4.2.1 Chiều cao cây
Chiều cao cây và tốc độ tăng trƣởng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Kết quả đo chiều cao cây Keo ủi của các nghiệm thức đƣợc trình bày ở Bảng 4.1
Bảng 4.1: Chiều cao cây (cm) Keo củi trong thí nghiệm
I: 45 ngày thu hoạch
II: 60 ngày thu hoạch
III: 75 ngày thu hoạch
Hình 4.1: Chiều cao cây Keo củi tại thời điểm thu hoạch
Thời gian Nghiệm thức SEM P I II III Thu hoạch 117,40 140,74 156,35 6,7 0,08 Nghiệm thức
Từ Bảng 4.1 cho thấy, vào thời điểm thu hoạch Keo củi ở nghiệm thức III cho kết quả cao nhất với chiều cao cây là 156,35 cm so với nghiệm thức II là 140,74 cm và thấp nhất là nghiệm thức I là 117,40 cm nhƣng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0,08). Nhìn chung qua các giai đoạn phát triển thì chiều cao của cây tăng lên nhƣng không chênh lệch nhiều vì trong giai đoạn này cây đã đạt quá trình sinh trƣởng, các cây đã tƣơng đối đồng đều vì thế sự khác biệt về chiều cao là không đáng kể. Gutteridge (1992) cho rằng Keo củi có khả năng phát triển tốt trong điều kiện đất đai kém dinh dƣỡng, những vùng đất cát có độ pH=4,5. Những cây sau khi thu hoạch qua vài lứa cắt thì sự phát triển của quần thể cây hầu nhƣ cho năng suất không thay đổi. Trong lĩnh vực canh tác màu thì Keo củi đƣợc xem là nguồn cung cấp phân xanh để cải tạo đất và sự phát triển tối ƣu của ngô và lúa bởi sự cố định đạm của cây là rất cao. Do đó ở sự phát triển của cây không bị ảnh hƣởng bởi các gian đoạn thời gian về sau. Tuy nhiên từ Hình 4.1 cho thấy chiều cao cây cao nhất ở thời điểm 75 ngày sau khi cắt là 156 cm thấp hơn so với thí nghiệm của Dƣơng Vũ (2007) là 171 cm. Thí nghiệm của Đặng Huỳnh Hoài Hƣơng (2008) có chiều cao cây là 142,19 cm thấp hơn so với thí nghiệm hiện tại do thí nghiệm của Đặng Huỳnh Hoài Hƣơng (2008) đƣợc tiến hành vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 nên cây không đƣợc cung cấp đủ nƣớc trong quá trình sinh trƣởng. Mặc dù ở thí nghiệm này cây không chịu ảnh hƣởng của các mức phân bón khác nhau nhƣng đã phù hợp với nghiên cứu của Kaudia, A. (1990) khi cho rằng khả năng tái sinh của của Keo củi là khá cao và ổn định từ 6-8 tháng sau khi thu hoạch. Từ Hình 4.1 có thể cho thấy với thời điểm thu hoạch 75 ngày la cao nhất nhƣng tại các thời điểm thu hoạch khác nhau thì sự khác biệt về chiều cao cây là không có ý nghĩa.
4.2.2 Số nhánh bậc một của cây
Sự phát triển nhánh bậc một (Hình 4.2) thể hiện khả năng tái sinh nhằm đánh giá đƣợc sự tƣơi tốt và tăng trƣởng qua các giai đoạn của cây đƣợc thể hiện qua Bảng 4.2 và Hình 4.3
Bảng 4.2: Số nhánh bậc một của Keo củi trong thí nghiệm
I: 45 ngày thu hoạch II: 60 ngày thu hoạch
III: 75 ngày thu hoạch
Thời gian Nghiệm thức SEM P I II III 30 ngày 11,25 11,75 10,0 0,94 0,43 45 ngày 13,5 13,25 11,5 1,11 0,42 Thu hoạch 13,5 13,25 12,0 1,99 0,65
Bảng 4.2 cho thấy số nhánh bậc một tăng dần theo ngày tuổi và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Số nhánh phân bố tại các thời điểm khác nhau trong cùng một nghiệm thức có sự biến động tăng, cụ thể tại các thời điểm 30, 45 ngày của ba nghiệm thức lần lƣợt là 11,25 nhánh/cây, 13,5 nhánh/cây; 11,75 nhánh/cây, 13,25 nhánh/cây; 10,0 nhánh/cây, 11,5 nhánh/cây. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa là P=0,43, P=0,42, P=0,65. Trong khi đó số nhánh của các nghiệm thức tại thời điểm thu hoạch cao nhất là 13,5 nhánh/cây so với thí nghiệm của Dƣơng Vũ (2007) là 6,22 nhánh/cây dƣới điều kiện khí hậu khô hạn nên thiếu nƣớc dẫn đến ảnh hƣởng lên sự tăng trƣởng của nhánh, lá còn thí nghiệm này đƣợc thực hiện trong mùa mƣa nên lƣợng nƣớc luôn cung cấp đầy đủ cho cây. Thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) trên cây Flemingia có số nhánh bậc một cao nhất là 12,83 nhánh/cây gần tƣơng đƣơng với thí nghiệm hiện tại vì đƣợc tiến hành vào giữa mùa mƣa nên cây đƣợc cung cấp nƣớc đầy đủ, cây phát triển tốt.
4.2.3 Tính năng sản xuất
Năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein của cây Keo củi đƣợc trình bày qua Bảng 4.3 và Hình 4.4
Bảng 4.3: Năng suất chất xanh, chất khô, protein của cây Keo củi trong thí nghiệm (tấn/ha)
Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng một cột mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P=0,05
I: 45 ngày thu hoạch
II: 60 ngày thu hoạch
III: 75 ngày thu hoạch
Hình 4.4: Năng suất xanh, năng suất khô, năng suất CP
Năng suất chất xanh: là phần quan trọng trong việc phát triển đồng cỏ nhằm đánh giá sự phát triển của cây cũng nhƣ khả năng đáp ứng nguồn thức ăn cho gia súc trong sự phát triển của ngành chăn nuôi. Kết quả cho thấy năng suất chất xanh ở ba nghiệm thức là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,001). Ở nghiệm thức III
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
SEM P I II III
Năng suất chất xanh 4,20b 6,50a 7,44a 0,35 0,001
Năng suất chất khô 1,25b 2,11a 2,47a 0,1 0,001
Năng suất CP 0,24 0,23 0,23 0,004 0,3
Tấn/ha
(thu hoạch ở 75 ngày sau khi cắt) cho năng suất cao nhất là 7,44 tấn/ha so với nghiệm thức II là 6,50 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức I 4,20 tấn/ha với mức ý nghĩa P=0,001. Kết quả này cao hơn so với thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) là 5,85 tấn/ha vào thời điểm 90 ngày sau khi trồng. Điều này cho thấy thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) cây Keo củi đƣợc trồng trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên cây không đƣợc cung cấp đủ nƣớc làm cho cây phát triển chậm dẫn đến năng suất giảm. Nếu so với cây họ đậu khác nhƣ Bình linh của Nguyễn Thị Hồng Nhân và ctv (2012) cho năng suất xanh là 5,11 tấn/ha tại thời điểm 90 ngày sau khi trồng là thấp hơn so với kết quả hiện tại. Thí nghiệm của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) đạt năng suất chất xanh là 9,67 tấn/ha cao hơn so với thí nghiệm hiện tại là do thí nghiệm này có những ngày mƣa nhiều và liên tục làm cho cây thoát nƣớc không kịp gây ra ngập úng làm một số cây bị héo. Chính vì vậy khi trồng cây họ đậu cần chú khả năng chịu ngập úng kém.
