Tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn tự nhiên tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Trong quá trình nghiên cứu ước lượng sinh khối, nhiều tác giả đã sử dụng đường kính và chiều cao là biến độc lập và thiết lập các phương trình chung hoặc phương trình sinh khối cho từng loài cụ thể của RNM (Komiyama và cs (2000) [39], Ong và cs (2004) [46], Suzuki và Tagawa (1983) [49], Tamai và cs (1986) [51]. Tuy nhiên tỉ trọng gỗ của các loài cây ngập mặn có sự khác biệt với nhau giữa các loài. Vì vậy, để có được số liệu sinh khối các khu rừng tự nhiên hỗn giao nhiều loài cần thiết phải xác định giá trị tỉ trọng gỗ các loài. Việc sử dụng yếu tố tỉ trọng gỗ tham gia vào phương trình tính khối như một biến độc lập đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện. (Brown và cs, 1989; Ketterring và cs, 2001; Komiyama và cs, 2002….) [38], [40].

Như vậy, đối với rừng tự nhiên hỗn giao nhiều loài, ngoài nhân tố chiều cao, đường kính được sử dụng để xây dựng phương trình tính sinh khối thì yếu tố tỉ trọng cũng được coi là một nhân tố quan trọng để việc lượng sinh khối có độ chính xác cao hơn.

Trong quá trình đo đếm, điều tra các nhân tố trong các ô đo đếm thuộc khu vực nghiên cứu, 10 loài cây phổ biến đã được đề tài xác định tỉ trọng gỗ gồm: Đước đôi, Mắm trắng, Cóc trắng, Dà quánh, Mắm biển, Mắm đen, Bần trắng, Dà vôi, Quao nước, Giá.

Bảng 3.4. Tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu tại RNM tự nhiên Cần Giờ Stt Loài Tỉ trọng gỗ (g/cm3 ) 1 Quao nước 0,372 2 Bần trắng 0,537 3 Giá 0,553 4 Mắm đen 0,655 5 Mắm trắng 0,658 6 Mắm biển 0,712 7 Đước đôi 0,806 8 Dà quánh 0,838 9 Dà vôi 0,900 10 Cóc trắng 0,904 Trung bình 0,694 ± 0,055

Kết quả ở bảng 3.4 và các đường biểu diễn thanh sai số của hình 3.1 cho thấy tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu có sự khác biệt giữa các loài.

Tỉ trọng gỗ trung bình các loài trong khu vực nghiên cứu là 0,694 ± 0,055 g/cm3.

Hình 3.1. Tỉ trọng gỗ các loài nghiên cứu tại RNM tự nhiên Cần Giờ

So sánh giá trị tỉ trọng gỗ trung bình với các loài phổ biến của rừng ngặp mặn tự nhiên Cần Giờ đã được xác định (0,694 ± 0,055 g/cm3) với giá trị tỉ trọng gỗ trung bình của một số RNM khác trên thế giới của các tác giả khác, kết quả cho thấy, tỉ trọng

0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 g/cm 3 Loài Tỉ trọng …

gỗ trung bình của rừng hỗn giao tại Sepunggur (0,60 kg/dm3), dao động trong khoảng từ 0,35 đến 0,91 kg/dm3

, (Kettering và cs, 2001) [38]; tỉ trọng gỗ trung bình của rừng Amazon (0,67 ± 0,09 kg/dm3), dao động trong khoảng từ 0,52 đến 0,80 kg/dm3

(Brown và cs, 1995) [23]; trong khi đó Brown và Lugo (1984) [25] đã báo cáo giá trị tỉ trọng gỗ là 0,62 kg/dm3 cho các khu rừng nhiệt đới và Uhl và cs (1988) dùng giá trị 0,71 kg/dm3 cho 30 loài cây phổ biến ở Paragominas, bang Para, Brazil. Đối với rừng tại châu Á, Brown (1997) đề nghị giá trị tỉ trọng gỗ là 0,57 kg/dm3

cho 438 loài [24]. Như vậy, đối với mỗi loại rừng khác nhau, tỉ trọng gỗ trung bình cho các loài là khác nhau. So sánh tỉ trọng gỗ ở RNM tự nhiên Cần Giờ có sự sai khác với các giá trị tỉ trọng gỗ đã được báo cáo ở các khu vực khác trên thế giới. Cụ thể như sau: tỉ trọng gỗ trung bình ở RNM Cần Giờ cao hơn tại Sepunggur, rừng Amazon, và giá trị trung bình cho RNM ở Châu Á, thấp hơn so với giá trị trung bình ở Paragominas, Brazil.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tỉ trọng gỗ và sinh khối cây rừng. Tỉ trọng gỗ được xem như một biến trong phương trình tính sinh khối đặc biệt đối với các khu rừng tự nhiên nhiều loài. (Kettering, 2001; Brown, 1997; Uhl và cs, 1988….)

Tỉ trọng gỗ là yếu tố phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tự nhiên, khu vực nghiên cứu, tổ thành loài…. Vì vậy, đề tài sẽ sử dụng giá trị tỉ trọng gỗ trung bình đã được tính từ chính các loài cây RNM phổ biến ở RNM Cần Giờ là: 0,694 ± 0,055 g/cm3 để xây dựng phương trình tính sinh khối cho RNM tự nhiên Cần Giờ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn tự nhiên tại khu dự trữ sinh quyển cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)