b, Cơ cấu cổ đông
2.3.2. Triển vọng tăng trưởng
Mặc dù chúng ta có thể thấy rõ mức cổ tức mà ACB chi trả cho các cổ đồng mỗi năm chịu ảnh hưởng lớn bởi mức lợi nhuận đạt được trong năm của ngân hàng này. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn nữa cho thấy, thực chất chính sách cổ tức của ACB còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi triển vọng tăng trưởng của ngân hàng này.
Trước hết, chúng ta cần quan sát mức chi trả cổ tức và hình thức chi trả cổ tức mở rộng tiếp thêm 2 năm 2004 và 2005 sau để làm rõ một số điều
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tiền mặt 12% 12% 8% 0% 33.8% 24% 24%
Cổ phiếu 24.7% 16% 30% 55% 0% 0% 0%
Tổng mức
cổ tức 35.7% 28% 38% 55% 33.8% 24% 24%
Bảng 11. Mức cổ tức chia theo từng năm mở rộng
Quan sát bảng 5, ta có thể thấy trước năm 2008, mặc dù cổ tức ACB chia cho cồ đông mỗi năm đều rất cao, tuy nhiên mức cổ tức bằng tiền mặt mà ACB chia cho cổ đông lại không phải chiếm vai trò chủ đạo, thậm chí có năm toàn bộ mức cổ tức lại tồn tại dưới dạng cổ phiếu. Ngược lại từ năm 2008 trở đi thì toàn bộ cổ tức của ACB lại tồn tại dưới dạng tiền mặt và hoàn toàn không chia dưới dạng cổ phiếu nữa.
Đây là một đặc điểm rất đáng chú ý, bởi mặc dù đều là hình thức phân phối lợi nhuận cho cổ đồng, tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt và việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu lại hoàn toàn mang ý nghĩa khác nhau.
Đặc biệt, nếu một doanh nghiệp chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu lớn thì đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp này đang có ý định nâng vốn điều lệ, mở rộng quy mô doanh nghiệp, đầu tư tăng trưởng mạnh cho tương lai hơn là chia lợi nhuận hiện tại cho cổ đông. Phần lợi nhuận bằng tiền mặt mà doanh nghiệp kiếm được trong năm sẽ được giữ lại dùng để nâng vốn điều lệ, tái đầu tư trong tương lai hơn là phân chia lợi nhuận cho cổ đông, qua đó hứa hẹn một sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai của doanh nghiệp.
Xuất phát từ cơ sở lý luận đó, ta có thể bước đầu nhận định được rằng chính sách cổ tức của ACB phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Và để làm rõ hơn luận điểm này ta sẽ xem xét chiến lược tăng trưởng và thời kỳ tăng trưởng của ACB sau đây.
Trước hết chúng ta cần phải làm rõ sự khác biệt trong kỳ vọng tăng trưởng của ACB vào thời kỳ mới bước đầu niêm yết trên sàn chứng khoán và thực tế tăng trưởng trong từng năm để hiểu rõ những ảnh hưởng của nền kinh tế đã làm thay đổi kỳ vọng tăng trưởng của ACB như thế nào, dẫn đến chiến lược phân phối cổ tức của ACB đã bị thay đổi như thế nào.
Để làm rõ điều này, chúng ta cần phải xem xét phụ lục 6 kèm theo trong luận văn này. Phụ lục này là kế hoạch tăng trưởng và phân phối lợi nhuận mà ACB đã cho công bố ra giới truyền thông trong năm đầu tiên mà cổ phiếu của họ được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Trong bản tin này ACB đã nêu rõ định hướng tăng trưởng, lợi nhuận họ hướng đến, mức phân phối cổ tức từng năm và cả định hướng chiến lược phát triển của họ. Trong bản tin này có nêu rõ mục tiêu tăng trưởng trong 6 năm tới và tỷ lệ cổ tức từng năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
Vốn điều lệ 1.100 2.536 3.421 4.552 5.739 7.546 Lợi nhuận
trước thuế 661 1.205 1.513 1.891 2.454 3.344
Lợi nhuận sau
thuế 491 1.037 1.301 1.361 1.767 2.407
Tỷ lệ cổ tức 38% 40.9% 38% 29.9% 30.8% 31.9%
Bảng 12. Kế hoạch tăng trưởng ban đầu của ACB vào năm 2005 trước khi lên sàn chứng khoán
Dựa vào bảng trên ta có thể bước đầu nhận định được chiến lược của ACB trong 6 năm đầu gia nhập thị trường chứng khoán chính là tìm mọi cách để tăng trưởng vượt bậc, dự kiến tăng trưởng của ACB mỗi năm đều ở mức xấp xỉ 50% một năm, đây là một mức tăng trưởng hết sức vượt bậc.
