Hiện nay, giá trị carbon thương mại ở Việt Nam vẫn chưa được thể chế hóa, tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn tiến hành ước tính giá trị kinh tế đạt được từ khả năng tích lũy CO2 theo giá hiện nay trên thế giới. Việc này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng lưu trữ CO2 của rừng để thẩm định tiềm năng, vai trò của RNM tự nhiên trong bảo vệ môi trường và lượng giá dịch vụ môi trường rừng, ước lượng và đánh giá năng lực hấp thu CO2 sẽ làm cơ sở cho việc phát triển chính sách, cũng như tham gia vào các dự án, thị trường CO2hay chương trình REDD trong nước và trên thế giới.
Theo giá carbon của thị trường Châu Âu tháng 18/9/2014 là 5,97 Euro/tấn (theo sendeco2.com [53]). Như vậy, 1 tấn CO2 sẽ được lượng giá thành tiền Việt Nam là 163.400,4522 VNĐ/tấn, tương ứng với tỉ giá Euro ngày 18/09/2014 là 1 Euro = 27.370,26 VNĐ. Căn cứ vào tổng lượng CO2 hấp thụ của rừng tự nhiên Cần Giờ tính được giá trị thương mại cho khả năng hấp thụ CO2 của khu vực nghiên cứu.
Theo tính toán, lượng sinh khối khu vực nghiên cứu là trung bình là 34,49 tấn/ha, lượng carbon tích tụ là 15,19 tấn/ha và lượng CO2 hấp thu là 55,69 tấn/ha.
Giá trị CO2 thương mại = Lượng CO2 (tấn/ha) x đơn giá (USD/tấn CO2) = 55,69 (tấn/ha) x 5,97 Euro/tấn
= 332,47 Euro/ha x 27.370,26 = 9.099.771,18VNĐ/ha
Ngoài giá trị thương mại do lượng CO2 được hấp thụ bởi khu rừng, rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều giá trị khác về gỗ cũng như lâm sản ngoài gỗ, các giá trị về du lịch, nghiên cứu. Nếu được chi trả phí dịch vụ môi trường – khả năng tích lũy carbon hoặc năng lực hấp thụ CO2 – kết hợp với các giá trị khác thì rừng ngập mặn là một nguồn lợi về kinh tế có ý nghĩa với người quản lý, bảo vệ rừng và người dân nơi đây.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Đề tài đã xác định được tỉ trọng gỗ của 10 loài thực vật của rừng ngập mặn tự nhiên Cần Giờ để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, nghiên cứu trên 30 ô đo đếm và xây dựng được phương trình sinh khối chung cho nhiều loài ở rừng ngập mặn tự nhiên Cần Giờ, phương trình này có thể sử dụng để xác định sinh khối cho rừng tự nhiên gồm nhiều loài với hai biến độc lập là đường kính và tỉ trọng gỗ. Đề tài cũng đã xây dựng được phương trình tương quan giữa carbon quần thể với tiết diện ngang để điều tra nhanh lượng carbon tích lũy của lâm phần giúp cộng đồng tham gia giám sát, báo cáo, đánh giá và lượng giá CO2 của khu rừng đang quản lý. Từ phương trình sinh khối chung cho rừng ngập mặn tự nhiên, đề tài đã xác định được các hệ số chuyển đổi để tính sinh khối và lượng carbon tích tụ riêng cho một số loài.
Đề tài cũng đã tính toán và xác định được lượng CO2 rừng ngập mặn tự nhiên Cần Giờ hấp thụ theo hecta để cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.
II. KIẾN NGHỊ
- Tiến hành xác định tỉ trọng gỗ thêm nhiều loài khác của rừng ngập mặn tự nhiên Cần Giờ, để có số liệu phù hợp khi xây dựng phương trình sinh khối.
- Tiến hành thực hiện xây dựng phương trình sinh khối chung cho rừng ngập mặn tự nhiên bằng phương pháp chặt hạ cây và đo đếm trực tiếp để các phương trình sinh khối có độ chính xác cao hơn. Sau đó so sánh mức chênh lệch để thấy được hiệu quả của hai phương pháp đề tài đã thực hiện và phương pháp chặt hạ trực tiếp cây cá thể xác định sinh khối, từ đó làm cơ sở cho việc chọn lựa phương pháp nghiên cứu thích hợp đối với các mục đích khác nhau trong các nghiên cứu tiếp theo.
- Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu sinh khối cho rừng ngập mặn tự nhiên cho khu vực trên các tiểu khu khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phạm Ngọc Bình (2013), Nghiên cứu lượng carbon tích tụ ở rừng tự nhiên của tiểu khu 433 trong phân khu Phục hồi sinh thái III, của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
2. Đỗ Hoàng Chung, Trần Quốc Hưng, Trần Đức Thiện (2010), Đánh giá nhanh lượng tích lũy carbon trên mặt đất của một số trạng thái thảm thực vật xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (11), tr. 38 – 42.
3. Trần Bình Đà, Lê Quốc Doanh (2009), Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của một số phương thức nông lâm kết hợp tại vùng đệm VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (7), tr 93 – 98.
4. Trần Văn Đạt, Viên Ngọc Nam (2010), Rừng ngập mặn ở Việt Nam, tuyển tập: Vài suy nghĩ về phát triển Nông nghiệp Viêt Nam trong thế kỉ 21, tr.333 – 346, Nxb Nông Nghiệp.
5. Nguyễn Thị Hoài (2012), Định lượng carbon tích tụ của rừng tự nhiên hỗn giao tại tiểu khu 128 ở Vườn Quốc gia Bidoup núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
6. Viên Ngọc Nam (2000), Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng Mấm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 86 tr.
7. Viên Ngọc Nam, Huỳnh Đức Hoàn, Cao Huy Bình, Phan Văn Trung, Phạm Văn Quy, Bùi Nguyễn Thế Kiệt (2009), Nghiên cứu sinh khối Dà Quánh (Ceriops zippeliana Blume) và Cóc trắng (Lumnitzera racemosa
nghiệm thu, Sở Khoa học và Công nghệ - trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 100 trang.
8. Viên Ngọc Nam, Nguyễn Thị Hà (2009), Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo lai (Acacia auriculiformis x A. mangium) trồng tại quận 9, Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp (1), tr. 105 –110.
9. Viên Ngọc Nam, Tôn Thiện An (2010), Khả năng tích tụ carbon của rừng Thông ba lá (Pinus kesiyaroyle ex Gordon) tự nhiên ở tỉnh Lâm Đồng,
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (8), tr. 78 – 83.
10. Viên Ngọc Nam, Lâm Khải Thạnh (2010), So sánh khả năng hấp thụ CO2
của rừng đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) 28 – 32 tuổi ở Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Tuyển tập hội thảo quốc gia về Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tr. 38 – 43.
11. Viên Ngọc Nam (2011), Nghiên cứu tích tụ carbon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng ở Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (18), tr. 78 -83.
12. Viên Ngọc Nam (2011), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd) trồng ở Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2+3/2011), tr. 162-166.
13. Viên Ngọc Nam, Trần Thị Nguyên Thảo (2011), Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon trong đất của rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí Rừng và Môi trường (44 + 45), tr. 45- 49.
14. Viên Ngọc Nam, Nguyễn Thị Hà và Trần Quốc Khải (2012), Phương trình sinh khối và carbon các bộ phận của loài Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Rừng và Môi trường (48) I
N: 1859-1248.
15. Viên Ngọc Nam (2012), Phương pháp xác định lượng carbon tích tụ của rừng ngập mặn và rừng Tràm ở các tỉnh phía Nam, Tài liệu hội thảo tập huấn Phương pháp nghiên cứu carbon của rừng ngập mặn Cần Giờ - CIFOR, Đại học Nông Lâm, 30 trang.
16. Viên Ngọc Nam (2013), Tổng quan kết quả nghiên cứu khoa học trong 35 năm khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam bộ, Hội thảo Kết quả nghiên cứu Lâm nghiệp.
17. Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang (2008). Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (A/R CDM) ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (4), tr. 95 – 100.
18. Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung (2006), Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp – Chương Hấp Thụ Carbon, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác, 80 trang.
19. Sở Khoa học công nghệ (2010), Nghiên cứu sinh khối và carbon, Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, tỉnh Kiên Giang, tr. 2 - 6.
20. Lê Thị Kim Thoa (2012), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 trên cơ sở sinh khối của rưng Đước đôi (Rizophora apiculata Blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.
21. Phạm Thị Thu Trang (2012), Định lượng khả năng hấp thụ khí CO2 của cây thân gỗ ở một số công viên thuộc quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
22. Andersen H. ,Tara Barrett, Ken Winterberger, Jacob Strunk and Hailemariam Temesgen (2009), Estimating forest biomass on the western lowlands of
the Kenai Peninsula of Alaska using airborne lidar and field plot data in a model – assiste dsampling design,
<http://blue.for.msu.edu/meeting/proc2/Andersen_Barrett_Winterberger_Strun k_Hailemariam.pdf>..
