Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành (Trang 55)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4.Các phương pháp nghiên cứu

Người nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp chủ đạo, các phương pháp còn lại là các phương pháp bổ sung, hổ trợ.

2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

 Mục đích:

Tìm hiểu tình hình bị bạo hành của nhóm khách thể nghiên cứu và sự nhận thức, phản ứng của họ về vấn đề trên.

 Nội dung: Phiếu thăm dò nội dung gồm 11 câu hỏi và được chia làm 5 phần.  Mô tả bảng hỏi

54

- Phần 1: Các thông tin cá nhân về bản thân phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành: Họ tên, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập cá nhân, số con trong gia đình.

- Phần 2: Nội dung bảng hỏi gồm 11 câu ( xem thêm phụ lục 01)

câu 1: Tìm hiểu những hành vi bạo hành của người chồng đối với vợ, phân làm 5 nhóm theo 5 hình thức bạo hành ( thân thể, tinh thần, tình dục, xã hội, tài chính)

câu 2: Tìm hiểu về sự nhận thức của người vợ về vấn đề bạo hành.

câu 3: Tìm hiểu về thái độ và cảm xúc của người vợ khi bị chồng bạo hành.

câu 4. Tìm hiểu những phản ứng tâm lý và hành động cụ thể của người vợ khi bị chồng bạo hành.

câu 5: Tìm hiểu về các yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng đến việc BH của người vợ. - Phần 3: Khảo sát về nội dung của nhu cầu TVTL

câu 6: Tìm hiểu nhu cầu TVTL của phụ nữ đang sống cùng chồng BH - Phần 4: Khảo sát nhu cầu sử dụng các dịch vụ TVTL bao gồm

câu 7,8. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ TVTL của phụ nữ bị bạo hành. Phần 5: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL bao gồm

Câu 9: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý.

Câu 10: Tìm hiểu về những khó khăn mà phụ nữ bị bạo hành gặp phải khi sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý.

Câu 11: Tìm hiểu những đóng góp ý kiến của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành về việc đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý cho đối tượng này.

 Cách cho điểm: Thang đo này được xây dựng trên cơ sở các nội dung cơ bản nhu cầu TVTL dưới dạng những mệnh đề có tính chất nhận định. Mỗi mệnh đề là 5 phương án lựa chọn ( 5 mức độ) từ “ chưa bao giờ” đến “ rất thường xuyên”, từ “ hoàn toàn không đồng ý” đến “ rất đồng ý”, với số điểm tăng dần từ 1-5.

 Thang đánh giá được quy đổi như sau:

Điểm số Mức độ

Từ 1-> 1,5 Rất thấp Từ 1,51 -> 2,5 Thấp Từ 2,51 -> 3,5 Trung bình

55

Từ 3,51 -> 4,5 Cao Từ 4,51 -> 5 Rất cao  Cách tiến hành:

- Liên hệ trực tiếp với những phụ nữ đang sống cùng người chồng bạo hành qua Hội liên hiệp phụ nữ các quận, phường, tại các Phòng tham vấn tâm lý, văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ tại VN.

- Trước khi phát bảng hỏi có trao đổi về mục đích, hướng dẫn chi tiết cách thực hiện, trực tiếp giải thích cho khách thể với những câu hỏi mà khách thể thấy khó hiểu.

2.1.4.2. Phương pháp phỏng vấn:

* Mục đích:

Tìm hiểu thêm về các mối quan hệ của khách thể nghiên cứu với chồng, các lý do dẫn đến những phản ứng tâm lý và các hành vi ứng xử của khách thể nghiên cứu để nghiên cứu phân tích sâu thêm về thực trạng và nguyên nhân gây ra bạo hành của chồng đối với họ. Tìm hiểu về NC cụ thể, thiết thực đối với từng trường hợp PN cụ thể để biết thực trạng và mức độ NC THVTL của PN bị BH.

*Đối tượng: Một số phụ nữ thuộc mẫu nghiên cứu.

Cách tiến hành:Tiến hành phỏng vấn ngay khi khách thể nghiên cứu vừa kết thúc trả lời bằng bảng hỏi, trong vòng 10 phút, có ghi chép lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.3. Phương pháp thống kê toán học:

* Mục đích: Thống kê các mức biểu hiện của hành vi bạo lực của người chồng, tần số các lựa chọn về những suy nghĩ, phản ứng khi bị chồng bạo hành. Mức độ nhu cầu sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của phụ nữ bị bạo hành. Sử dụng kiểm nghiệm thống kê để định tính và định lượng số liệu, khẳng định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành (Trang 55)