Dựa trên các tài liệu của Winrock như MacDicken, K. G. 1997, Winrock Carbon Methods Manual; Revised IPCC (1996), Timothy Pearson, Sandra Brown (2005).
Viên Ngọc Nam (2012) đã đề xuất phương pháp xác định giá trị hấp thu carbonic của rừng để áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng, mục đích của đề xuất này là cung cấp phương pháp để ước lượng tính trữ lượng carbon áp dụng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng và tham gia các dự án có liên quan đến carbon trong điều kiện ở Việt Nam. Phương pháp được đề xuất để ước tính đến bể carbon là cây sống thông qua sinh khối của cây. Các hướng dẫn gồm phương pháp, các công cụ, kĩ thuật, thủ tục và các giá trị mặc định cho các đo đạc và ước tính trữ lượng carbon và thay đổi carbon theo thời gian [15].
Các bước tiến hành trong xác định carbon để tính toán giá trị carbon của cây rừng như sau: Xác định vùng dự án phân cấp (diện tích) quyết định bể carbon đo đếm xác định kiểu, số lượng, kích thước và hình dạng ô đo đếm xác định dung lượng ô đo đếm. (Timothy Person, Sandra Brown, 2005) [47].
Việc phát triển phương trình sinh khối là vấn đề quan trọng trong việc tính toán lượng hấp thụ CO2 của cây rừng trên cũng như dưới mặt đất. Đối với rừng trồng hay rừng tự nhiên thuần loại thì vấn đề xây dựng các phương trình tương quan có phần đơn giản hơn rừng tự nhiên nhiều loài. Để việc tính toán khả năng hấp thụ CO2 của cây rừng ở từng nơi được chính xác cần xây dựng các phương trình tương quan cho từng loài cây của địa phương. Trong trường hợp chưa có xây dựng phương trình của địa phương thì có thể sự dụng một số phương trình tổng quát đã được một số tác giả xây dựng. Tuy nhiên việc sử dụng cũng cần có nhiều cân nhắc để việc tính toán có được độ tin cậy cao.
Hiện nay, có 2 phương pháp được sử dụng để xây dựng phương trình sinh khối bao gồm các bước sau:
Phương pháp I.
Bước 1: Chọn loài cây chiếm ưu thế dựa vào chỉ số quan trọng IVI > 5% đối với rừng tự nhiên.
Bước 2: Chọn khoảng 30 cây ngẫu nhiên đại diện đầy đủ các cỡ đường kính hiện có hoặc dự kiến thành một chuỗi đường kính từ nhỏ đến lớn.
Bước 3: Tiến hành đo lường đường kính ngang ngực (D1,3) và chiều cao của mỗi cây. Bước 4: Chặt các cây đã chọn xuống mặt đất. Cắt cây theo kích thước phù hợp (1
-2 m) để cân khối lượng tươi của cây và đo thể tích từng đoạn.
Bước 5: Cân và lấy các mẫu tươi của từng bộ phận của cây đem về phòng thí nghiệm để phân tích tính tỉ lệ khô/tươi và phân tích carbon.
Bước 6: Sau khi có kết quả tỉ lệ khô/tươi theo từng bộ phâ (thân, cành, lá, rễ) thì tính được tổng khối lượng của từng cây.
Bước 7: Xây dựng phương trình sinh khối tươi, khô, carbon hay CO2 với D1,3. Khi sử dụng các phương trình về sinh khối cần chú ý đến giới hạn về đường kính lớn nhất để phương trình đạt được độ chính xác.
Phương pháp II. Trong trường hợp không thể chặt hạ số lượng cây lớn (>30 cây) và kinh phí không cho phép thì sử dụng phương pháp tính sinh khối cây trung bình theo cấp kính. Mặc dù phương pháp này không chính xác bằng phương páhp tính cho từng loài.
Bước 1. Sử dụng số liệu về đưởng kính (D1,3) đo được để xây dựng bảng tần số cây theo cấp kính, khoảng cách giữa các cấp càng nhỏ thì sai số càng nhỏ.
Bước 2: Xác định cây trung bình gần với cây có đường kính trung bình của mỗi cáp trong rừng trồng hay rừng tự nhiên.
Bước 3: Hạ cây trung bình của từng cấp đã chọn và tính khối lượng khô theo như phương pháp I.
Bước 4: Tính tổng khối lượng khô của tất cả các cây trong mỗi cấp kính rồi cộng lại. Sau khi xây dựng phương trình tính sinh khối cho khu vực nghiên cứu, để tính lượng carbon tích lũy thì các dự án thường tính toán lượng carbon thông qua hệ số chuyển đổi sinh khối khô là 0,47 (IPCC, 2006).
Lượng carbon = Sinh khối*0,47
Trong trường hợp tỉ lệ carbon/sinh khối đã tính thì sử dụng sẽ chính xác hơn. Tổng lượng carbon tích lũy của cây là tổng lượng carbon của các bộ phân thân, cành, lá. Từ carbon tích lũy tính được lượng CO2 tương đương mà cây hấp thu như sau:
Xác định lượng CO2= Lượng C tích tụ*44/12 hay CO2 = 3,67*C. Hay một tấn C tương ứng với 3,67 tấn CO2
khả năng hấp thụ CO2 của rừng dựa trên giá CO2 của thị truờng.