a. Về mục đích:
- Bảo vệ lợi ích của nhà nưúơc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế...
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, phát hiện những hạn chế chưa đồng bộ về cơ chế quản lý và chích sách thuế để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi bổ sung.
- Động viên, khen thưởng để phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn và phòng ngừa hành vi tiêu cực trong việc thực hiện pháp luật thuế, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Pháp luật.
b. Về nguyên tắc:
- Đều được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.
- Tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và cá quy định khác của pháp luật có liên quan.
c. Về xử lý kết quả:
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Trường hợp kiểm tra hoặc thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiên, cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp vơi cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của Pháp luật.
1.3.2 Khác nhau: