Tính năng sản xuất

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tính sinh trưởng tính năng sản xuất của cây keo củi (calliandra calothyrsus) ở các thời điểm thu hoạch khác nhau tại cần thơ (Trang 33)

Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein của cây Keo củi đƣợc trình bày qua Bảng 4.3 và Hình 4.4

Bảng 4.3: Năng suất chất xanh, chất khô, protein của cây Keo củi trong thí nghiệm (tấn/ha)

Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng một cột mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P=0,05

I: 45 ngày thu hoạch

II: 60 ngày thu hoạch

III: 75 ngày thu hoạch

Hình 4.4: Năng suất xanh, năng suất khô, năng suất CP

Năng suất chất xanh: là phần quan trọng trong việc phát triển đồng cỏ nhằm đánh giá sự phát triển của cây cũng nhƣ khả năng đáp ứng nguồn thức ăn cho gia súc trong sự phát triển của ngành chăn nuôi. Kết quả cho thấy năng suất chất xanh ở ba nghiệm thức là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,001). Ở nghiệm thức III

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

SEM P I II III

Năng suất chất xanh 4,20b 6,50a 7,44a 0,35 0,001

Năng suất chất khô 1,25b 2,11a 2,47a 0,1 0,001

Năng suất CP 0,24 0,23 0,23 0,004 0,3

Tấn/ha

(thu hoạch ở 75 ngày sau khi cắt) cho năng suất cao nhất là 7,44 tấn/ha so với nghiệm thức II là 6,50 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức I 4,20 tấn/ha với mức ý nghĩa P=0,001. Kết quả này cao hơn so với thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) là 5,85 tấn/ha vào thời điểm 90 ngày sau khi trồng. Điều này cho thấy thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) cây Keo củi đƣợc trồng trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên cây không đƣợc cung cấp đủ nƣớc làm cho cây phát triển chậm dẫn đến năng suất giảm. Nếu so với cây họ đậu khác nhƣ Bình linh của Nguyễn Thị Hồng Nhân và ctv (2012) cho năng suất xanh là 5,11 tấn/ha tại thời điểm 90 ngày sau khi trồng là thấp hơn so với kết quả hiện tại. Thí nghiệm của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) đạt năng suất chất xanh là 9,67 tấn/ha cao hơn so với thí nghiệm hiện tại là do thí nghiệm này có những ngày mƣa nhiều và liên tục làm cho cây thoát nƣớc không kịp gây ra ngập úng làm một số cây bị héo. Chính vì vậy khi trồng cây họ đậu cần chú khả năng chịu ngập úng kém.

Năng suất chất khô: cũng giống nhƣ năng suất chất xanh, năng suất chất khô hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P=0,001). Từ Hình 4.4 cho thấy năng suất chất khô trung bình từ 1,25-2,47 tấn/ha, cụ thể ngiệm thức III là cao nhất 2,47 tấn/ha so với nghiệm thức II là 2,11 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức I 1,25 tấn/ha. Theo nghiên cứu của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) thì năng suất chất khô là 3,32 tấn/ha cao hơn thí nghiệm hiện tại. Khi so sánh với cây họ đậu khác nhƣ Stylosanthes hamata của Vũ Thị Kim Anh (2008) thì năng suất chất khô có đƣợc là 1,35-1,95 tấn/ha thấp hơn so với thí nghệm này do hai thí nghiệm đƣợc tiến hành trong điều kiên khí hậu và đất đai khác nhau.

Năng suất protein thô: từ Bảng 4.3 và Hình 4.4 cho thấy năng suất protein thô của Keo củi ở ba nghiệm thức la sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,3). Cụ thể năng suất protein thô của nghiệm thức I là 0,24 tấn/ha, nghiệm thức II và nghiệm thức III có cùng giá trị là 0,23 tấn/ha. Từ kết quả này cho thấy năng suất protein thô của thí nghiệm này thấp hơn so với thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) là 0,38 tấn/ha tại thời điểm 90 ngày thu hoạch.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tính sinh trưởng tính năng sản xuất của cây keo củi (calliandra calothyrsus) ở các thời điểm thu hoạch khác nhau tại cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)