7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.6. Phụ nữ có chồng bạo hành
a. Khái niệm phụ nữ có chồng bạo hành
Người phụ nữ có chồng bạo hành là người phụ nữ có chồng thường sử dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực và duy trì những biện pháp dụ dỗ hoặc ép buộc khác để bảo đảm rằng vợ anh ta sẽ hành xử theo cách anh ta mong muốn”.
39
(Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 tại khoản 1 Điều 2)
b. Đặc điểm tâm lý của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành.
Người PN khi sống cùng chồng bạo hành sẽ có một số nét tâm lý nổi bật sau:
về mặt nhận thức: nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực và hình ảnh không đúng về bản thân vì phải chịu sự sỉ nhục về mặt thể xác hay tinh thần; nghĩ rằng mình đáng bị như thế, đáng bị trừng phạt và dần dần, lòng tự tin sẽ giảm sút rất nhiều và xuất hiện sự lo sợ khi nghĩ về tương lai. Nhập tâm những chỉ trích của chồng.
Về mặt cảm xúc: Bị dồn nén, ức chế cảm xúc, vì quan điểm xã hội “ tốt khoe xấu che” tâm trạng lo âu sẽ luôn tồn tại cùng với cảm giác tội lỗi và có trách nhiệm với những gì xảy ra trong gia đình; luôn luôn phải sống trong tình trạng phòng thủ và sợ hãi, căng thẳng vì không biết khi nào chồng sẽ có hành vi bạo lực với mình. Những phụ nữ này thường thiếu sự chia sẻ, quan tâm đúng mức đến cảm xúc, tình cảm của chính mình, ít bạn bè và ít các mối quan hệ xã hội, hay cố làm vui lòng người khác nhất là người chồng của mình. Hay buồn rầu, bực dọc, căng thẳng. Cảm thấy bản thân bị sỉ nhục, xúc phạm, tổn thương, trống trải, trơ trọi, không thuộc về ai, cô đơn trong chính gia đình của mình. Thấy mình yếu đuối, cảm thấy chán ghét bản thân, mỗi khi làm điều gì đều sợ sai…
Về mặt hành vi: Có hai kiểu phản ứng đối nghịch nhau, đó là chống đối và chấp nhận.
+ Kiểu chống đối: Người phụ nữ chống trả lại những hành vi bạo lực của chồng bằng sức mạnh tinh thần và thể các của chính mình, bằng nhiều cách như bỏ nhà đi, nhờ sự can thiệp của chính quyền và người thân, tranh cãi lại hay quyết định sống ly thân, hoặc ly hôn…Kiểu này thường thấy ở những người có nhân cách hướng ngoại, mạnh mẽ và không bị phụ thuộc.
+ Kiểu chấp nhận: Người phụ nữ chấp nhận, xem đó là chuyện “ bình thường” do quan điểm truyền thống cổ hủ còn lưu truyền: chống chúa vợ tôi, hoặc do lòng tự tôn thấp, cho rằng mình đáng bị như vậy, lỗi do bản thân mình. Những người này thường có kiểu nhân cách hướng nội, hay nhân cách phụ thuộc.
c. Dấu hiệu nhận biết nạn nhân bị bạo lực gia đình:
•Qua các dấu hiệu về thể chất: Được nhìn thấy hậu quả của bạo hành qua các vết bầm , trầy, tay chân bị thương, đi bệnh viện.
40
•Qua các dấu hiệu tâm lý: lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, có dấu hiệu về tâm thần, muốn tự tử, xấu hổ. Người phụ nữ có chồng bạo hành thường có khuynh hướng tránh né sự việc gây ra bạo hành, tránh các hoạt động yêu thích của bản thân, tập trung vào làm vui lòng người chồng, dễ bị kích động, giận dữ, tràn ngập hội chứng xấu hổ, hoảng sợ, cảnh giác cao độ với đàn ông, cảm xúc tê liệt, gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ với người khác, nóng tính, có hành vi tự hủy hoại bản thân, dễ giật mình hoảng sợ, nếu gặp bạo hành thường xuyên sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn trầm cảm sau sang chấn. Một số phụ nữ nghe thấy âm thanh ảo, mớ khóc la về đêm khi thấy những hành động bạo hành của chồng với mình
d. Phụ nữ bị bạo hành gia đình thường gặp một số khó khăn khiến các chị không dám tìm kiếm sự hổ trợ từ bên ngoài:
- Cam chịu chung sống với kẻ gây bạo lực cho gia đình êm ấm vì con cái. - Hy vọng chồng mình sẽ thay đổi
- Bị lệ thuộc tiền bạc vào chồng
- Mình không có việc làm, không ra làm tiền - Tự cô lập với môi trường xung quanh
- Không tin là người xung quanh có thể giúp đỡ mình - Lo sợ chồng sẽ gia tăng bạo lực