Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên đáng của

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp 12 và luyện thi đại học - môn văn (Trang 38 - 40)

thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương - đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ...).

- Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà.

- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân...) - Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn số gia đình.

Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mỹ.

2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:

- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều đề đánh vần cuốn số ghi công gia đình của chú Năm. - Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.

- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nêu giặc còn thì tao mắt, vậy à".

- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nêu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giông mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyên thông tôt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chông Mỹ.

CHIẾC THUYÈN NGOÀI XA

(Nguyễn Minh Châu)

2. Ý nghĩa nhan đề “chiếc thuyển ngoài xa”

- Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” đã phần nào thể hiện được ý nghĩa của truyện và quan điểm của nhà văn. - Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng

Ý nghĩa thực: đó là hình ảnh một con thuyền có thật, ngoài xa giữa biển trời mờ sương. Khi ở ngoài xa, nó mang một vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích” nhưng khi vào gân bờ, nó chỉ còn là không gian sống của một gia đình hàng chải nghèo khổ, đông con nên người chồng thường xuyên đánh đập người vợ một cách tàn nhẫn.

Ý nghĩa biêu tượng: “Chiếc thuyền ngoài xa” là một ân dụ vê môi quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, nghệ thuật chân chân chính không bao giờ được rời xa cuộc đời. Đồng thời thể hiện quan niệm đúng đắn của nhà văn về cách tiếp cận nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật chân chính bao giờ cũng phải phản ánh được hiện thực đa diện, nhiều chiều.

3. Tình huống truyện

Tác phâm xoay quanh ba tình huống.

- Tình huống thứ I: Người nghệ sĩ nhiếp ảnh choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Đó là hình ảnh chiếc thuyền ở ngoài xa, giữa biển trời mờ sương tạo nên một vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích” như “một bức tranh mực tàu của một đanh hoạ thời cổ”

- Tình huống thứ II: Người nghệ sĩ kinh ngạc chứng kiến từ trên chiếc thuyền bước ra một người đàn ông vũ phu, một người đàn bà cam chịu, cảnh người đàn ông đánh vợ một cách dã man trên bờ biển.

- Tình huống thứ III: Ngạc nhiên trước cảnh người đàn bà nhất quyết không chịu bỏ người chồng vũ phu của mình. Và người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã thay đổi quan điểm về đối tượng nghệ thuật.

Ba tình huồng được sắp xếp một cách độc đáo, tình huỗng sau bất ngờ. hơn tình huống trước, Nguyễn Minh Châu đã đây tình huống truyện lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn, để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời. Chính vì vậy đã tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu nhận thức của tác.

4.Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa?

- Chiếc thuyền là biêu tượng cho bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài.

- Chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, đập dềnh của những than phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.

- Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời. người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản mà cần có cái nhìn một cách đa diện, nhiều chiều.

- Chiếc thuyền ngoài xa giống - như một gợi ý ' về khoảng cách, về cự ly nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng- phải nhìn cuộc sống từ xa đến gần đề phát hiện ra bản chất của cái Đẹp trong cuộc sống (nhìn gần để thấy được cái chỉ tiết và nhìn xa để thấy được cái toàn diện.)

5. Hệ thống các nhân vật trong truyện: - Người đàn ông:

+ Cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã in hằn lên dáng vẻ khắc khô.

+ Lấy việc đánh vợ để giải toả uất ức, bế tắc.

+ Gánh nặng mưu sinh đã đè lên vai, biến người chồng tha hoá dần, từ một người hiền lành trở

thành kẻ vũ phu, thô bạo.

~ Vưà là nạn nhân cuả cuộc sống nghèo khổ, vừa là thủ phạm gây ra đau khổ cho người thân. - Người đàn bà: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hiện thân cuả sự nghèo khổ, vắt vả, lam lũ, cam chỉu. + Nhãn nhục chiụ đựng những trận đòn vô cớ cuả chồng.

+ Thương chồng, thấu hiểu những uất ức, bế tắc trong tâm lý người chồng. + Thương yêu các con, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân để lo cho con cái.. + Biết chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhặt đời thường làm niềm vui sống.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp 12 và luyện thi đại học - môn văn (Trang 38 - 40)