ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tính sinh trưởng tính năng sản xuất của cây keo củi (calliandra calothyrsus) ở các thời điểm thu hoạch khác nhau tại cần thơ (Trang 25)

3.1.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 tại Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.

3.1.2 Đất đai

Khu vực thí nghiệm là vùng đất trồng đƣợc sang lấp và chia thành liếp, đây là vùng đất cát nghèo chất dinh dƣỡng.

Thành phần thực vật ở đây khá phong phú, nhiều nhất là cỏ lông tây, đậu rồng hoang, trinh nữ…

3.1.3 Khí hậu

Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24-27o

C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa tập trung từ tháng 5-10, lƣợng mƣa chiếm tới 99% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu nhƣ không có mƣa.

Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trƣởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.

3.1.4 Phân bón

Sử dụng hỗ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ (50% vô cơ+50% hữu cơ) - Phân vô cơ: có tỷ lệ N:P:K là 20:20:15

- Phân hữu cơ: 2,5%N, 3%P2O5, 1%K2O, 23%chất hữu cơ, 2,5%Acid humic, 0,05%CaO, 0,001%Fe, 0,001%Zn.

3.1.5 Nguồn giống

Thí nghiệm này đƣợc tiến hành tiếp theo sau thí nghiệm của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) với mức phân bón là hỗn hợp phân vô cơ và phân hữu cơ. Khi cây đã thu hoạch lứa đầu tiên, 2 tháng sau cắt toàn bộ cây với chiều cao là 50 cm tính từ mặt đất, sau đó tiếp tục theo dõi sự phát triển và thu hoạch cây tại các thời điểm khác nhau.

3.1.6 Phƣơng tiện thí nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm ngoài đồng gồm: dao, cuốc, xẻng, cân, thƣớc dây, sổ ghi chép, thùng tƣới,…

Dụng cụ để phân tích trong phòng thí nghiệm : Bộ chƣng cất đạm Kjeldahl, bộ công phá mẫu, bình Kjeldahl, bộ chuẩn độ, tủ sấy, tủ nung, cân phân tích, cốc nung, bình tam giác, dao, kéo và các dụng cụ khác...

3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức tƣơng ứng với 3 lần thu hoạch khác nhau và bốn lần lặp lại:

Nghiệm thức I: Keo củi đƣợc thu hoạch 45 ngày sau khi cắt. Nghiệm thức II: Keo củi đƣợc thu hoạch 60 ngày sau khi cắt. Nghiệm thức III: Keo củi đƣợc thu hoạch 75 ngày sau khi cắt.

3.2.2 Kỹ thuật canh tác

- Chăm sóc:

+ Nếu trời không mƣa thì tƣới nƣớc cho cây 1 lần/tuần.

+ Làm cỏ: tiến hành làm cỏ sau khi thu hoạch lứa đầu để khả năng tái sinh của cây tốt hơn.

- Thu hoạch: thu hoạch lúc 45 ngày ở nghiệm thức I, 60 ngày ở nghiệm thức II và 75 ngày ở nghiệm thức III. Thời gian thu hoạch là buổi sáng lúc 8-9 giờ khi cây đã ráo sƣơng.

- Phân tích mẫu: lấy ngẫu nhiên 1 kg mẫu cỏ của mỗi lô cho vào túi nilon và cột kín miệng, đánh dấu và đem về phòng thí nghiệm. Mẫu cỏ đƣợc cắt nhỏ, lấy ngẫu nhiên theo đƣờng chéo 200 g, đem sấy khô ở 65oC đến khi khô giòn, nghiền nhuyễn, sau đó phân tích thành phần hóa học (phân tích DM, CP, NDF, ADF, Ash,…).

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu về đặc tính sinh trƣởng số nhánh bậc một và chiều cao của cây.

Chỉ tiêu Phƣơng pháp theo dõi

Số nhánh bậc một trên thân chính.

Đếm tổng số nhánh trên thân chính của cây đƣợc chọn để đo chiều dài thân

Chiều cao cây (cm) Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá, số

lƣợng là 30% số cây/lô Khả năng chống chịu

sâu bệnh.

Quan sát và theo dõi tình hình sâu bệnh trong thời gian thí nghiệm.

Khả năng cạnh tranh cỏ dại.

Theo dõi khả năng cạnh tranh cỏ dại của cây, dọn sạch cỏ giúp cây phát triển tốt hơn.

Khả năng chịu ngập, hạn.

Quan sát và theo dõi khả năng chịu ngập, chịu hạn của cây.

Năng suất chất xanh (tấn/ha/lứa)

Cân toàn bộ cỏ (phần ăn đƣợc) thu hoạch của từng lô, sau đó quy về tấn/ha/lứa. Thu hoạch lúc 8-9 giờ sáng khi nắng ráo.

