Tác động của FDI đến sự tăng trưởng và phát

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2001 2010 (Trang 29)

1. 3 KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

2.2.2Tác động của FDI đến sự tăng trưởng và phát

Nai trong giai đoạn 1996 – 2000

a-Tình hình phát triển kinh tế

Cĩ thể nĩi rằng, với các tiềm năng và lợi thế riêng cĩ như đã phân tích ở trên, Tỉnh Đồng Nai cùng với các địa phương khác trong VKTTĐPN trở thành là một khu vực kinh tế quan trọng và năng động nhất so với cả nước.

GDP của Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2000 (xin xem phần phụ lục – bảng

2.8, 2.9) liên tục giữ vững chiếm tỷ lệ cao trong GDP của VKTTĐPN và khơng ngừng

mở rộng tỷ trọng so với cả nước. Nếu như năm 1996, GDP của Tỉnh chỉ cĩ 3,25% so với GDP của cả nước thì đến năm 2000, tỷ lệ này đã tăng lên đến 3,81%. Tuy nhiên, GDP của Tỉnh so với GDP của VKTTĐPN đã khơng tăng lên, năm 1996, tỷ trọng GDP của Tỉnh chiếm 10,70% tổng GDP của VKTTĐPN, đến năm 2000, tỷ lệ này là 11,6% giảm 0,1%. Điều này cho thấy rằng, nhịp độ tăng trưởng bình quân của Tỉnh trong giai đoạn 1996 – 2000 cao hơn nhịp độ tăng trưởng của cả nước, nhưng lại thấp hơn VKTTĐPN. Trong giai đoạn này, tăng trưởng bình quân của Tỉnh là 10,75% bằng 1,68 lần so cả nước và bằng 0,98 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của VKTTĐPN.

Trong GDP của Tỉnh, khu vực kinh tế trong nước đĩng gĩp nhiều nhất. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tỷ trọng GDP khu vực kinh tế trong nước chiếm đến 79,55% GDP của Tỉnh. Tuy nhiên tỷ trọng này cĩ xu hướng giảm sút do bởi sự phát triển mạnh mẽ của khu vực cĩ vốn ĐTNN. Năm 1996, GDP của khu vực kinh tế trong nước chiếm đến 85,41% GDP của Tỉnh, đến năm 2000, tỷ trọng này chỉ cịn 74,25%, tuy nhiên vẫn giữ được tỷ trọng ở mức cao, chi phối được nền kinh tế ở địa phương.

Khu vực FDI ngày càng cĩ vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Năm 1996, tỷ trọng GDP của khu vực FDI chiếm 14,59% tổng GDP của Tỉnh, năm 2000, tỷ lệ này đã tăng lên đến 25,75% trong tổng GDP của Tỉnh. Sự đĩng gĩp của khu vực FDI vào sự tăng trưởng kinh tế của Tỉnh khơng ngừng tăng lên chính là vào sự tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của khu vực FDI luơn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Tỉnh giai đoạn 1996 – 2000.

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực FDI là 27,65% bằng 2,57 lần so tốc độ tăng trưởng bình quân tồn Tỉnh, bằng 3,98 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực trong nước. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực FDI đạt đỉnh cao vào năm 1997 đạt 34%, năm 1998 giảm sút chỉ đạt 22,07%, năm 1999 đạt 29,14%, năm 2000 đạt 26,62%

Tỷ lệ tăng trưởng GDP của khu vực FDI hàng năm trong giai đoạn 1996 – 2000 là 27,65% đĩng gĩp đến 47,87% vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, điều này đặc biệt cĩ ý nghĩa quan trọng khi khu vực kinh tế FDI chỉ chiếm cĩ 9,75% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và diện tích đất đai khá nhỏ.

b – Đối với sự tăng trưởng ngành cơng nghiệp của Tỉnh (xin xem phần phụ lục – bảng 2.10, 2.11, 2.12)

Tỉnh Đồng Nai là địa phương cĩ sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế tích cực nhất trong cả nước. Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất cơng nghiệp, giảm tỷ trọng sản xuất nơng nghiệp là xu hướng tích cực theo con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu là nhờ vào sự tăng trưởng vượt bậc của lĩnh vực cơng nghiệp. trung bình hàng năm trong giai đoạn 1996 – 2000, GDP của khu vực cơng nghiệp và xây dựng của Tỉnh Đồng Nai tăng trưởng 15,74%, trong đĩ khu vực trong nước tăng trưởng 7,53%, khu vực FDI tăng trưởng 23,08%, đĩng gĩp đến 77,82% sự tăng trưởng cơng nghiệp của Tỉnh.

Khơng chỉ cĩ tốc độ tăng trưởng cao, GDP khu vực FDI cịn chiếm tỷ trọng cao trong GDP của ngành cơng nghiệp của Tỉnh. Trung bình giai đoạn 1996 – 2000, giá trị GDP của ngành cơng nghiệp khu vực FDI chiếm đến 56,50% giá trị GDP cơng nghiệp của Tỉnh. Tỷ trọng này khơng ngừng tăng trưởng hàng năm, năm 1996, tỷ trọng GDP ngành cơng nghiệp của khu vực FDI chỉ chiếm 47,75% giá trị GDP ngành cơng nghiệp của Tỉnh đã tăng lên đến 61,06% vào năm 2000 đạt giá trị GDP là 3334 tỷ đồng

Khu vực FDI cịn đĩng gĩp vào sự phát triển các KCN của Tỉnh. Tính đến tháng 11/2001, tại 10 KCN của Tỉnh FDI đã cĩ 247 dự án đăng ký chiếm đến 71,39% số dự án đăng ký vào KCN vốn FDI đăng ký là 4,32 tỷ USD chiếm đến 92,9 tổng số vốn đăng ký vào KCN. Về thực hiện, khu vực FDI đã cĩ 192 dự án chiếm 67,06% tổng số dự án thực hiện ở KCN, vốn đầu tư thực hiện chiếm 52,23% vốn đầu tư vào các KCN của Tỉnh.

Qua đĩ cho thấy, khu vực FDI đã đĩng gĩp tích cực vào sự tăng trưởng cơng nghiệp của Tỉnh, gĩp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Đồng Nai theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế.

c- Đối với sự tăng trưởng đầu tư xã hội của Tỉnh (xin xem phần phụ lục – bảng 2.13, 2.14)

Tỉnh Đồng Nai là nơi cĩ vốn đầu tư lớn. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 – 2000 là 18.211 tỷ đồng bằng 11,73% tổng vốn đầu tư ở VKTTĐPN, chiếm tỷ trọng là 33,38% so tổng GDP của Tỉnh, gĩp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

Tỉnh là nơi thu hút khá nhiều vốn FDI, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của Tỉnh. giai đoạn 1996 – 2000, vốn FDI đầu tư được 12.403 tỷ đồng chiếm 68,11% tổng vốn đầu tư của Tỉnh. Vốn FDI đạt cao vào năm 1997 ở mức 3548 tỷ đồng chiếm đến 74,38% tổng vốn đầu tư tồn Tỉnh. Cũng như, vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư FDI cĩ xu hướng giảm sút từ năm 1998, đến nay vẫn chưa đạt mức đầu tư của năm 1997. Chính sự giảm sút của vốn FDI đã làm giảm mạnh vốn đầu tư nĩi chung. Trong sự sụt giảm vốn đầu tư của Tỉnh, 96,19% sự sút giảm cĩ nguồn gốc từ sự sụt giảm khu vực FDI. Chắc rằng, sự sụt giảm vốn đầu tư FDI sẽ gây nhiều trở ngại cho chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh trong thời gian tới.

d – Đối với sự tăng trưởng xuất khẩu của Tỉnh (xin xem phần phụ lục – bảng 2.15)

Bình quân giai đoạn 1996 – 2000, kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh Đồng Nai chiếm đến 11,64% so với kim ngạch xuất khẩu ở VKTTĐPN bằng 8,28% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bình quân giai đoạn 1996 – 2000, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm đến 85,90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Đáng quan tâm hơn là tỷ trọng này khơng ngừng tăng trưởng qua các năm, nếu như năm 1996, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chỉ cĩ 56,48%, tăng vụt lên 83,59% vào năm 1997, khơng ngừng giữ vững vị trí trong những năm 1998, 1999, và tăng lên đến 91,41% năm 2000. Tỷ trọng khơng ngừng tăng lên cũng thể hiện được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI luơn cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực trong nước. Bình quân giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI là 69,79%, trong khi khu vực trong nước hầu như khơng tăng trưởng chỉ cĩ 0,35% hàng năm là con số khơng đáng kể, sự tăng trưởng xuất khẩu của Tỉnh Đồng Nai chủ yếu ở khu vực FDI. Trong giai đoạn 1996 – 2000, Tỉnh Đồng Nai chưa cân đối được ngoại tệ, chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu vẫn cịn trong tình trạng âm. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng xuất khẩu của Tỉnh Đồng Nai, như đã nĩi do sự đĩng gĩp chính của khu vực FDI luơn cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả nước cho nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 – 2000 khơng ngừng tăng lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, từ chỗ chỉ chiếm 4,47% năm 1996 đã tăng lên đến 11,64% năm 2000. Qua đĩ cho thấy khu vực FDI ở Tỉnh Đồng Nai đã đĩng gĩp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, tạo nguồn ngoại tệ cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Tỉnh Đồng Nai và cả nước.

e –Đối với ngân sách nhà nước của Tỉnh (xin xem phần phụ lục – bảng 2.16)

Bình quân giai đoạn 1996 – 2000, khu vực FDI đĩng gĩp vào ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng là 13,82% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Khu vực FDI

đĩng gĩp vào ngân sách đạt đỉnh cao vào năm 1998 được 373 tỷ đồng chiếm đến 18,72% tổng thu ngân sách, sút giảm trong năm 1999, chỉ đĩng gĩp 251 tỷ đồng chiếm 10,91%. Năm 2000 tuy cĩ tăng trưởng, nguồn đĩng gĩp đến 312 tỷ đồng chiếm 12,42% nhưng vẫn cịn thấp hơn năm 1998.

Trong các khu vực kinh tế đĩng gĩp vào ngân sách nhà nước, ngoại trừ thu từ nguồn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cĩ tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 29,10% về tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 – 2000, sự đĩng gĩp vào ngân sách của khu vực FDI cũng cĩ tốc độ tăng trưởng khá tốt, đạt 14,74% bằng 1,15 lần so với tốc độ tăng trưởng thu ngân sách của khu vực trong nước. Mặc dù vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn là khu vực đĩng gĩp nhiều nhất vào thu ngân sách nhà nước ở địa phương, chiếm đến 66,76% cho thời kỳ 1996 – 2000

Sự đĩng gĩp của khu vực FDI vào thu ngân sách trong thời kỳ 1996 – 2000 chưa tương xứng với sự đĩng gĩp vào GDP. Như đã phân tích ở trên, GDP khu vực FDI chiếm đến 20,45% tổng GDP của Tỉnh trong thời kỳ 1996 – 2000, nhưng chỉ đĩng gĩp cĩ 13,8% vào ngân sách của thời kỳ này. Mà nguyên nhân chủ yếu khơng thể do hoạt động kinh doanh của khu vực FDI khơng hiệu quả bằng hoạt động kinh doanh của khu vực trong nước, mà là do cơ quan thuế khơng kiểm sốt được tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN

f- Đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động

Tính đến cuối năm 2000, khu vực FDI đã thu hút được 84.200 lao động chiếm 9,90% lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Việc thu hút lao động của khu vực FDI đạt đỉnh cao vào năm 1996 là 23.000 lao động, năm 1997 là 24.000 lao động. Do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, năm 1998 khu vực FDI chỉ giải quyết được 5.000 lao động, năm 1999 là 3.200 lao động năm 2000 là 7.500 lao động. Tuy nhiên những con số này chỉ thể hiện lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp cĩ vốn ĐTNN. Khu vực FDI cịn gián tiếp giải quyết lao động trong các ngành phục vụ cho các doanh nghiệp này. Nhất là, nhờ vào sự đầu tư FDI đã tạo nên thị trường lao động khá sơi động ở Tỉnh, khơng chỉ thu hút lao động tại Tỉnh mà cịn cả những lao động của các khu vực lân cận và của cả nước, tạo động lực cho lao động nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng cho nhu cầu cơng việc địi hỏi ngày càng cao, chất lượng hơn. Các doanh nghiệp FDI cũng đã đĩng gĩp một phần vào thực hiện chính sách xã hội ở địa phương thơng qua các hoạt động : xố đĩi giảm nghèo, tặng nhà tình nghĩa, xây dựng chương trình phúc lợi, văn hố, thể thao.

g- Các đĩng gĩp khác

-FDI là biện pháp hữu hiệu để mở rơng quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ cĩ hoạt

Rhơne Alpes (Pháp), Tỉnh KyongSangNamDo (Hàn Quốc), Tỉnh Giang Tơ (Trung Quốc), Tỉnh Chonburi (Thái Lan), và Tỉnh Ternopol (Ucraina), trên các lĩnh vực kinh tế – văn hố – xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- FDI gĩp phần mở rộng thị trường, từng bước liên kết sản xuất trong nước với khu vực và thế giới.

- FDI đã thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. - FDI đã gĩp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2001 2010 (Trang 29)