Khái niệm người chồng bạo hành

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành (Trang 37)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.5. Khái niệm người chồng bạo hành

Người chồng bạo hành là người thường sử dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực và duy trì những biện pháp dụ dỗ hoặc ép buộc khác để bảo đảm rằng vợ anh ta sẽ hành xử theo cách anh ta mong muốn”

36

(Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 tại khoản 1 Điều 2)

Người chồng có các hành vi bạo lực đối với vợ bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; cưỡng ép quan hệ tình dục; chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của vợ hoặc tài sản chung trong gia đình; kiểm soát thu nhập của vợ nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc vợ ra khỏi chỗ ở gia đình.

Tính cách của người chồng bạo lực theo tiếp cận tâm lý học.

Các nhà tâm lý học cho rằng người chồng bạo hành vợ có thể có những đặc điểm tâm lý như rối loạn tâm lý, ít có khả năng tự kiểm soát hành vi cá nhân, có xu hướng lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện, hoặc gặp phải các vấn đề về thể chất như “ốm đau” hay “bệnh tật”.

Có một số đặc trưng tâm lý của người chồng như thiếu quyết đoán, bốc đồng. Một số nghiên cứu còn nhận định rằng nam giới có bản chất tự tôn và luôn mong muốn khẳng định cái tôi cá nhân. Việc sự dụng hành vi bạo lực trong gia đình đối với vợ là một cách để nam giới khẳng định cái tôi của mình. Do đó, các nhà tâm lý học cho rằng những người nam ít có khả năng kiểm soát hành vi cá nhân thường có khuynh hướng gây ra bạo lực cao hơn so với những người có khả năng kiểm soát được hành vi của mình. Theo nghiên cứu về mối liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh gia đình người gây ra bạo lực. có những đặc điểm mang tính chất tham khảo như người chồng có nghề nghiệp mang tính chất lao động giản đơn, người chồng có khó khăn về tài chính, người chồng đã từng chứng kiến bạo hành gia đình từ khi còn nhỏ cũng sẽ có khả năng xảy ra bạo hành cao hơn ở các gia đình khác.

Theo thuyết học hỏi xã hội ( social learning theory) Lý thuyết này cho rằng cá nhân ở đây là người chồng bắt chước hành vi bạo lực từ trong gia đình. Người chồng bạo hành đã từng hứng chịu bạo hành hoặc chứng kiến sự bạo hành trong gia đình. Nếu người chồng được sinh ra trong một gia đình thường xuyên có bạo hành thì cá nhân người chồng sẽ có khuynh hướng lặp lại các hành vi bạo lực đó khi trưởng thành.

37

Dựa trên lý thuyết học hỏi xã hội, Browne & Herbert (1998) thừa nhận tầm quan trọng của các yếu tố nội tại của con người như suy nghĩ và cảm xúc như là các tác nhân dẫn đến hành vi bạo lực. Các tác giả đã chứng minh được hành vi bạo lực của cha mẹ có ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái, không chỉ ở trong gia đình mà còn ở ngoài xã hội. Nghiên cứu (trên) tại Mỹ cho thấy, cứ 5 nam giới có hành vi bạo lực gia đình thì có 4 người đã từng chứng kiến bạo lực của cha mẹ anh ta hoặc chính anh ta bị bạo hành từ khi còn nhỏ. Thuyết này góp phần lý giải tại sao trẻ em sống trong gia đình có nhiều bạo lực sẽ có xu hướng sử dụng những hành vi bạo lực.

Theo tiếp cận xã hội học: các nhà nghiên cứu xã hội cho rằng hoàn cảnh xã hội là yếu tố khách quan dẫn đến việc cá nhân người chồng có các hành vi bạo lực đối với vợ. Một trong các lý t huyết được vận dụng nhiều nhất là lý thuyết căng thẳng xã hội ( social stress theory) cho rằng sự căng thẳng trong cuộc sống có thể khiến cá nhân có hành vi bạo hành đối với người thân trong gia đình. Sự căng thẳng xã hội nảy sinh khi cá nhân người chồng không có đủ các nguồn lực về tâm lý, xã hội, kinh tế để đáp ứng sự kỳ vọng của bạn bè, người thân, đồng nghiệp và chính bản thân họ. Ví dụ, không được thăng tiến trong công việc, hạ bậc lương, ly hôn, ngoại tình, chuyển nơi làm việc, thất nghiệp, gặp rắc rối với đồng nghiệp, và thậm chí lạm phát giá cả. [14, tr 43-52]