Năng suất chất khô (tấn/ha/lứa)

Lấy 5 cây ngẫu nhiên trong phần cỏ đã cân để tính năng suất xử lý phân tích thành lƣợng vật chất khô. Năng suất khô = %vật chất khô*năng suất xanh.

Năng suất protein thô (CP) (tấn/ha/lứa)

Năng suất CP = năng suất DM*%CP.

Giá trị dinh dƣỡng Lấy 200 g mẫu tƣơi, sấy và đem nghiền sau đó đem phân

tích xác định DM, CP, Ash theo phƣơng pháp AOAC (1990)

3.2.4 Xử lí số liệu

Tấc cả số liệu sau khi thu thập đƣợc xử lý theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model). Dùng chƣơng trình Minitab version 16.2 để phân tích phƣơng sai.

Hình 3.1: Đo chiều thân cây Keo củi

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 NHẬN XÉT CHUNG

4.1.1 Khả năng thích nghi với khí hậu, chống chịu sâu bệnh

Nhìn chung Keo củi có khả năng thích nghi cao với khí hậu nóng ẩm trong mùa khô. Khi trời nắng nóng cây có xu hƣớng xếp lá lại giống cây trinh nữ có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nƣớc vì vậy khả năng chịu hạn của cây cao. Trong suốt quá trình thí nghiệm, cây Keo củi có khả năng chống chịu rất tốt đối với sâu bệnh. Mặt khác khả năng cạnh tranh cỏ dại cũng khá cao. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý khi cây ở giai đoạn còn non mà cụ thể vào lúc cây đƣợc 15-40 ngày sau khi thu hoạch cây bị lƣợng nhỏ sâu keo tấn công vào những chồi non và làm cây chậm phát triển lại. Những thiệt hại về sâu bệnh đối với sinh trƣởng và chất lƣợng của cây gần nhƣ không đáng kể, không ảnh hƣởng đến năng suất của cây. Mặc dù vậy nếu chúng ta dùng thuốc can thiệp kịp thời thì sự thiệt hại của sâu có thể xem nhƣ không đáng ngại cho sự phát triển của cây.

4.1.2 Khả năng chịu ngập, hạn

Qua khảo sát thực thế nhận thấy cây đƣợc trồng trong điều kiện đất cát kém dƣỡng chất, khả năng giữ nƣớc và chất dinh dƣỡng hầu nhƣ rất thấp, điều kiện thời tiết trồng vào mùa mƣa, nhiều trận mƣa lớn liên tiếp làm cho khu đất thí nghiệm thoát nƣớc không kịp nên gây ngập úng cho cây làm một số cây bị vàng lá, còi cọc chậm phát triển nhƣng khả năng sinh trƣởng và phát triển của cây vẫn cho một kết quả tốt nhƣ mong đợi.

4.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG 4.2.1 Chiều cao cây 4.2.1 Chiều cao cây

Chiều cao cây và tốc độ tăng trƣởng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Kết quả đo chiều cao cây Keo ủi của các nghiệm thức đƣợc trình bày ở Bảng 4.1

Bảng 4.1: Chiều cao cây (cm) Keo củi trong thí nghiệm

I: 45 ngày thu hoạch

II: 60 ngày thu hoạch

III: 75 ngày thu hoạch

Hình 4.1: Chiều cao cây Keo củi tại thời điểm thu hoạch

Thời gian Nghiệm thức SEM P I II III Thu hoạch 117,40 140,74 156,35 6,7 0,08 Nghiệm thức