Thực tế, ngay trong bảng tin phát hành vào năm 2006 này ACB cũng đã khẳng định:
” Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu của ngành ngân hàng Việt Nam trong 5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao, trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong khối NHTMCP và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN. Nếu các NHTMNN tiếp tục tăng trưởng bình quân như các năm vừa qua và ACB duy trì tốc độ tăng trưởng cao gấp 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng chung như đa có trong 3 năm qua, thì sau khoảng 7 năm ACB có thể đuổi kịp các NHTMNN về quy mô. Tăng trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới”
Do đó, có thể nhận thấy rằng trong điều kiện khi mà nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, vượt bậc, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra đạt ở mức rất cao. Đây là một đà thuận lợi để các ngân hàng trong nước không ngừng tăng trưởng mở rộng. Điều này chính là
một tác nhân rất lớn khiến cho mức lợi nhuận mà ACB giữ lại trong mỗi năm đều có xu hướng được giữ lại toàn bộ để tiếp sức cho đà tăng trưởng của ACB.
Thực tế, có một bằng chứng rất quan trọng đã minh chứng cho việc ACB sử dụng công cụ phân phối cổ tức bằng cổ phiếu nhằm giữ lại lợi nhuận tiếp sức cho đà tăng trưởng của ACB đó chính là: Ngay trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông đầu năm 2007 để tổng kết kết quả hoạt động của ACB vào năm 2006, chính chủ tịch hội đồng quản trị Trần Mộng Hùng đã ký duyệt tờ trình đại hội đồng cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ cho năm 2007 ( Chi tiết xem phụ lục 7. Tờ trình về phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ 2007). Trong tờ trình này có nêu rõ, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2006 ( mức trả cổ tức 30%) là bước đầu tiên để nâng vốn điều lệ của ACB, sau đó bước tiếp theo sẽ phát hành trái phiếu vào ngày 31/03/2007 và sau đó tiếp tục là giữ lại toàn bộ số tiền lợi nhuận năm tiếp theo ( năm 2007) để tiếp tục nâng vốn điều lệ của ACB. Đi kèm theo văn bản này là phương án chi tiết ghi rõ sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận dự trù trong năm tiếp là 1.290 tỷ đồng để chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu nhằm giữ lại lợi nhuận, tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp với mức cổ tức dự kiến là 41.69% ( tuy nhiên do năm 2007 ACB đã có bước đột phát vượt bậc về lợi nhuận với lợi nhuận sau thuế lên đến 1.760 tỷ đồng khiến cho mức cổ tức ACB chi trả lên đến 55%). Xem chi tiết phụ lục 7 và phụ lục 8 để biết thêm chi tiết.
Trong 3 năm tiếp theo, ta có thể thấy rõ sự đổi hướng trong chính sách cổ tức của ACB, cụ thể hơn, ngân hàng này không còn chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu nữa mà tập trung chi trả dưới dạng tiền mặt, hay nói cách khác ACB không còn chiến lược nâng vốn điều lệ dựa vào nguồn lợi nhuận sau thuế trong năm mà sẽ tồn tại dưới những hình thức khác.Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó có một nguyên nhân cơ bản đó chính là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam và qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ACB.
Dựa vào bảng dự kiến tốc độ tăng trưởng vào năm 2006 có thể dễ nhận thấy, ACB đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng mỗi năm phải gấp 2 tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng, đạt xấp xỉ 50% mỗi năm.Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra và ảnh hưởng đến toàn bộ ngành ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng mà ACB đặt ra vào cuối mỗi năm không còn cao nữa, dẫn đến việc các cổ đồng không
mặn mà với việc giữ lại lợi nhuận tiếp tục đầu tư mà mong muốn được nhận cổ tức bằng tiền mặt hơn (đây là hiện tượng xảy ra với tât cả những công ty mà cơ hội tăng trưởng của họ không còn cao, đang thuộc vào giai đoạn bão hòa26).
Để chứng minh cho vấn đề này ta sẽ xem xét mức độ tăng trưởng mà ACB đã đặt ra vào cuối mỗi năm để thấy hướng nhận định phát triển của hội đồng cổ đông đối với ACB
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng tài sản cuối năm 44.645 85.392 105.306 167.881 205.103
Tổng tài sản dự kiến năm tới 65.000 145.000 170.000 210.000 275.000
Tốc độ tăng trưởng dự kiến
cuối năm 45.6% 69.8% 61.43% 25% 34%
Bảng 13. Dự kiến tăng trưởng của đại hội đồng cổ đông cuối mỗi năm Dựa vào bảng 7 trên có thể thấy rõ được rất rõ một trong những lý do vì sao ACB trong 3 năm gần đây đang có xu hướng trả cổ tức bằng tiền mặt hơn là trả cổ tức bằng cổ phiếu như trước. Tốc độ tăng trưởng dường như đã giảm hẳn khiến cho các cổ đông chiến lược có cái nhìn bi quan hơn và mức độ phát triển của ACB trong thời gian gần.
Hơn thế nữa, việc đạt được mức độ vốn điều lệ vượt chỉ tiêu sau lần tăng vốn điều lệ rất mạnh vào năm 2007 khiến cho ACB dường như đang chuyển hướng trong xây dựng chính sách cổ tức của mình.
Tuy nhiên, nhìn vào bảng số 7 cũng tồn tại một đáng chú ý là năm 2008 mặc dù ACB dự kiến tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng lại quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt rât lớn, điều này xuất phát từ một nguyên nhân rất quan trọng trong năm đó, đó chính là luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nguyên nhân này sẽ được bàn bạc tiếp ở mục sau.