Năng suất chất khô: cũng giống nhƣ năng suất chất xanh, năng suất chất khô hoàn toàn khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P=0,001). Từ Hình 4.4 cho thấy năng suất chất khô trung bình từ 1,25-2,47 tấn/ha, cụ thể ngiệm thức III là cao nhất 2,47 tấn/ha so với nghiệm thức II là 2,11 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức I 1,25 tấn/ha. Theo nghiên cứu của Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) thì năng suất chất khô là 3,32 tấn/ha cao hơn thí nghiệm hiện tại. Khi so sánh với cây họ đậu khác nhƣ Stylosanthes hamata của Vũ Thị Kim Anh (2008) thì năng suất chất khô có đƣợc là 1,35-1,95 tấn/ha thấp hơn so với thí nghệm này do hai thí nghiệm đƣợc tiến hành trong điều kiên khí hậu và đất đai khác nhau.
Năng suất protein thô: từ Bảng 4.3 và Hình 4.4 cho thấy năng suất protein thô của Keo củi ở ba nghiệm thức la sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,3). Cụ thể năng suất protein thô của nghiệm thức I là 0,24 tấn/ha, nghiệm thức II và nghiệm thức III có cùng giá trị là 0,23 tấn/ha. Từ kết quả này cho thấy năng suất protein thô của thí nghiệm này thấp hơn so với thí nghiệm của Võ Anh Thi (2006) là 0,38 tấn/ha tại thời điểm 90 ngày thu hoạch.
4.2.4 Thành phần hóa học của cây Keo củi
Thành phần hóa học của cây Keo củi đƣợc thể hiện qua Bảng 4.4
Bảng 4.4: Thành phần hóa học của cây Keo củi trong thí nghiệm
Ghi chú: a,b các giá trị ở cùng một cột mang ít nhất một chữ ký hiệu chung không sai khác nhau ở P=0,05
I: 45 ngày thu hoạch
II: 60 ngày thu hoạch
III: 75 ngày thu hoạch
Xét về hàm lƣợng CP, DM, NDF, ADF của cả ba nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê. Theo Võ Anh Thi (2006) Keo củi có hàm lƣợng dƣỡng chất là 27,62% DM, 23,29% CP, 24,28% ADF, 31,87% NDF. Hàm lƣợng dƣỡng chất từ Bảng 4.4 cho thấy giá trị CP cao nhất ở nghiệm thức III là 22,66% so với nghiệm thức II là 21,31% và thấp nhất là nghiệm thức I 20,48% (P=0,019). Theo Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013) thì hàm lƣợng CP của Keo củi dao động từ 21,29-21,73% thấp hơn so với thí nghiệm hiện tại.
Hàm lƣợng DM của ba nghiệm thức có sự biến động tăng 29,93-33,28% (P=0,001) cao hơn thí nghiệm của Trần Thị Thu Thủy (2008) là 26,24-28,34%. Tƣơng tự hàm lƣợng NDF của ba nghiệm thức dao động tăng lần lƣợt là 37,95%; 39,07%; 40,50% (P=0,001) và hàm lƣợng ADF cũng tăng từ 21,64-24,51% (P=0,003). Theo Maasdorp và ctv (1999) Keo củi có hàm lƣợng NDF, ADF là
49,4% và 63,5% cao hơn nhiều so với thí nghiệm hiện tại.
Qua Hình 4.4 cho thấy hàm lƣợng Ash (tro) giữa ba nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Cụ thể là hàm lƣợng Ash (tro) ở ba nghiệm thức lần lƣợt là 7,02%; 6,91%; 7,20% (P=0,54) thấp hơn thí nghiệm của Dƣơng Vũ
Chỉ tiêu (%) Nghiệm thức SEM P I II III CP 22,66a 21,31ab 20,48b 0,44 0,019 DM 29,93b 32,45a 33,28a 0,40 0,001 Ash 7,02 6,91 7,20 0,18 0,54 OM 92,98 93,09 92,80 0,18 0,53 NDF 37,95b 39,07b 40,50a 0,32 0,001 ADF 21,64b 22,23ab 24,51a 0,41 0,003
(2007) là 7,42-7,91%. Bên cạnh đó hàm lƣợng CHC cũng không có sự khác biệt ở ba nghiệm thức là 92,98%, 93,0%, 92,80%. Thành phần hóa học của thí nghiệm có sự thay đổi do nhiều nguyên nhân nhƣ điều kiện thời tiết, đất đai, thời gian sinh trƣởng, mùa vụ,…
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Từ kết quả cho thấy việc thu hoạch cây tại các thời điểm khác nhau đã ảnh hƣởng lên sinh trƣởng và năng suất của cây Keo củi.
