26 Trích mô hình cổ tức của Litner.
2.4.1. Chính sách trả cổ tức theo nhu cầu của nhà đầu tư mà không quan tâm đến sự phát triển bền vững của ngân hàng
sự phát triển bền vững của ngân hàng
Đây là một điểm rất đáng lưu ý trong chính sách cổ tức của ngân hàng ACB nói riêng và của rất nhiều công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam nói chung.
Nguyên nhân xuất phát từ kiểu chi trả cổ tức dạng này đó là do tâm lý e ngại của các nhà đầu tư trước sự bất ổn của nền kinh tế Việt Nam: lạm phát cao, lãi suất lúc thì đẩy lên quá cao lúc thì bị hạ xuống thấp không ổn định... Đồng thời, các doanh nghiệp cũng muốn chiều lòng các nhà đầu tư và muốn tạo nên một hình ảnh “ăn nên làm ra” để thu hút những nhà đầu tư khác mà gần như không tính đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu bảng số liệu trên về mức chi trả cổ tức hàng năm của ngân hàng ACB và đặc biệt là mức cổ tức trong 2 năm 2009 – 2010 có thể thấy mức cổ tức bằng tiền mặt của ACB là quá cao, gần như ACB không giữ lại lợi nhuận đủ để tái đầu tư trong năm tới. Chính điều này vô hình chung đã làm giảm đi tính thanh khoản của ngân hàng và cơ hội cho các dự án đầu tư sẽ không còn cao. Đặc biệt, trong điều kiện mà các ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt vào thời kỳ hậu suy thoái kinh tế thế giới như hiện nay thì vấn đề về tính thanh khoản của các ngân hàng càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Một điều hết sức nghịch lý là trong khi chỉ số CAR của ACB đang có dấu hiệu giảm xuống theo từng năm và nhu cầu cần nâng vốn điều lệ của ACB đang hết sức bức thiết thì ACB lại không giữ lại lợi nhuận để nâng vốn điều lệ nhằm giải quyết vấn đề này mà chia hết lợi nhuận cuối năm cho các cổ đông và mức lợi nhuận giữ lại là không đủ để nâng mức vốn điều lệ lên mức cần thiết.
Thông thường tại các quốc gia có tốc độ phát triển bình thường như Anh, Mỹ, Nhật, Đức, mức lợi nhuận mà công ty niêm yết giữ lại không chia cổ tức chiếm khoảng 60-80%. Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chia cổ tức cao hơn nhiều so với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán các nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giữ lại mức lợi nhuận để tích lũy và mở rộng sản xuất vào khoảng 40-50%27. Trong khi đó, mức cổ tức chia cho cổ đông hằng năm luôn dao động quanh mức 80% lợi nhuận sau thuế của ACB mỗi năm. Đây là một mức quá cao và nếu như cổ tức này tồn tại dưới dạng tiền mặt như hai năm 2009 – 2010 thì đây là một vấn đề hết sức lưu tâm và đáng chú ý.
Như vậy, mặc dù một mức cổ tức cao luôn thu hút được các nhà đầu tư. Nhưng không phải lúc nào trả cổ tức cao thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
27 Theo “ Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn” của nhóm nghiên cứu khoa học thuộc
cũng khả quan, đặc biệt trong trường hợp của ngân hàng ACB thì ban giám đốc cần phải xem xét lại chính sách cổ tức sao cho phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng để từ đó tạo ra sự bền vững lâu dài cho chính ngân hàng này.