vay và dữ trữ. Tâm lý sùng bái đô la đã từng gây ra khó khăn rất lớn, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ không mốn bán cho ngân hàng, thêm vào đó khi tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng, dân cư thường có tâm lý lo đồng nội tệ mất giá nên ồ ạt rút tiền tiết kiệm nội tệ, mua ngoại tệ làm cho tỷ giá càng biến động mạnh hơn.

Sở giao dịch một số NHTM có quy mô kinh doanh ngoại tệ khá lớn như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Á Châu...cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Thực tế vẫn có những loại ngoại tệ như EURO, JBP, HDK... được sử dụng trong giao dịch nhưng USD vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như trong cơ cấu dự trữ của các ngân hàng này.

Hiển nhiên USD vẫn là ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi cao, song đó không phải là ngoại tệ mạnh duy nhất trong hệ thống tiền tệ hiện nay. Ngoài USD các đồng tiền kể trên cũng là những đồng tiền mạnh, có khả năng chuyển đổi và ngày càng được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế và dự trữ ở các nước. Giải pháp trong thời gian tới là ngân hàng có thể lập kế hoạch cơ cấu sự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hóa các loại ngoại tệ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đô la Mỹ để phân tán rủi ro và thích nghi được với những biến động thất thường của tỷ giá.

Một phần của tài liệu Vận dụng học thuyết ngang sức mua, ngang giá lãi suất vào cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái VN (Trang 45)