Ảnh hưởng của luật thuế thu nhập thu nhập cá nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 42)

26 Trích mô hình cổ tức của Litner.

2.3.4. Ảnh hưởng của luật thuế thu nhập thu nhập cá nhân.

Trong vấn đề phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của ACB, còn một điểm nghi vấn nữa đã nêu mà tôi muốn trình bày ở đây chính là lý do vì sao trong năm bản lề 2008, tại thời điểm mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa thực sự ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam ( cuộc khủng hoảng diễn ra vào tháng 9 năm 2008) mà ACB vẫn có động thái chia một lượng lớn cổ tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt.

Cụ thể hơn, ta sẽ xem xét bảng sau:

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đợt 1 12% 12% 8% 0% 25% 9% 17%

Đợt 2 24.7% 16% 30% 55% 8.8% 15% 7%

Bảng 15. Mức chi trả cổ tức mỗi đợt của ACB

Quan sát bảng trên, ta đặc biệt chú ý đến năm 2008 ở một điểm quan trọng: trong khi các năm trước đó, ACB có xu hướng trả cổ tức đợt 1 ( đợt trả tiền mặt) ở mức độ thấp thì tại năm 2008, mức cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt đột ngột tăng đột biến, cụ thể hơn, lợi nhuận cả năm của ACB năm 2008 vào khoảng 1.700 tỷ đồng thì ACB đã ứng cổ tức đợt 1 trong năm này lên đến 1.100 tỷ đồng, khoảng 500 tỷ đồng còn lại sẽ được ứng vào đợt 2 sau khi tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Đây là một đặc điểm rất lạ nếu biết rằng, vào thời điểm ACB đang rất cần vốn để mở rộng quy mô và hoạt động vào thời kỳ cao điểm năm 2008 lúc đó, thời kỳ mà một loạt ngân hàng mới xuất hiện và đua nhau cạnh tranh quyết liệt.

Nguyên nhân chính xác giải thích cho hiện tượng này chính là ảnh hưởng của chính sách thuế đánh vào hoạt động kinh doanh chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, theo đó thu nhập từ cổ tức sẽ bị đánh thuế 5% kể từ đầu năm 2009. Nguyên nhân này chỉ rõ dựa vào các chuyên gia phân tích chứng khoán vào thời điểm cuối năm 2008 khi một loạt công ty lúc đó, trong đó bao gồm cả ACB, đột ngột công bố chi trả mức cổ tức bằng tiền mặt cao chóng mặt. Mặc dù lúc đó nhiều chuyên gia đã chỉ rõ rằng, sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nổ ra, tình hình kinh tế trong nước có nhiều nguy cơ bất ổn trong trung và ngắn hạn, dẫn đến việc huy động vốn trong trung và ngắn hạn không hề dễ dàng. Để hiểu rõ thêm về ảnh hưởng của thuế thu nhập đối với cổ tức xin đọc thêm phần phụ lục 10 và phụ lục 11, 2 bài báo phân tích về việc trả cổ tức chạy thuế chứng khoán năm 2008 của báo Đầu tư Chứng khoán và báo vnexpress.

Để hiểu rõ tác động của thuế đến chính sách cổ tức, ta sẽ cùng phân tích mặt lợi và mặt hại khi tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền mặt thay vì bằng cổ phiếu như sau.

Trước hết, ta cùng tìm hiểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/tháng ( triệu đồng) Thuế suất (%)

1 Đến 4tr.đ/tháng 0% 2 Trên 4tr.đ đến 6tr.đ/tháng 5% 3 Trên 6tr.đ đến 9tr.đ/tháng 10% 4 Trên 9tr.đ đến 14tr.đ/tháng 15% 5 Trên 14tr.đ đến 24tr.đ/tháng 20% 6 Trên 24tr.đ đến 44tr.đ/tháng 25% 7 Trên 44tr.đ đến 84tr.đ/tháng 30% 8 Trên 84tr.đ/tháng 35%

Bảng 16. Mức thuế thu nhập cá nhân áp dụng vào 01/01/2012

Thu nhập tính thuế áo dụng biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Bên cạnh việc đánh thuế vào tiền lương, tiền công của cá nhân thì Thông tư 84 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân cũng đề cập tới thuế đối với thu nhập đầu tư vốn như sau:

“1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0.1% không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.

2. Tổng số tiền chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

2.1. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp thì tổng số tiền chuyển nhượng được xác định căn cứ vào giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá trị chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa trên tài liệu

điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự.