23. Brown F., Luiz A. Martinelli, W. Wayt Thomas,Marcelo Z. Moreira, C.A. Cid Ferreira, Reynaldo A. Victoria (1995), Uncertainty in the biomass of Amazonian forests: An example from Rondonia, Brazil, Forest Ecology and Management (75), pp. 175 – 189.
24. Brown S., (1997), Estimating biomass and biomass change of tropical forests: A Primer, FAO Forestry, Urbana, Illinois, USA.
25. Brown S., Lugo A. E (1984), A New Estimate Based on Forest Volumes,
American Association for the Advancement of Science (223), pp. 1290 – 1293.
26. Chandra I. A., Seca G., Abu Hena M.K. (2011), Aboveground Biomass Production of Rhizophora apiculata Blume in Sarawak Mangrove Forest, American Journal of Agricultural and Biological Sciences 6(4), pp. 469 - 474.
27. Chave J., Andalo C., Brown S., Cairns M. A., J. Q. Chambers, D. Eamus, H. Folster, F. Fromard, N. Higuchi, T. Kira, J.-P. Lescure, B. W. Nelson, H. Ogawa, H. Puig, B. Riera,T. Yamakura (2005), Tree allometry and improved estimation of carbon stocks and blance in tropical forests,
Oecologia (145), pp. 87 – 99.
28. Daniel C. Donato, J. Boone Kauffman, Daniel Murdiyarso, Sofyan Kurnianto, Melanie tidham, & Markku Kanninen (2011), Mangroves among the most carbon-rich forests in the tropics. Nature Geoscience 4(5), pp. 293– 297.
29. Daniel M. Alongi (2002 ), Present state and future of the world’s mangrove forests, Envirinmental Conservation 29 (3), pp 331 - 349.
Management 3(3), pp. 313–322.
31. Daniel Murdiyarso, Daniel Donato, J. Boone Kauffman, Sofyan Kurnianto, Melanie Stidham, Markku Kanninen (2009), Carbon storage in mangrove and peatland ecosystems - A preliminary account from plots in Indonesia, Center for International Forestry Research (CIFOR), Bogor, Indonesia.
32. Emanuelle A. Feliciano & Shimon Wdowinski & Matthew D. Potts (2014), Assessing Mangrove Above-Ground Biomass and Structure using Terrestrial Laser Scanning: A Case Study in the Everglades National Park, Society of Wetland Scientists, DOI 10.1007/s13157-014-0558-619 33. Henrique E.M. Nascimento, William F. Laurance (2002), Total aboveground
biomass in central Amazonian rainforests alandscape – scale study,
Forest Ecology and Mangement (168), pp. 311 – 321.
34. Hirata Y.,Tabuchi R., Patanaponpaiboon P., Poungparn S., Yoneda R., Fujioka Y. (2010), Estimation of aboveground biomass in mangrove forest damaged by the major tsunami disaster in 2004 in Thailand using high resolution satellite data, International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Science, Volume XXXVIII, Part 8, pp. 643 – 646.
35. IPCC (1996), Climate Change 1995: The Science of Climate Change Contribution of Working Group I to the Second Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change [Houghton, J.T. et al (eds.)].
36. IPCC (2007), Intergovernmental Panel on Climate Change, Fourth Assessment Report, Climate Change 2007:Synthesis Report, Summary for olicymakers, IPCC Secretariat, Geneva, Switzerland.
37. J.G. Kairo, F. Tamooh, M. Huxham, B. Kirui M. Mencuccini & M. Karachi (2009), Biomass accumulation in a rehabilitated mangrove forest at Gazi Bay, Advances in Coastal Ecology People, processes and ecosystems in
Kenya, African Studies Centre African Studies Collection, Vol. 20.
38. Ketterings Q. M., Coe R., Van Noordwijk M., Ambagau Y. & Plam C. A. (2001), Reducing uncertainty in the use of allometric biomass equations for predicting above-ground tree biomass in mixed secondary forests,
Forest Ecology and Management (146), pp.199 –209.
39. Komiyama A., Havanond S., Srirawatt W., Mochida Y., Fujimoto K., Ohnishi T., Ishihara S. & Miyagi T. (2000), Top/root biomass ratio of a secondary mangrove (Ceriops tagal (Perr.) C. B. Rob.) forest, Forest Ecology and Management (139), pp. 127– 134.
40. Komiyama A., Jintana V., Sangtiean T. & Kato S. (2002), A common allometric equation for predicting stem weight of mangroves, Ecological Research (17), pp. 415–418.
41. Komiyama A., Sasitorn Poungparn, Shogo Kato (2005), Common allometric equations for estimating the tree weight of mangroves, Journal of Tropical Ecology (21), pp. 471–477.