Từ Bảng 4.1 cho thấy, vào thời điểm thu hoạch Keo củi ở nghiệm thức III cho kết quả cao nhất với chiều cao cây là 156,35 cm so với nghiệm thức II là 140,74 cm và thấp nhất là nghiệm thức I là 117,40 cm nhƣng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0,08). Nhìn chung qua các giai đoạn phát triển thì chiều cao của cây tăng lên nhƣng không chênh lệch nhiều vì trong giai đoạn này cây đã đạt quá trình sinh trƣởng, các cây đã tƣơng đối đồng đều vì thế sự khác biệt về chiều cao là không đáng kể. Gutteridge (1992) cho rằng Keo củi có khả năng phát triển tốt trong điều kiện đất đai kém dinh dƣỡng, những vùng đất cát có độ pH=4,5. Những cây sau khi thu hoạch qua vài lứa cắt thì sự phát triển của quần thể cây hầu nhƣ cho năng suất không thay đổi. Trong lĩnh vực canh tác màu thì Keo củi đƣợc xem là nguồn cung cấp phân xanh để cải tạo đất và sự phát triển tối ƣu của ngô và lúa bởi sự cố định đạm của cây là rất cao. Do đó ở sự phát triển của cây không bị ảnh hƣởng bởi các gian đoạn thời gian về sau. Tuy nhiên từ Hình 4.1 cho thấy chiều cao cây cao nhất ở thời điểm 75 ngày sau khi cắt là 156 cm thấp hơn so với thí nghiệm của Dƣơng Vũ (2007) là 171 cm. Thí nghiệm của Đặng Huỳnh Hoài Hƣơng (2008) có chiều cao cây là 142,19 cm thấp hơn so với thí nghiệm hiện tại do thí nghiệm của Đặng Huỳnh Hoài Hƣơng (2008) đƣợc tiến hành vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 nên cây không đƣợc cung cấp đủ nƣớc trong quá trình sinh trƣởng. Mặc dù ở thí nghiệm này cây không chịu ảnh hƣởng của các mức phân bón khác nhau nhƣng đã phù hợp với nghiên cứu của Kaudia, A. (1990) khi cho rằng khả năng tái sinh của của Keo củi là khá cao và ổn định từ 6-8 tháng sau khi thu hoạch. Từ Hình 4.1 có thể cho thấy với thời điểm thu hoạch 75 ngày la cao nhất nhƣng tại các thời điểm thu hoạch khác nhau thì sự khác biệt về chiều cao cây là không có ý nghĩa.

4.2.2 Số nhánh bậc một của cây

Sự phát triển nhánh bậc một (Hình 4.2) thể hiện khả năng tái sinh nhằm đánh giá đƣợc sự tƣơi tốt và tăng trƣởng qua các giai đoạn của cây đƣợc thể hiện qua Bảng 4.2 và Hình 4.3

Bảng 4.2: Số nhánh bậc một của Keo củi trong thí nghiệm

I: 45 ngày thu hoạch II: 60 ngày thu hoạch

III: 75 ngày thu hoạch

Thời gian Nghiệm thức SEM P I II III 30 ngày 11,25 11,75 10,0 0,94 0,43 45 ngày 13,5 13,25 11,5 1,11 0,42 Thu hoạch 13,5 13,25 12,0 1,99 0,65

Bảng 4.2 cho thấy số nhánh bậc một tăng dần theo ngày tuổi và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Số nhánh phân bố tại các thời điểm khác nhau trong cùng một nghiệm thức có sự biến động tăng, cụ thể tại các thời điểm 30, 45 ngày của ba nghiệm thức lần lƣợt là 11,25 nhánh/cây, 13,5 nhánh/cây; 11,75 nhánh/cây, 13,25 nhánh/cây; 10,0 nhánh/cây, 11,5 nhánh/cây. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa là P=0,43, P=0,42, P=0,65. Trong khi đó số nhánh của các nghiệm thức tại thời điểm thu hoạch cao nhất là 13,5 nhánh/cây so với thí nghiệm của Dƣơng Vũ (2007) là 6,22 nhánh/cây dƣới điều kiện khí hậu khô hạn nên thiếu nƣớc dẫn đến ảnh hƣởng lên sự tăng trƣởng của nhánh, lá còn thí nghiệm này đƣợc thực hiện trong mùa mƣa nên lƣợng nƣớc luôn cung cấp đầy đủ cho cây. Thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) trên cây Flemingia có số nhánh bậc một cao nhất là 12,83 nhánh/cây gần tƣơng đƣơng với thí nghiệm hiện tại vì đƣợc tiến hành vào giữa mùa mƣa nên cây đƣợc cung cấp nƣớc đầy đủ, cây phát triển tốt.

4.2.3 Tính năng sản xuất

Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein của cây Keo củi đƣợc trình bày qua Bảng 4.3 và Hình 4.4

Bảng 4.3: Năng suất chất xanh, chất khô, protein của cây Keo củi trong thí nghiệm (tấn/ha)

Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng một cột mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P=0,05

I: 45 ngày thu hoạch

II: 60 ngày thu hoạch

III: 75 ngày thu hoạch

Hình 4.4: Năng suất xanh, năng suất khô, năng suất CP

Năng suất chất xanh: là phần quan trọng trong việc phát triển đồng cỏ nhằm đánh giá sự phát triển của cây cũng nhƣ khả năng đáp ứng nguồn thức ăn cho gia súc trong sự phát triển của ngành chăn nuôi. Kết quả cho thấy năng suất chất xanh ở ba nghiệm thức là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,001). Ở nghiệm thức III

