Phương pháp Không được áp dụng các biện pháp đặc biệt như

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác Kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận Ninh Kiều (Trang 28)

các biện pháp đặc biệt như thanh tra thuế.

- Được áp dung biện pháp đặc biệt:

+ Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan

đến nội dung thanh tra thuế.

+ Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

+ Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

1.4 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ1.4.1 Các yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra thuế 1.4.1 Các yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra thuế

- Kiểm tra thuế phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, xử lý đúng người đúng tội, không bao che cho các đối tượng được kiểm tra. Đây chính là những yêu cầu hàng đầu của công tác kiểm tra thuế vì chỉ khi đảm bảo những yêu cầu này mới đạt được mục đích của công tác kiểm tra thuế, mới làm cho công tác kiểm tra thuế thực sự trở thành cán cân công lý và chiếm được sự tin tưởng của quần chúng nhân dân.

- Kiểm tra thuế phải đảm bảo tính công khai, tính chính xác, tính dân chủ và kịp thời tạo điều kiện tốt nhất để quần chúng tham khảo và đóng góp ý kiến để công tác kiểm tra ngày càng hoàn thiện hơn. Đảm bảo tính công khai, dân chủ là yêu cầu quan trọng của công tác kiểm tra thuế vì thông qua đó phát huy được sức mạnh và vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác giám sát, tuân thủ pháp luật. Yêu cầu kịp thời được đặt ra trong công tác kiểm tra thuế nhằm khắc phục những yếu kém, những bất cập trong công tác điều hành quản lý Nhà nước; ngăn chặn đúng lúc các hành vi tiêu cực, tránh những tổn thất nặng nề gây thất thu cho Ngân sách nhà nước.

- Kiểm tra thuế phải đảm bảo thực hiện đúng các luật thuế, các văn bản về thuế, ngăn ngừa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu. Đây là yêu cầu thiết yếu

của công tác kiểm tra thuế, nếu đạt được các yêu cầu này thì công tác kiểm tra thuế mới làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình.

1.4.2 Các nguyên tắc kiểm tra về thuế

Mục đích của kiểm tra thuế là phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực; ngăn ngừa, xử lý những hành vi, những sai phạm gây tổn thất tới nguồn thu Ngân sách nhà nước ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa . Để đạt được các mục đích trên thì công tác kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đó là những nguyên tắc sau:

1.4.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Đây là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra, nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra thuế; ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong quá trình kiểm tra thuế. Vì vậy, các cơ quan và cán bộ kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật quy định; khi xem xét đúng sai của các đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật, không tuân theo sự chỉ đạo của bất kỳ tổ chức nào hay cá nhân nào. Kết luận kiểm tra phải theo đúng quy định của pháp luật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

1.4.2.2 Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan

Đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong công tác kiểm tra thuế. Khi nguyên tắc này được thực hiện thì mới đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra; xử lý đúng người, đúng việc, đúng pháp luật; tránh tình trạng suy diễn hay quy chụp một cách chủ quan. Chính vì vậy, điều này đòi hỏi người cán bộ phải liêm chính, vô tư, không thiên lệch, không vì lợi ích cá nhân mà làm sai lệch kết quả kiểm tra; phải tỉ mỉ cẩn thận và phải có kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tế.

Tính công khai trong kiểm tra thuế tức là phải thực hiện phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Việc thực hiện nguyên tắc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như sau: công khai quyết định kiểm tra, tiếp xúc công khai với các đối tượng có liên quan và công bố công khai kết luận kiểm tra. Tính dân chủ trong kiểm tra thuế được thể hiện qua sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quần chúng nhân dân, lấy dân làm gốc. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của các đối tượng có liên quan tạo điều kiện cho các đối tượng kiểm tra thuế trình bày ý kiến của mình, nhất là khi giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của đối tượng nộp thuế.

1.4.2.4 Nguyên tắc bảo mật

Đây là nguyên tắc quan trọng, cần quán triệt nguyên tắc này trong công tác kiểm tra thuế vì trong quá trình kiểm tra thuế người cán bộ kiểm tra luôn tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu để lộ những tài liệu quan trọng này cho những đối tượng xấu thì sẽ gây thiệt hại rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp; đồng thời, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn thu Ngân sách nhà nước.

Hình 1: Các phương pháp nghiệp vụ khi Kiểm tra thuế

1.4.4 Nội dung cơ bản của công tác kiểm tra thuế hiện hành ở Việt Nam1.4.4.1 Kiểm tra Đối tượng nộp thuế 1.4.4.1 Kiểm tra Đối tượng nộp thuế

Các phương pháp nghiệp vụ khi Kiểm tra

Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết Các phương pháp kiểm tra hỗ trợ khác Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc Phương pháp đối chiếu so sánh

Hìn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác Kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận Ninh Kiều (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w