2.2. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán thì giá trị chứng khoán được xác định như sau:

- Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Gía trị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán: giá bán chứng khoán là giá giao dịch thỏa thuận theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán tại ngày chuyển nhượng chứng khoán.

- Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp trên: Gía bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ ấn định chuyển nhượng là giá chứng khoán theo điều tra của cơ quan thuế hoặc giá trị chứng khoán theo sổ sách kế toán của công ty phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển nhượng chứng khoán.

3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực hoặc thời điểm hoàn tất việc chuyển tên sở hữu ( đối với chuyển nhượng vốn góp; chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch) hoặc thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện ( đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch)”

Luật Thuế TNCN đã có nhiều sửa đổi so với Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất là thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm lãi cho vay, thu nhập từ chuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần.

Vậy, thực sự luật thuế này đã ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của ACB nói riêng và các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? Một điểm đáng chú ý về luật thuế tại Việt Nam đó là, theo luật thuế hiện hành, thuế suất đối với thu nhập đầu tư vốn là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 0.1% trên giá bán và 20% trên thu nhập chịu thuế. Điều này vô hình chung đã đẩy đến

hiện tượng rất nhiều công ty cổ phần đã chọn phương pháp trả cổ tức dưới dạng tiền mặt hơn là dưới dạng cổ phiếu như trước đây, tại sao lại có hiện tượng này?

Chúng ta sẽ làm một bài toán nhỏ để so sánh lợi ích của cổ đông trong trường hợp nhận được cổ tức bằng tiền mặt sẽ lớn hơn nhận cổ tức bằng cổ phiếu như thế nào. Với quy định về luật thuế như hiện nay, giả sử rằng cuối năm công ty tiến hành chi trả cổ tức cho cổ đông số tiền là 1000đ.

Nếu cổ đông quyết định chọn nhận cổ tức bằng tiền mặt thì số tiền thuế mà họ sẽ nộp là:

1000đ * 5% = 50đ

Như vậy, họ sẽ còn có 950đ tiền cổ tức từ công ty sau khi trừ thuế.

Nhưng nếu như doanh nghiệp không chi trả cổ tức và giả thiết các điều kiện khác không đổi thì giá cổ phiếu sẽ tăng them 1000đ. Cuối năm cổ đông sẽ có lãi vốn là 1000đ, nếu cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phần thì sẽ phải nộp thuế là 200đ và thu nhập cuối năm còn lại 800đ. Kết quả cho thấy thu nhập thực tế của cổ đông nếu nhận được bằng cổ tức tiền mặt rõ ràng là cao hơn hẳn ( 950đ so với 800đ).

Phân tích sâu hơn trong trường hợp của ACB, nếu như ACB quyết định giữ lại toàn bộ số tiền lãi cuối năm để tái đầu tư thì vấn đề đặt ra là cổ đông yêu cầu khoản vốn đầu tư lúc này sẽ là bao nhiêu?

Nếu chọn phương pháp tính thuế 20% trên chênh lệch giá bán và giá mua ( theo như luật thuế quy định hiện nay) thì giả định giá trị tiền tệ theo thời gian chỉ là 10% thì lợi nhuận tái đầu tư đó cũng phải đạt được mức tỷ suất sinh lợi đòi hỏi lên đến 30.625%.

Vì: 1000*1.30625*(1-20%)=1.045đ và 1.045đ/(1+10%)=950đ, cũng là số tiền mà cổ đông nhận được nếu như họ nhận cổ tức bằng tiền mặt.

Trong khi đó, tất cả chúng ta đều biết rằng giá trị tiền tệ theo thời gian của Việt Nam vào thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới cao hơn con số 10% rất nhiều, thậm chí, lạm phát trong năm 2010 là 11.75% và năm 2011 là 18.6%, điều này càng khiến cho mức lợi nhuận yêu cầu của các cổ đông đối với phần lợi nhuận giữ lại vượt lên trên con số 30.625% rất nhiều. Mà đây rõ ràng là một bài toán vô cùng khó không chỉ đối với riêng ACB mà toàn bộ các công ty cổ phần đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Từ đây cho thấy một phần nguyên nhân khiến cho ACB thực hiện động thái chi trả cổ tức bằng tiền mặt hơn là bằng cổ phiếu có thể được giải thích một phần bởi chính sách thuế thu nhập cá nhân đánh vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ sau năm 2009. Đây cũng là một nét cần chú ý khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của ngân hàng ACB trong giai đoạn gần đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w