7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý
1.2.3.1. Khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý
Ngày nay, khi tốc độ phát triển của xã hội quá nhanh, mỗi con người chúng ta chịu nhiều áp lực của cuộc sống, càng cố gắng thích ứng với những biến đổi của xã hội thì họ cần phải giải quyết nhiều khó khăn, căng thẳng và phát sinh nhiều mâu thuẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tâm lý của họ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì NC con người ngày một tăng cao cả về NC vật chất lẫn NC tinh thần. Họ cần có NC được trợ giúp một cách khoa học và chuyên môn để được hổ trợ vượt qua những khó khăn trên hay còn gọi đó là nhu cầu THVTL.
Nhu cầu tham vấn tâm lý là sự đòi hỏi tất yếu của bản thân khi gặp phải những khó khăn tâm lý, xung đột tâm lý mà bản thân cần phải có sự trợ giúp của nhà tham vấn để tìm
29
ra một giải pháp mang tính khả thi. Đây là một nhu cầu tinh thần của con người. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất càng được cải thiện thì nhu cầu chăm sóc về sức khỏe tinh thần này ngày càng được quan tâm, đồng nghĩa với NC tham vấn tâm lý trong xã hội ngày càng cao.
1.2.3.2. Đặc điểm của nhu cầu tham vấn tâm lý
- Đối tượng của nhu cầu tham vấn tâm lý: Đối tượng của NC tham vấn tâm lý chính là cái mà người tham vấn muốn lĩnh hội khi tham gia vào quá trình THVTL, là hệ thống các thông tin, những kỹ năng và phương thức để giải quyết vấn đề.
- Phương thức thõa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý: Phương thức thõa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý chính là hoạt động tham vấn tâm lý.
-Trạng thái xúc cảm của NC tham vấn: Trạng thái xúc cảm thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng, trạng thái mong muốn, khao khát vươn lên đến sự thõa mãn một nhu cầu nào đó mà bản thân chưa tìm ra đối tượng hoặc phương thức thõa mãn, chính vì vậy thúc đẩy con người tìm kiếm các phương thức để thõa mãn NC.
-Bản chất xã hội của nhu cầu tham vấn: Nhu cầu tham vấn tâm lý được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng có điều kiện chăm sóc, nâng cao đời sống tinh thần thì nhu cầu tham vấn tâm lý ngày càng trở nên cần thiết và bức bách.
1.3.3.3. Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý
Nhu cầu tham vấn tâm lý xuất hiện khi xảy ra những khó khăn tâm lý hay xung đột tâm lý với môi trường bên ngoài hay xung đột tâm lý ngay chính bên trong mỗi con người.
Xung đột tâm lý là theo định nghĩa của S.Freud trong nghiên cứu về động lực cơ bản của sự phát triển nhân cách con người có những hình thức xung đột tâm lý khác nhau:
- Xung đột tâm lý bên trong cá nhân - Xung đột tâm lý liên nhân cách - Xung đột tâm lý liên nhóm
Các nhà tâm lý khác cho rằng: “ Xung đột tâm lý là sự mâu thuẫn, sự va chạm có tính đối kháng những quyền lợi, những mục tiêu, quan điểm, ý kiến của một cá nhân hay các chủ thể có mối liên hệ với nhau”
Theo tác giả Bùi Văn Huệ cho rằng xung đột tâm lý là mâu thuẫn giữa cac chủ thể về vị thế xã hội, quyền lợi và uy tín của cá nhân. Khi mâu thuẫn đạt đến mức độ cao thì trở
30
thành xung đột. Như vậy xung đột tâm lý là mâu thuẫn ở mức độ cao, khi hai bên xung đột không còn duy trì được sự ngấm ngầm bên trong cá nhân và cần phải tích cực khắc phục tình trạng này thông qua sự bộc lộ công khai các mối quan hệ mâu thuẫn để giải quyết vấn đề bằng hành vi.
Khi con người rơi vào tâm trạng xung đột tâm lý, những xung đột này có thể xảy ra bên trong cá nhân hay những xung đột xảy ra trong mối quan hệ với những người xung quanh, con người rất cần sự chia sẻ và hổ trợ để giải quyết những áp lực đó để làm cho đời sống tâm lý được cân bằng. Đó chính là nhu cầu tham vấn tâm lý. Như vậy xung đột tâm lý là nguyên nhân xuất hiện nhu cầu tham vấn tâm lý.
Xung đột tâm lý có những biểu hiện sau:
- Trong công việc thường có nhiều áp lực như lo lắng, không hài lòng về công việc hiện tại đang làm, về lương bổng, về các mối quan hệ trong công việc, về thời gian làm việc và các chế độ làm việc…dẫn đến những xung đột tâm lý.
- Trong gia đình thường có những trạng thái tâm lý như mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, mâu thuẫn quan điểm sống, cách giáo dục nuôi dạy con cái, vấn đề về tài chánh, các mối quan hệ hai bên họ hàng của vợ chồng…
-Trong mối quan hệ khác như bạn bè, người yêu…không hài lòng, có những cảm xúc khó chịu, căng thẳng, giận hờn, bất đồng trong quan điểm sống, cách ứng xử.
Trong các mối quan hệ trên, khi có xung đột hay khó khăn tâm lý, con người tự giải quyết hoặc tìm sự giúp đỡ của đối tượng khác, khi được đáp ứng nhu cầu THVTL này thì cũng có nghĩa là những xung đột đã phần nào được giải quyết, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt hơn.