42. Komiyama A., Jin Eong Ong, Sasitorn Poungparn (2007), Allometry, biomass, and productivity of mangrove forests: A review, Aquatic Botany (89), pp. 128–137
43. Kumar B.M, Rajesh G. and Sudheesh K.G. (2005), Aboveground biomass production and nutrient uptake of thorny bamboo [Bambusa bambos (L.) Voss] in the homegardens of Thrissur, Kerala, Journal of Tropical Agriculture 43(1-2), pp. 51 - 56.
44. Michael S. Ross, Pablo L. Ruiz, Guy J. Telesnicki, John F. Meeder (2001), Estimating above-ground biomass and production in mangrove communities of Biscayne National Park, Florida (U.S.A.), Wetlands Ecology and Management (9), pp. 27–37.
45. Nicholas R.A. Jachowski, Michelle S.Y. Quak, Daniel A. Friess, Decha Duangnamon, Edward L. Webb, Alan D. Ziegler (2013), Mangrove biomass estimation in Southwest Thailand using machine learning,
Applied Geography (45), pp. 311 – 321.
46. Ong J. E., Gong W. K. & Wong C. H. (2004), Allometry and partitioning of the mangrove, Rhizophora apiculata. Forest Ecology and Management
(188), pp. 395 – 408.
47. Pearson T. R. H., Brown S. and Ravindranath N. (2005), Integrating carbon Benefit estimates into GEF projects, United Nations Development Programme, New York, 64p.
48. Simard M., Keqi Zhang, Victor H. Rivera-Monroy, Michael S. Ross, Pablo L. Ruiz, Edward Castañeda-Moya, Robert R. Twilley, and Ernesto Rodriguez (2006), Mapping Height and Biomass of Mangrove Forests in Everglades National Park with SRTM Elevation Data, Photogrammetric Engineering & Remote Sensing, 72(3), pp. 299–311
49. Sprugel D. G. (2012), Correcting for Bias in Log – Transformed Allometric Equations, Ecological Society of America, Vol. 64 (1), pp. 209- 210. 50. Suzuki E. & Tagawa E. (1983), Biomass of a mangrove forest and a sedge
marsh on Ishigaki island, South Japan, Japanese Journal of Ecology
(33), pp. 231 – 234.
51. Tamai S., Nakasuga T., Tabuchi R. & Ogino K. (1986), Standing biomass of mangrove forests in Southern Thailand. Journal of Japanese Forest Society (68), 384–388.
Website
52. http://www.cangio.hochiminhcity.gov.vn/ 53. http://www.sendeco2.com/es/precio_co2
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Thống kê các yếu tố lâm phần
Stt Loài Ô Chu vi (cm) D1,3 (cm) G (m2) Hvn (m) V (m3) BEF 1 Bần chua 1 42,7 13,592 0,015 12 0,094 1,4 2 Bần chua 1 31,5 10,027 0,008 12 0,051 1,4 3 Mắm trắng 1 23,2 7,385 0,004 6 0,014 1,4 4 Bần chua 1 35,7 11,364 0,010 11,5 0,063 1,4 5 Bần chua 1 29,8 9,486 0,007 11 0,042 1,4 6 Mắm trắng 1 20,1 6,398 0,003 10 0,017 1,4 7 Bần chua 1 15,5 4,934 0,002 12 0,012 1,4 8 Bần chua 1 44,6 14,197 0,016 10 0,085 1,4 9 Mắm đen 1 22,5 7,162 0,004 11 0,024 1,4 10 Bần chua 1 29,1 9,263 0,007 11,5 0,042 1,4 11 Bần chua 1 26,6 8,467 0,006 12 0,036 1,4 12 Bần chua 1 29 9,231 0,007 12 0,043 1,4 13 Bần chua 1 28,2 8,976 0,006 12 0,041 1,4 14 Bần chua 1 56,5 17,985 0,025 12,5 0,171 1,4 15 Bần chua 1 16 5,093 0,002 11 0,012 1,4 16 Giá 1 17,6 5,602 0,002 9 0,012 1,4 17 Bần chua 1 40,8 12,987 0,013 10 0,072 1,4 18 Bần chua 1 31,8 10,122 0,008 10 0,043 1,4 19 Bần chua 1 22,8 7,257 0,004 11 0,025 1,4 20 Bần chua 1 29 9,231 0,007 12 0,043 1,4 21 Bần chua 1 46 14,642 0,017 12 0,109 1,4 22 Bần chua 1 34 10,823 0,009 12 0,060 1,4 23 Bần chua 1 27 8,594 0,006 11 0,034 1,4 24 Bần chua 1 17,1 5,443 0,002 8 0,010 1,4