II Công tác nhận và trả lời xác minh
2.3.3 Công tác Thanh tra – Kiểm tra nội bộ ngành Thuế năm 2009 – 2010 1 Mục đích:
2.3.3.1 Mục đích:
Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, do đó mục đích của thanh tra cũng phải phục vụ mục đích quản lý của nhà nước.
Hoạt động thanh tra nội bộ ngành Thuế cũng như hoạt động thanh tra nói chung đều phải tuân thủ và thực hiện đúng mục đích của hoạt động thanh tra quy định tại pháp lệnh thanh tra được Hội Đồng Nhà nước thông qua ngày 29/03/1990 cụ thể là:
hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân”.
Đối với đặc thù riêng của ngành Thuế thì tăng cường hoạt động thanh tra nội bộ ngành thuế nhằm thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho Ngân sách Nhà nước, góp phần chống tiêu cực trong nội bộ ngành thuế, đưa công tác chỉ đạo và quản lý thu thuế vào nề nếp, củng cố xây dựng tổ chức ngành thuế vững mạnh.
2.3.3.2 Yêu cầu:
Yêu cầu của thực hiện luật thuế là phải thu đúng, thu đủ kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, chống các hành vi kinh doanh trái pháp Luật đầu cơ, buôn lậu trốn thuế.
Tổ chức cán bộ ngành thuế đảm bảo hoạt động có chất lượng theo quy định về chức danh tiêu chuẩn, nắm vững pháp luật về thuế, không gây thiệt hại cho người nộp thuế hoặc thất thu cho Ngân sách Nhà nước.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế, nhằm đảm bảo tính pháp luật cao của chính sách thuế, đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ thuế trong sạch, vững mạnh.
Từ mục đích, yêu cầu trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ ngành phải có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh, có tính trung thực, khách quan, am hiểu luật pháp, chính sách chế độ và thông tạo về nghiệp vụ kế toán.