Qua thí nhiệm thấy đƣợc sự tái sinh và đặc tính sinh trƣởng về chiều cao của cây Keo củi tăng dần từ thời điểm thu hoạch 45 ngày đến lúc 75 ngày thu hoạch.
Bên cạnh đó, tại thời điểm thu hoạch 75 ngày cho kết quả cao nhất về năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất CP và thấp nhất là 45 ngày thu hoạch.
Sau khi khảo sát đặc tính sinh trƣởng và năng suất sản xuất của cây tại các thời điểm thu hoạch khác nhau thì việc thu hoạch tại thời điểm 60 ngày sau khi cắt là tối ƣu nhất.
5.2 ĐỀ NGHỊ
Cần nghiên cứu thêm về sự phát triển của cây Keo củi (Calliandra
calothyrsus) trên các vùng đất khác nhau để theo dõi khả năng thích nghi, đặc
tính sinh trƣởng và tính năng sản suất của cây trên vùng đất đó.
Tiếp tục theo dõi đặc tính sinh trƣởng và tính năng sản xuất của cây ở các lứa tiếp theo và tại các thời điểm thu hoạch khác nhau để đạt năng suất tối ƣu nhất.
Có thể phát triển Keo củi (Calliandra calothyrsus) thành những đồng cỏ trong chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Thị Hoài Hƣơng, 2008, Khảo sát đặc tính sinh trƣởng và tính năng sản xuất của cây Calliandra calothyrsus với các mức độ phân bón khác nhau, Luận
văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Dƣơng Hữu Thời, Dƣơng Thanh Liêm, Nguyễn Văn Uyển (1982), Cây cỏ họ Đậu nhiệt đới làm thức ăn gia súc, NXB thành phố Hồ Chí Minh.
Dƣơng Vũ, 2007, Ảnh hƣởng của phân bón hóa học và chiều cao cắt lên sinh trƣởng, năng suất của cây Calliandra calothyrsus tại thành phố Cần Thơ,
Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
Franzel, S., Wambugu,C. and Tuwei, P., 2003. The adoption and dissemination of fodder shrubs in central Kenya. Agricultural Extension and Network Paper No. 131. London: Overseas Development Institute.
Gerrit, A., 2000. Adoption of calliandra in Kabela: Benfits and constraints. AFRENA Report No. 132. Kenya: ICRAF.
Gutteridge, R.C., 1990. Agronomic evaluation of tree and shrub species in Sountheast Queensland. Troppical Grassland, 24, 29-36.
Khuất Thị Nhƣ Diễm (2013). Khảo sát mức độ ảnh hƣởng của phân bón lên khả năng sinh trƣởng và tính năng sản xuất của cây Calliandra calothyrsus tại
thành phố Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ
Logan, J.W.M., Cowie, R.H. and Wood, T.G., 1990. Termites (Isoptera) control in agriculture and forestry by non-chemical methods: A review. Bulletin of Entomological Research, Vol. 80, No. 3, pp. 309-30.
Macqueen, D.J., 1992. Calliandra calothyrsus: Implications of plant taxonomy, ecology and biology for seed collection. Commonwealth Forestry Review 71, 20-34.
Macquen, D.J. (1991) Exploration and collection of Calliandra calothyrsus as a foundation for future genetic improvement. Nitrogen Fixing Tree Research Reports 9, 96 – 98.
