Việc xác định sinh khối cây trực tiếp là vấn đề khá phức tạp và tốn kém. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa sinh khối cây và các nhân tố điều tra dễ đo đếm. Các nhân tố này có thể là chiều cao vút ngọn của cây, đường kính ngang ngực hay tỉ trọng gỗ, từ các giá trị đo đếm các nhân tố này có thể tính toán được lượng sinh khối mà cây rừng tích tụ. Như vậy, việc thiết lập mối quan hệ giữa sinh khối và các nhân tố này sẽ giúp cho việc tính toán sinh khối rừng trở nên dễ dàng hơn.
Kết quả bảng 3.8 cho thấy hệ số tương quan giữa sinh khối cây trên mặt đất (AGB) lần lượt với 2 nhân tố Hvn và D1,3. Giữa AGB và Hvn có hệ số tương quan là 0,9418, giữa AGB và D1,3 là 0,9868. Điều đó cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa hai nhân tố D1,3 và Hvn với AGB và tương quan giữa AGB và D1,3 chặt chẽ hơn so với Hvn. Vì vậy, việc xây dựng mối tương quan AGB – D1,3 là cần thiết và có ý nghĩa trong quan hệ giữa sinh khối và đường kính. Từ đó, dựa vào các kết quả đo đếm đường kính có thể ước lượng được sinh khối cây.
Bảng 3.8. Hệ số tương quan giữa AGB với chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3)
D1,3 Hvn AGB
D1,3 0,99
Hvn 0,94
AGB 0,99 0,94
Từ các số liệu về đường kính được đo đếm và sinh khối cây cá thể được tính toán, các phương trình phù hợp nhất để thể hiện mối tương quan lần lượt được xác định như kết quả bảng 3.9.
Bảng 3.9.Phương trình tương quan giữa AGB và D1,3
Stt Phương trình tương quan R2 % P SEE MAE SSR
1 AGB = exp(-2,795 + 2,68*ln(D)) 97,38 0 0,21 0,18 2,31 2 AGB = exp(-1,868 + 1,614*sqrt(D)) 96,17 0 0,25 0,20 3,37 3 AGB = (-2,377 + 0,8054*D)2 96,14 0 0,89 0,67 40,89 4 AGB = (2,203 + 0,02904*D2)2 95,36 0 0,97 0,74 49,24
Các phương trình được lựa chọn đều có giá trị P = 0 (< 0,05), điều đó cho thấy có một mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa AGB và D1,3 ở mức độ tin cậy 95 %. Hệ số tương quan (R2) trong các phương trình trong khoảng từ 95,36 % đến 97,38 %, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các AGB và D1,3, Hình 3.2.
Hình 3.2. AGB tính theo các phương trình (1), (2), (3), (4)
Trong đó hệ số tương quan của phương trình (1) là cao nhất (97,38 %) và phương trình (4) là thấp nhất (95,36 %). Các giá trị sai số chuẩn (SEE), phương trình (1) là thấp nhất (0,2108) và phương trình (4) là cao nhất (0,9731). Sai số tuyệt đối trung bình (MAE) phương trình (1) cũng là thấp nhất (0,1766) và phương trình (4) là cao nhất (0,7416). Tương tự với giá trị SSR, phương trình 1 cũng có giá trị thấp nhất (2,31), phương trình 4 có giá trị cao nhất (49,24).
Như vậy căn cứ theo các tiêu chuẩn để lựa chọn một phương trình thích hợp mô tả mối quan hệ giữa 2 nhân tố AGB và D1,3 thì phương trình 1 là thích hợp nhất. Với hệ số R2
cao nhất, giá trị P-value = 0 và các giá trị khác (SEE, MAE, SSR) là nhỏ nhất. Sau khi sử dụng hệ số điều chỉnh CF thì dạng chính tắc của phương trình (1) có dạng như sau: AGB = exp(-2.152 + 2.493*ln(D)) 0 4 8 12 16 20 24 D 0 100 200 300 400 AGB AGB = exp(-1.499 + 1.559*sqrt(D)) 0 4 8 12 16 20 24 D 0 100 200 300 400 AGB AGB = (-1.749 + 0.8017*D)^2 0 4 8 12 16 20 24 D 0 100 200 300 400 AG B AGB = (2.586 + 0.02957*D^2)^2 0 4 8 12 16 20 24 D 0 100 200 300 400 AGB
AGB = 0,0625*D1,32,68 (3.2)
(R2= 97,38 %, Với 3,5 cm ≤ D1,3 ≤ 23,4 cm)
(AGB: Sinh khối cây trên mặt đất và D1,3: Đường kính thân)
3.3.4. Xây dựng phương trình tính sinh khối cho các loài nghiên cứu tại rừng ngập mặn tự nhiên Cần Giờ