Ngoài ra, cuộc sống gia đình cũng dẫn đến những căng thẳng, ví dụ sinh con, gia tăng chi phí nuôi con. Cá nhân người chồng không chỉ sử dụng bạo lực như là một cách thức đương đầu với sự căng thẳng xã hội mà họ đang phải hứng chịu mà còn xem đó là cách giải quyết những xung đột trong đời sống cá nhân.

Theo lý thuyết văn hóa ( cultural theory) xem xét bạo lực của người chồng trong gia đình như một tiểu văn hóa đặt trong bối cảnh văn hóa của xã hội rộng lớn hơn. Khi cá nhân người chồng bạo lực có xu hướng thỏa hiệp các hành vi bạo lực ngoài xã hội thì trong gia đình họ cũng có xu hướng chấp nhận sử dụng bạo lực với các thành viên khác. ( 1997) Sự chấp nhận mặc định đó đã cho phép người chồng sử dụng hành vi bạo lực để giải quyết xung đột trong gia đình. Thuyết này cũng cho thấy đàn ông sử dụng bạo lực để kiểm soát phụ nữ.

Lý thuyết nguồn lực ( resource theory) giải thích bản chất của bạo lực của người chồng từ góc độ nguồn lực của con người. Người đàn ông có nguồn lực xã hội hạn chế ví dụ

38

trình độ học vấn thấp, uy tín xã hội thấp hoặc không có, khả năng tài chính yếu kém thì khi trở thành người chủ gia đình, người đó dễ có xu hướng gây ra hành vi bạo lực gia đình.

Theo một các nghiên cứu của các nhà xã hội học họ cho rằng bạo lực nam giới không phải là tự nhiên, có nguyên nhân quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Một số nghiên cứu về mặt sinh học cho thấy có sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ về tính khí, các bé trai có mức độ cao hơn về việc thiếu kiểm soát xung đột, ADHD và những đặc điểm khác như sự tìm kiếm cảm giác, khả năng phản xạ và sự nóng nảy, những đặc điểm có thể như những điều kiện dẫn đến việc gây gổ. Phần lớn hành vi bạo lực của các em trai được giải thích dựa trên nhân tố về môi trường và xã hội trong suốt quãng thời thơ ấu hoặc thời gian là vị thành niên. Những cậu bé chứng kiến cảnh bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực có khả năng trở thành người bạo lực. ( từ bạo lực đến chung sống hòa bình – 11- 13)

Theo tiếp cận nữ quyền, các nhà nữ quyền vận dụng khái niệm chế độ gia trưởng để giải thích, người chồng sử dụng hành vi bạo hành với vợ là một cách thể hiện quyền gia trưởng và khẳng định vị trí thống trị của mình. Người vợ nếu chống lại ý muốn của chồng thì họ rất dễ có thể trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình (33)

Hiện nay, nhiều xã hội được xây dựng trên cơ sở hệ thống mà ở đó người đàn ông có nhiều quyền lực về tài chính và chính trị hơn phụ nữ. Những xã hội này được gọi là “xã hội gia trưởng”. Trong xã hội này, người đàn ông giữ vị trí thống trị về chính trị, kinh tế và được xem là người đứng đầu, đại diện cho gia đình. Sức mạnh của nam giới được củng cố bởi niềm tin rằng người đàn ông luôn mạnh mẽ và có khả năng lãnh đạo hơn là phụ nữ. Điều này đã dẫn đến sự tiếp cận không bình đẳng của phụ nữ đối với giáo dục, đào tạo các kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp và các nguồn lực tài chính từ đó tiếp tục duy trì thậm chí củng cố mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ. Mục đích của bạo lực gia đình là phát triển, củng cố quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác.

Một phần của tài liệu nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ đang sống cùng chồng bạo hành (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)