Mai Vũ Duy và Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2012. Bƣớc đầu khảo sát đặc tính nông học và năng suất của cây Calliandra calothyrsus. Tạp chí KHKT Chăn nuôi,
Số 5.
Nguyễn Thị Hồng Nhân , Nguyễn Văn Hớn và Mai Vũ Duy, 2012. So sánh năng suất, giá trị dinh dƣỡng, khả năng thích nghi của Leucaena leucocephala,
Calliandra calothyrsus và Flemingia macrophylla. Tạp chí KHKT Chăn nuôi, Số 5.
Nguyễn Thị Thu Thủy (2008). Ảnh hƣởng của các mức độ phân bón hữu cơ và hóa học đến sinh trƣởng, năng suất của cây Calliandra calothyrsus tại thành phô Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
Paterson R.T. , Kiruiro E. , Arimi H.K., 1999. Calliandra calothyrsus as a
supplement for milk production in the Kenya Highlands. Tropical Animal Health and Production 31, pp. 115-126.
Rosecrance, R.C., Brewbaker, J.L. and Fownes, J.H., 1992a. Alley cropping of maize with nine leguminous trees. Agroforestry Systems 17, 159-168.
Rosecrance, R.C., Rogers, S. and Tofinga, M., 1992b. Effects of alley cropped
Calliandra calothyrsus and Gliricidia sepium hedges on weed growth, soil
properties, and Taro yields in Western Samoa Agroforestry Systems 19, 57-66.
Võ Anh Thi, 2006. Theo dõi khả năng thích nghi, năng suất, chất lƣợng của ba loại cỏ đậu Leucaena leucocephala, Calliandra calothyrsus và Flemingia macrophulla tại Thành Phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Cần
Thơ.
Vũ Thị Kim Anh, 2011. Nghiên cứu khả năng phát triển và ảnh hƣởng đến hàm lƣợng nitơ trong đất của đậu rồng hoang (Psphocarpus scandes), đậu biếc (Clitoria ternatea) tại thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
Wiersum, K.F. and Rika, I.K. (1992) Calliandra calothyrsus Meissn. In Westphal, E. and Jansen, P.C.M. (eds), Plant Resources of Southeast Asia: 4 Foragefs. Pudoc Wageningen. Netherlands, pp. 68 – 70.
PHỤ LỤC
Factor Type Levels Values Ng/thức fixed 3 NT45, NT60, NT75
Analysis of Variance for Nhanh30, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Ng/thức 2 6.500 6.500 3.250 0.93 0.430
Error 9 31.500 31.500 3.500 Total 11 38.000
S = 1.87083 R-Sq = 17.11% R-Sq(adj) = 0.00%
Analysis of Variance for Nhanh45, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Ng/thức 2 9.500 9.500 4.750 0.96 0.421
Error 9 44.750 44.750 4.972 Total 11 54.250
S = 2.22985 R-Sq = 17.51% R-Sq(adj) = 0.00%
Analysis of Variance for Nhanh TH, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Ng/thức 2 5.167 5.167 2.583 0.45 0.652
Error 9 51.750 51.750 5.750 Total 11 56.917
S = 2.39792 R-Sq = 9.08% R-Sq(adj) = 0.00%
Analysis of Variance for Chiều cao TB (cm), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P
Ng/thức 2 3075.2 3075.2 1537.6 8.55 0.008 Error 9 1618.6 1618.6 179.8 Total 11 4693.7
Analysis of Variance for NSX/ha, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Ng/thức 2 22.318 22.318 11.159 23.10 0.000
Error 9 4.348 4.348 0.483 Total 11 26.666
S = 0.695073 R-Sq = 83.69% R-Sq(adj) = 80.07%
Analysis of Variance for NXCK/tan/ha, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P Ng/thức 2 3.1202 3.1202 1.5601 40.62 0.000
Error 9 0.3457 0.3457 0.0384 Total 11 3.4659