Các yếu tố ảnh hưởng đến NC TVTL của PN đang sống cùng chồng BH

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành (Trang 49)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến NC TVTL của PN đang sống cùng chồng BH

Các nguyên nhân gây ra BH với PN được điều tra ở những góc độ khác nhau, từ những điều tra thực tế và lý thuyết đã có những giải thích khác nhau. Trong khi những giải thích này có những nhấn mạnh vào các yếu tố xã hội và các yếu tố cá nhân thì tất cả đều kết luận rằng không có một nguyên nhân đơn lẻ nào chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc xảy ra BH với phụ nữ. Loại BH này sinh ra từ sự hội tụ của nhiều yếu tố cụ thể.

Theo Nghiên cứu quốc gia, những tình huống dẫn tới bạo lực theo nhận thức của phụ nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra như sau:

- Khi chồng say rượu (33.7%);

- Khi nảy sinh các vấn đề gia đình (27.8%); - Khi có khó khăn về tài chính (24.7%);

48 - Khi vợ không nghe theo chồng (22.6%);

Bối cảnh và các nguyên nhân cơ bản của bạo hành với phụ nữ.

1. Chế độ gia trưởng và các mối quan hệ thống trị khác nhau và sự lệ thuộc.

Một thực tế chung là chưa có một khu vực, quốc gia, một nền văn hóa nào có sự đảm bảo rằng phụ nữ không bị bạo hành. Việc bạo hành với phụ nữ xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, vượt ra ngoài biên giới quốc gia và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, vượt ra mọi biên giới quốc gia và có mặt ở mọi nền văn hóa không phân biệt chủng tộc, địa vị tầng lớp và tôn giáo đã cho thấy nó bắt nguồn từ chế độ gia trưởng – Sự thống trị mang tính hệ thống của đàn ông đối với phụ nữ. Nhiều hình thức và biểu hiện của bạo hành và những trãi nghiệm bạo hành khác nhau của phụ nữ đã cho thấy sự giao nhau giữa sự lệ thuộc và các hình thức phân biệt đối xử khác mà phụ nữ phải chịu đựng trong những hoàn cảnh cụ thể. [4, tr 37]

Sự thống trị của nam giới và sự coi thường phụ nữ thể hiện cả trong tư tưởng và trong nền tảng hôn nhân. Chế độ gia trưởng đã ngấm sâu vào trong các tập quán văn hóa và xã hội, được hợp pháp hóa trong luật và cơ chế chính trị. Sự hung hãn của người chồng thường được khuyến khích trong những trường hợp vợ nhẫn nhịn chịu đựng và sự thờ ơ của những người xung quanh. Có những trường hợp, vợ bị đánh tàn nhẫn, chạy về nhà bố mẹ đẻ cầu cứu thì bố mẹ lại dẫn chị trả về cho người chồng vì quan niệm “ con gả đi rồi là người nhà chồng, muốn đánh đập dạy bảo gì thì lầ quyền của chồng, cha mẹ không có quyền can thiệp” và nguyên nhân chính là công tác truyền thông, phổ biến kiến thức phòng chống bạo lực gia đình còn hạn chế ở địa phương.

1. Văn hóa và bạo hành với phụ nữ.

BH của đàn ông đối với phụ nữ bắt nguồn sâu xa từ cách nhìn của xã hội đối với bé trai và bé gái. Vì người đàn ông theo quan điểm xã hội là phải kiềm chế cảm xúc của họ, giận dữ là một trong số vài cách thức để người đàn ông thể hiện cảm xúc mà họ được PN chấp nhận. Nhiều người đàn ông thiếu các kỹ năng giao tiếp cá nhân. Nhiều bé trai được nuôi dưỡng với niềm tin rằng chúng có “quyền” để mong đợi những nhất định từ PN, và nếu PN không đáp ứng với những điều đó ( chẳng hạn như nghĩa vụ gia đình hoặc tình dục) thì chúng có quyền sử dụng sự hành hạ thể xác hoặc sự lăng nhục PN. [49]

49

Bất bình đẳng về kinh tế có thể là một yếu tố gây ra BH với PN ở các cấp độ hành vi BH của cá nhân và cấp độ rộng hơn – dựa trên các xu thế kinh tế mà tạo ra hoặc tăng cường các điều kiện thuận lợi cho BH phụ nữ. Sự bất bình đẳng về kinh tế và sự phân biệt đối xử với PN như: việc làm, thu nhập, quyền tiếp cận với các nguồn lực kinh tế và sự phụ thuộc về kinh tế đã làm giảm khả năng đưa ra những quyết định và hành động của PN và tăng nguy cơ PN bị BH. Sự phụ thuộc về kinh tế của PN cũng phản ánh sự thiếu quyền kiểm soát và tiếp cận với các nguồn lực kinh tế như đất, tài sản cá nhân, lương, tín dụng. Điều này đặt họ vào nguy cơ bị BH. [4, tr 42]

Với một số đàn ông, BH gia đình thường đi kèm với sự căng thẳng về kinh tế. Có một số nam giới khi họ không thực hiện được vai trò truyền thống là trụ cột gia đình thì thường dùng đến BH để nổ lực “khẳng định lại” sức mạnh “ đàn ông” của mình. Tỷ lệ gia tăng về BH thường đi kèm với lòng tự trọng thấp và quan niệm truyền thống về vai trò giới trong nam giới. [49, tr 16]

Một loạt các nghiên cứu đã xác định các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo hành ở cấp độ cá nhân, gia đình, cộng đồng và nhà nước. Những yếu tố này đã được thống kê trong một mẫu nghiên cứu về sức khỏe công cộng bao gồm:

•Ở cấp độ cá nhân: Tuổi trẻ; từng bị lạm dụng khi là một đứa trẻ; chứng kiến BBH gia đình; thường xuyên sử dụng rượu và ma túy; trình độ thấp; kinh tế nghèo; và sống cách ly với xã hội. Những yếu tố này có liên quan đến cả người gây ra BH và nạn nhân của BH.

•Ở cấp độ vợ chồng và gia đình: Sự kiểm soát của đàn ông đối với tài sản và quyền đưa ra quyết định trong gia đình; xung đột giữa hai vợ chồng, sự chênh lệch đáng kể về mặt kinh tế, giáo dục hoặc là việc làm.

•Ở cấp độ cộng đồng: Sự cách ly của phụ nữ; việc thiếu sự hổ trợ của xã hội; thái độ bỏ qua và hợp tác và hợp pháp hóa bạo hành cộng đồng của các cấp cao độ cao hơn của việc tước đoạt các quyền về mặt kinh tế và xã hội, bao gồm sự nghèo đói.

•Ở cấp độ xã hội: Các vai trò giới mà bảo vệ sự thống trị của nam giới và hạ thấp vai trò của người PN; và sự bỏ qua cho BHvà xem nó như một giải pháp giải quyết xung đột.

•Ở cấp độ nhà nước: Những luật pháp và chính sách không đủ mạnh để phòng chống và xử phạt BH; nhận thức bị hạn chế và sự rập khuôn máy móc của các cán bộ của các cơ quan thực thi pháp luật, tòa án và những người làm công tác xã hội.[4, tr 46]

50

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)