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

SEM P I II III

Năng suất chất xanh 4,20b 6,50a 7,44a 0,35 0,001

Năng suất chất khô 1,25b 2,11a 2,47a 0,1 0,001

Năng suất CP 0,24 0,23 0,23 0,004 0,3

Tấn/ha

(thu hoạch ở 75 ngày sau khi cắt) cho năng suất cao nhất là 7,44 tấn/ha so với nghiệm thức II là 6,50 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức I 4,20 tấn/ha với mức ý nghĩa P=0,001. Kết quả này cao hơn so với thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) là 5,85 tấn/ha vào thời điểm 90 ngày sau khi trồng. Điều này cho thấy thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) cây Keo củi đƣợc trồng trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên cây không đƣợc cung cấp đủ nƣớc làm cho cây phát triển chậm dẫn đến năng suất giảm. Nếu so với cây họ đậu khác nhƣ Bình linh của Nguyễn Thị Hồng Nhân và ctv (2012) cho năng suất xanh là 5,11 tấn/ha tại thời điểm 90 ngày sau khi trồng là thấp hơn so với kết quả hiện tại. Thí nghiệm của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) đạt năng suất chất xanh là 9,67 tấn/ha cao hơn so với thí nghiệm hiện tại là do thí nghiệm này có những ngày mƣa nhiều và liên tục làm cho cây thoát nƣớc không kịp gây ra ngập úng làm một số cây bị héo. Chính vì vậy khi trồng cây họ đậu cần chú khả năng chịu ngập úng kém.

Năng suất chất khô: cũng giống nhƣ năng suất chất xanh, năng suất chất khô hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P=0,001). Từ Hình 4.4 cho thấy năng suất chất khô trung bình từ 1,25-2,47 tấn/ha, cụ thể ngiệm thức III là cao nhất 2,47 tấn/ha so với nghiệm thức II là 2,11 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức I 1,25 tấn/ha. Theo nghiên cứu của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) thì năng suất chất khô là 3,32 tấn/ha cao hơn thí nghiệm hiện tại. Khi so sánh với cây họ đậu khác nhƣ Stylosanthes hamata của Vũ Thị Kim Anh (2008) thì năng suất chất khô có đƣợc là 1,35-1,95 tấn/ha thấp hơn so với thí nghệm này do hai thí nghiệm đƣợc tiến hành trong điều kiên khí hậu và đất đai khác nhau.

Năng suất protein thô: từ Bảng 4.3 và Hình 4.4 cho thấy năng suất protein thô của Keo củi ở ba nghiệm thức la sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,3). Cụ thể năng suất protein thô của nghiệm thức I là 0,24 tấn/ha, nghiệm thức II và nghiệm thức III có cùng giá trị là 0,23 tấn/ha. Từ kết quả này cho thấy năng suất protein thô của thí nghiệm này thấp hơn so với thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) là 0,38 tấn/ha tại thời điểm 90 ngày thu hoạch.

4.2.4 Thành phần hóa học của cây Keo củi

Thành phần hóa học của cây Keo củi đƣợc thể hiện qua Bảng 4.4

Bảng 4.4: Thành phần hóa học của cây Keo củi trong thí nghiệm

Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng một cột mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P=0,05

I: 45 ngày thu hoạch

II: 60 ngày thu hoạch

III: 75 ngày thu hoạch

Xét về hàm lƣợng CP, DM, NDF, ADF của cả ba nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê. Theo Võ Anh Thi (2006) Keo củi có hàm lƣợng dƣỡng chất là 27,62% DM, 23,29% CP, 24,28% ADF, 31,87% NDF. Hàm lƣợng dƣỡng chất từ Bảng 4.4 cho thấy giá trị CP cao nhất ở nghiệm thức III là 22,66% so với nghiệm thức II là 21,31% và thấp nhất là nghiệm thức I 20,48% (P=0,019). Theo Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) thì hàm lƣợng CP của Keo củi dao động từ 21,29-21,73% thấp hơn so với thí nghiệm hiện tại.

Hàm lƣợng DM của ba nghiệm thức có sự biến động tăng 29,93-33,28% (P=0,001) cao hơn thí nghiệm của Trần Thị Thu Thủy (2008) là 26,24-28,34%. Tƣơng tự hàm lƣợng NDF của ba nghiệm thức dao động tăng lần lƣợt là 37,95%; 39,07%; 40,50% (P=0,001) và hàm lƣợng ADF cũng tăng từ 21,64-24,51% (P=0,003). Theo Maasdorp và ctv (1999) Keo củi có hàm lƣợng NDF, ADF là

49,4% và 63,5% cao hơn nhiều so với thí nghiệm hiện tại.

Qua Hình 4.4 cho thấy hàm lƣợng Ash (tro) giữa ba nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cụ thể là hàm lƣợng Ash (tro) ở ba nghiệm thức

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tính sinh trưởng tính năng sản xuất của cây keo củi (calliandra calothyrsus) ở các thời điểm thu hoạch khác nhau tại cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)